Giáo án môn Tin học 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2008-2009

A. Mục đích, yêu cầu.

* Về kiến thức:

- Biết khái niệm hệ QTCSDL.

- Biết các chức năng của hệ QTCSDL: tạo lập CSDL, cập nhật dữ liệu, tìm kiếm, kết xuất thông tin.

- Biết được hoạt động tương tác của các thành phần trong một hệ QTCSDL.

- Biết vai trò con người khi làm việc với hệ CSDL.

- Biết các bước xây dựng CSDL.

* Về kĩ năng: Chưa đòi hỏi phải biết các thao tác cụ thể.

B. Phương pháp.

- Đàm thoại, diễn giải.

C. Chuẩn bị của GV & HS.

- GV: Giáo án, SGK, SGV, các tài liệu liên quan.

- HS: Soạn bài mới, các tài liệu liên quan.

D. Tiến trình và nội dung.

 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ. (5')

 - HS1: Nêu các tính chất của một hệ CSDL? Cho một ví dụ và giải thích về một tính chất nào đó mà em thích?

 - HS2: Sự khác nhau giữa CSDL và hệ QTCSDL? Để quản lí sách trong thư việncần những thông tin gì? Để quản lí bạn đọc cần những thông tin gì?

 - GV: Nhận xét và cho điểm.

 3. Nội dung:

5. Củng cố: (7')

 a. Vì sao hệ QTCSDL lại phải có khả năng kiểm soát và điều khiển các truy cập đến CSDL? Hãy nêu ví dụ minh họa cho giải thích?

 b. Khi làm việc với các hệ CSDL, em muốn giữ vai trò gì (người quản trị CSDL hay người lập trình ứng dụng hay người dùng)? Vì sao?

 - Gợi ý: Nếu có nhiều câu trả lời giống nhau, GV có thể đặt câu hỏi: “Tại sao em không muốn làm người QTCSDL”

 c. Hãy trình bày sơ lược về hoạt động của một hệ QTCSDL?

 - Gợi ý: Dựa vào “Sơ đồ hoạt động của CSDL”- hình3- sgk. Lưu ý: Thông tin chuyển động hai chiều: xuất phát từ người dùng đến CSDL rồi trở lại người dùng. Tuy vậy, khi xuất phát thông tin là các yêu cầu truy vấn, còn khi quay trở lại người dùng thì thông tin là kết quả truy vấn.

 6. Dặn dò: (3')

 - Học bài cũ.

 - Giải các bài tập T16-20-sgk.

E. Rút kinh nghiệm.

A. Mục đích, yêu cầu:

 Giúp cho HS củng cố kiến thức chương 1.:

B. Phương pháp: HS giải bài tập, GV hướng dẫn.

C. Chuẩn bị của GV & HS.

 - GV: Giáo án, SGK, SGV, các tài liệu liên quan.

 - HS: Học bài cũ, làm các bài tập trang 16,20-sgk.

D. Tiến trình và nội dung.

 1. Ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 Hỏi: Nêu các chức năng của hệ QTCSDL? Trong các chức năng đó, chức năng nào quan trọng nhất?

 3. Nội dung:

BT-T16-sgk.

1.1. Nêu một ứng dụng CSDL của một tổ chức mà em biết?

* Gợi ý:

- Trong CSDL đó có những thông tin gì?

- CSDL phục vụ cho đối tượng nào, về vấn đề gì?

Ví dụ: Trường ta có ứng dụng CSDL, CSDL của trường chứa thông tin về HS và phục vụ quản lí HS (điểm, thông tin về HS,.).

- Thông tin về HS là những thông tin gì?

- Để quản lí điểm có cần lưu tên môn học không?

1.2. Hãy phân biệt CSDL với hệ QTCSDL?

Trong câu hỏi phải thể hiện rõ hai điểm:

- CSDL là tập hợp các dữ liệu có liên quan với nhau được lưu trữ ở thiết bị nhớ của máy tính.

- Hệ QTCSDL là các chương trình phục vụ tạo lập, cập nhật và khai thác CSDL.

1.3. Giả sử phải xây dựng một CSDL để quản lí mượn/trả sách ở thư viện, theo em cần phải lưu trữ những thông tin gì? Hãy cho biết những việc phải làm để đáp ứng nhu cầu quản lí của người thủ thư?

Gợi ý:

- Để quản lí sách cần những thông tin gì?

- Để quản lí người mượn cần những thông tin gì?

- Để biết những ai đang mượn sách và những sách nào đang mượn, cần những thông tin gì?

- Để phục vụ một bạn đọc:

+ Người thủ thư có cần kiểm tra để biết người đó có phải là bạn đọc của thư viện hay không?

+ Có tra cứu xem sách mà bạn đọc cần có còn hay không?

+ Có phải vào sổ trước khi đưa sách cho bạn đọc không?

+ .

 

doc82 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Tin học 12 - Chương trình cả năm - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 End để chuyển tới trường cuối cùng của bản ghi cuối cùng.
E. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:19/10/2008	Tiết 16.
KIỂM TRA THỰC HÀNH MỘT TIẾT
A. Mục tiêu: Nhằm đánh giá kỹ năng thực hành: 
	- Tạo bảng, chỉnh sửa cấu trúc bảng.
	- Các thao tác trên bảng: cập nhật dữ liệu, sắp xếp, lọc dữ liệu, tìm kiếm thông tin.
B. Mục đích, yêu cầu của đề.
	Yêu cầu HS:
	- Tạo cấu trúc bảng.
	- Chỉnh sửa cấu trúc bảng.
	- Sắp xếp dữ liệu.
	- Lọc dữ liệu, tìm kiếm thông tin.
C. Đề bài:
Câu 1: Hãy tạo CSDL với tên KETQUAHOCTAP. Trong CSDL này, hãy tạo ba bảng có cấu trúc như sau:
Bảng BANGDIEM
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Mô tả
SoTT
Number
Số thứ tự
Ma_hs
Text
Mã học sinh
Ma_mh
Text
Mã môn học
Ngay_ktra
Data/Time
Ngày kiểm tra
Diem
Number
Điểm 
Bảng MONHOC
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Mô tả
Ma_mh
Text
Mã môn học
Ten_mh
Text
Tên môn học
Bảng HOSO
Tên trường
Kiểu dữ liệu
Mô tả
Ma_hs
Text
Mã học sinh
Hodem
Text
Họ đệm
Ten
Text
Tên
Phai
Yes/No
Phái
Ngay_sinh
Data/Time
Ngày sinh
Diachi
Text
Địa chỉ
Câu 2: Hãy chỉ định khóa chính cho các bảng trên?
Câu 3: Nhập dữ liệu cho các bảng trên theo mẫu sau:
Bảng MONHOC
Ma_mh
Ten_mh
TNC1
Toán nâng cao tập 1
TNC2
Toán nâng cao tập 2
VCB1
Văn cơ bản tập 1
VCB2
Văn cơ bản tập 2
ACB
Anh cơ bản
Bảng HOSO
Ma_hs
Hodem
Ten
Phai
Ngay_sinh
Diachi
A001
Hồ Thị Quỳnh
Như
Nữ
10/02/1990
Đức Chánh
A002
Trần Như
An
Nam
20/10/1991
Đức Thắng
B003
Cao Thị
Thấp
Nữ
20/11/1990
Đức Nhuận
B004
Bùi Thị
Dẽo
Nữ
14/02/1990
Đức Lợi
A005
Nguyễn Lê Khánh
Quỳnh
Nam
10/05/1990
Đức Hiệp
Bảng BANGDIEM
SoTT
Ma_hs
Ma_mh
Ngay_ktra
Diem
1
A001
TNC1
07/09/2008
7
2
A002
TNC1
08/09/2008
6
3
B003
VCB1
12/09/2008
8
4
A002
VCB1
15/09/2008
9
5
B004
ACB
20/09/2008
8
6
A005
ACB
21/09/2008
5
7
A005
TNC1
25/09/2008
7
8
A001
ACB
05/10/2008
5
9
B003
VCB1
06/10/2008
6
10
A005
VCB1
10/10/2008
5
Câu 4: Tìm tất cả các HS nữ sinh sinh năm 1991.
D. Hướng dẫn chấm và đáp án:
Câu1: (3 điểm)Tạo được cấu trúc mỗi bảng được 1 điểm. Đặt tên đúng theo yêu cầu 1 điểm
Câu2: (3 điểm) Chỉ định được và đúng khóa chính mỗi bảng được 1 điểm
Câu3: (3 điểm) Nhập đúng và đủ dữ liệu cho từng bảng được 1 điểm
Câu4: (1 điểm) Lọc đúng được 1 điểm
Ngày soạn:20/10/2008	Tiết 17.
§6. BIỂU MẪU
A. Mục đích, yêu cầu.
	* Về kiến thức: Làm cho HS nắm được các lệnh & thao tác cơ sở sau:
	- Cập nhật CSDL.
	- Sắp xếp dữ liệu.
	- Tìm kiếm và lọc dữ liệu.
	- Định dạng và in dữ liệu.
	* Về kĩ năng:
	- Biết mở bảng ở chế độ trang dữ liệu.
	- Biết cập nhật dữ liệu vào các bảng.
	- Biết dùng nút lệnh để sắp xếp các bản ghi theo một trường.
	- Biết dùng các nút lọc trên thanh công cụ để lọc dữ liệu trích ra một số bản ghi thỏa mãn một số điều kiện nào đó.
	- Biết sử dụng chức năng tìm kiếm và thay thế đơn giản.
B. Phương pháp: Trực quan, diễn giải, đàm thoại.
C. Chuẩn bị:
	* GV: Máy tính, giáo án, Projector.
	* HS: Học bài cũ, đọc trước §5 ở nhà.
D. Hoạt động của GV & HS.
	1. Ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Nội dung: 
Nội dung
Hoạt động của GV & HS
T/g
1. Khái niệm:
* Biểu mẫu là một loại đối tượng trong CSDL Access được thiết kế để:
- Hiển thị dữ liệu bảng dưới dạng thuận tiện để xem, nhập và sửa dữ liệu.
- Thực hiện các thao tác thông qua các nút lệnh (do người thiết kế tạo ra.
Trong đó chức năng hiển thị và nhập dữ liệu được sử dụng nhiều hơn cả.
* Để làm việc với biểu mẫu, trong cửa sổ CSDL, chọn đối tượng Forms.
GV: Cho HS đọc phần 1/T50-sgk, và nêu:
- Khái niệm biểu mẫu.
- Các chức năng của biểu mẫu.
HSTL.
GV: Chốt lại
7'
2. Tạo biểu mẫu mới:
* Để tạo biểu mẫu mới:
- Nháy đúp vào Create form in Design View nếu tự thiết kế biểu mẫu.
- Hoặc: Nháy đúp Create form by using Wizard nếu dùng thuật để tạo biểu mẫu.
- Hoặc cũng có thể kết hợp cả việc dùng thuật sĩ và tự thiết kế để tạo biểu mẫu.
GV: Trình bày cách tạo biểu mẫu mới trên Access.
HS: Quan sát.
20'
Tạo biểu mẫu dùng thuật sĩ.
 Nháy đúp vào Create form by using Wizard.
‚ Trong hộp thoại Form Wizard, chọn bảng hoặc mẫu hỏi tại mục Tables/Queries. Nháy nút để chuyển tất cả các trường từ hộp danh sách Available Fields sang hộp danh sách Selected Fields hoặc chọn từng trường cần đưa vào biểu mẫu rồi nháy nút . Nháy Next.
ƒ Trong các màn hình tiếp theo chọn dạng và kiểu cho biểu mẫu.
„ Gõ tên biểu mẫu. Có thể chọn Open the form to view or enter information để xem hoặc nhập dữ liệu hoặc chọn Modify the form's design để sửa đổi thiết kế biểu mẫu. Cuối cùng nháy nút để hoàn thành.
GV: Hướng dẫn HS tạo biểu mẫu dùng thuật sĩ.
HS: Mở CSDL1 và tạo biểu mẫu cho bảng BANGDIEM, rồi tự thực hiện theo các bước trong sách giáo khoa.
3). Các chế độ làm việc với biểu mẫu.
Có hai chế độ thường dùng:
a). Chế độ biểu mẫu:
Để xem/nhập dữ liệu trong dạng biểu mẫu:
 Chọn biểu mẫu trong danh sách ở trang biểu mẫu.
‚ Nháy đúp chuột lên tên biểu mẫu hoặc nháy nút .
b).Chế độ thiết kế: trong chế độ thiết kế, ta có thể thiết kế mới, xem hay sửa đổi thiết kế cũ của biểu mẫu.
Để xem hay sửa đổi thiết kế cũ, chọn biểu mẫu trong danh sách của trang biểu mẫu rồi nháy nút . Trong chế độ này có thể chỉnh sửa trình bày của biểu mẫu.
GV: Trong chế độ biểu mẫu, thường chọn biểu mẫu hiển thị từng bản ghi của bảng tương ứng.
Có thể chuyển qua lại giữa các bản ghi, thêm bản ghi mới, thay đổi dữ liệu, xóa bản ghi. Ta có thể dùng các phím mũi tên, phím Tab, Home, End, thanh di chuyển và các lệnh khác như tìm kiếm Find, thay thế Replace. Chức năng tự động lưu cũng giống như khi làm việc trực tiếp với bảng.
- Sau khi giới thiệu các chế độ làm việc với biểu mẫu, giáo viên tiến hành thực hiện trên máy tính để HS quan sát.
HS: Quan sát và tự thực hiện.
10'
	3. Củng cố: (3')
	- Các bước tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ.
	- Hai chế độ làm việc của biểu mẫu.
E. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:27/10/2008	Tiết 18,19.
Thực hành 4. TẠO BIỂU MẪU ĐƠN GIẢN
A. Mục đích, yêu cầu.
* Về kiến thức: Củng cố cho HS những kiến thức về cách tạo biểu mẫu để nhập dữ liệu, kết xuất thông tin.
* Về kĩ năng: 
- Biết tạo biểu mẫu đơn giản (bằng cách dùng thuật sĩ sau đó chỉnh sửa thêm trong chế độ thiết kế)
- Biết dùng biểu mẫu để nhập dữ liệu và chỉnh sửa dữ liệu đã nhập trong bảng.
- Dùng biểu mẫu để cập nhật và tìm kiếm thông tin.
- Sử dụng các công cụ lọc, sắp xếp trên biểu mẫu.
B. Phương pháp: Trực quan, diễn giải, đàm thoại.
C. Chuẩn bị:
	* GV: Máy tính, giáo án, Projector.
	* HS: Học bài cũ, đọc trước bài thực hành 4 ở nhà.
D. Hoạt động của GV & HS.
Nội dung
Hoạt động của GV & HS
T/g
Bài 1: Tạo biểu mẫu để nhập dữ liệu cho bảng HOC_SINH theo mẫu
Hướng dẫn:
- Tạo biểu mẫu bằng thuật sĩ.
- Trong chế độ thiết kế chỉnh sửa các nhãn Label bằng Font tiếng Việt.
- Di chuyển các trường để có vị trí đúng.
GV: Nhắc lại mục đích tạo biểu mẫu:
- Biểu mẫu là một đối tượng của Access chủ yếu được dùng để nhập và sửa dữ liệu. Mặc dù có thể dùng bảng để nhập và sửa dữ liệu nhưng khi bảng chứa nhiều trường thì công việc này không được thuận tiện.
- Trong biểu mẫu, dễ dàng bố trí các trường theo cách hợp lý hơn. Các trường cần thiết của một bản ghi có trong tài liệu nguồn có thể được bố trí trong biểu mẫu giống như tài liệu nguồn đó.
- Ngoài ra, biểu mẫu cũng được hỗ trợ các phần tử đồ họa (hình ảnh, nút lệnh,....) làm cho dữ liệu trên biểu mẫu dễ hiểu, được nhập nhanh, chính xác, tự nhiên hơn.
- Cùng để nhập một tài liệu nguồn, có thể tạo nhiều biểu mẫu khác nhau.
T1
Bài 2: Sử dụng biểu mẫu vừa tạo để nhập thêm các bản ghi cho bảng HOC_SINH theo mẫu sau:
GV: Nhắc lại chức năng của thanh di chuyển.
HS: Tự thực hành.
Bài 3: Sử dụng các nút lệnh trên thanh công cụ để lọc ra các học sinh nam của bảng HOC_SINH.
Điều kiện lọc (các học sinh nam)
Tìm hiểu và sử dụng các lệnh tương ứng trên bảng trên bảng chọn Record để:
a). Sắp xếp tên học sinh theo thứ tự tăng dần.
b). Lọc ra các học sinh nữ.
GV: Hướng dẫn
HS: Tự thực hành.
Kết quả lọc (5 bản ghi)
T2
E. Củng cố, dặn dò: (5')
	- Về nhà học bài cũ.
	- Xem trước bài: "Liên kết giữa các bảng"
F. Rút kinh nghiệm.
Ngày soạn:05/11/2008	Tiết 20.
§7. LIÊN KẾT GIỮA CÁC BẢNG
A. Mục đích, yêu cầu.
	* Về kiến thức: Làm cho HS nắm được:
	- Biết khái niệm liên kết giữa các bảng, sự cần thiết và ý nghĩa của việc tạo liên kết.
	- Biết cách tạo liên kết trong Access.
B. Phương pháp: Trực quan, diễn giải, đàm thoại.
C. Chuẩn bị:
	* GV: Máy tính, giáo án, Projector.
	* HS: Học bài cũ, đọc trước §7 ở nhà.
D. Hoạt động của GV & HS.
	1. Ổn định, kiểm tra sĩ số lớp.
	2. Kiểm tra bài cũ. (5')
	* Hỏi: 
	- Nêu các bước tạo biểu mẫu? 
	- Thực hiện tạo biểu mẫu Nhap_hsinh để nhập dữ liệu vào cho bảng Hoc_sinh trong CSDL Qli_hs
	3. Nội dung: 
Nội dung
Hoạt động của GV & HS
T/g
1. Khái niệm:
Là tạo mối liên kết giữa các bảng có quan hệ với nhau để tổng hợp dữ liệu từ nhiều bảng.
Ví dụ: Một công ti chuyên bán dụng cụ văn phòng thường xuyên nhận đơn đặt hàng. Để thống kê và phân tích các đơn đặt hàng, xét hai cách lập CSDL:
C1: Lập CSDL gồm một bảng duy nhất chứa tất cả các thông tin cần thiết chia thành các trường như sau:
GV: Trong CSDL, các bảng thường có liên quan với nhau. Khi xây dựng CSDL, liên kết được tạo giữa các bảng cho phép tổng hợp dữ liệu từ nhiều bảng.
5'
2. Kĩ thuật liên kết giữa các bảng.
Các bước tiến hành để thiết lập các mối liên kết giữa các bảng:
 Chọn Tool/ Relationships hoặc nháy nút lệnh Relationships ()
‚ Chọn các bảng và mẫu hỏi cần thiết lập liên kết, kích Add. Sau cùng kích chọn Close.
ƒ Chọn trường liên quan từ các bảng liên kết, rồi nháy Create để tạo liên kết.
Ví dụ:
Để thiết lập liên kết giữa bảng Khach_hang và bảng Hoa_don, ta làm như sau:
1: Mở CSDL Kinh_doanh. Nháy nút trên thanh công cụ hoặc chọn Tool/ Relationships ...
2: Nháy nút hoặc nháy nút phải chuột vào vùng trống trong cửa sổ Relationship và chọn Show Table trong bảng chọn tắt để mở hộp thoại Show Table nếu nó chưa xuất hiện. 
3: Trong hộp thoại Show Table chọn các bảng (Hoa_don, Khach_hang, San_pham) bằng cá

File đính kèm:

  • docGiáo án tin học 12.doc