Giáo án môn Tập làm văn Lớp 3 - Nguyễn Thị Tuyết Sương
I. MỤC TIÊU
· Nói được những hiểu biết về Đội Thiếu niên Tiền phong Hồ Chí Minh.
· Điền đúng nội dung cần thiết vào mẫu đơn xin cấp thẻ đọc sách.
II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC
· Bảng phụ ghi sẵn mẫu đơn như bài tập 2 (hoặc mẫu đơn in sẵn đến từng HS).
· Đồ dùng phục vụ trò chơi Hái hoa dân chủ.
· Có thể mời Tổng phụ trách Đội của trường hoặc đội viên phụ trách Sao Nhi đồng của lớp tham gia vào bài tập 1.
· HS lớp tìm hiểu về Đội theo các câu hỏi cho trước của GV. Ngoài các câu hỏi như bài tập 1, GV có thể hỏi thêm:
- Hãy nêu những lần đổi tên của Đội.
- Hãy tả lại huy hiệu của Đội.
- Hãy tả lại khăn quàng của đội viên.
- Bài hát của Đội do ai sáng tác?
- Kể tên một số phong trào của Đội
ØI CŨ - Gọi 2 đến 3 HS lên bảng đọc đoạn văn viết về một cảnh đẹp đất nước. - Nhận xét và cho điểm HS . 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài - Trong giờ học này, các em sẽ viết một bức thư gửi cho một bạn ở miềm Nam (hoặc miền Bắc, miền Trung) để làm quen với bạn và hẹn cùng bạn thi đua học tốt. 2.2. Hướng dẫn viết thư - Yêu cầu HS đọc yêu cầu của giờ Tập làm văn. - Em sẽ viết thư cho ai? - Em viết thư để làm gì? - Hãy nhắc lại cách trình bày một bức thư. - GV bổ sung cho đủ các nội dung chính thường có trong một bức thư, sau đó hướng dẫn HS viết từng phần. - Em định viết thư cho ai? Hãy nêu tên và địa chỉ của người đó. - Hướng dẫn: Vì là thư làm quen nên đầu thư, các em cần nêu lí do và sao em biết được địa chỉ và muốn làm quen với bạn, sau đó tự giới thiệu mình với bạn. Em có thể nói với bạn rằng em được biết bạn qua đài, báo, truyền hình, và thấy quý mến, cảm phục bạn, nên viết thư xin được làm quen. - Hướng dẫn: Sau khi đã nêu lí do viết thư và tự giới thiệu mình, em có thể hỏi thăm về tình hình sức khoẻ, học tập của bạn, sau đó hẹn cùng bạn thi đua học tốt. - Cuối thư, em nên thể hiện tình cảm chân thành của mình với bạn, và nhớ ghi rõ tên, địa chỉ của mình để bạn viết thư trả lời. - Yêu cầu HS tự viết thư. - Gọi một số HS đọc thư của mình trước lớp, sau đó nhận xét, bổ sung và cho điểm HS. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học, dặn dò HS về nhà hoàn thành bức thư và gửi cho bạn,chuẩn bị bài sau. - HS thực hiện yêu cầu, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Nghe GV giới thiệu bài. - 2 HS đọc. - Em sẽ viết thư cho một bạn ở miền Nam (Trung hoặc Bắc) - Em viết thư để làm quen và để hẹn cùng bạn thi đua học tốt. - HS đọc thầm lại bài tập đọc Thư gửi bà và nêu cách trình bày 1 bức thư. - 3 đến 5 HS trả lời. - HS nghe giảng, sau đó 1 HS nói phần mở đầu thư trước lớp, HS cả lớp theo dõi và nhận xét. - Nghe hướng dẫn, sau đó 1 HS nói nội dung này trước lớp, cả lớp theo dõi và nhận xét. - Làm việc cá nhân. - 4 đến 5 HS đọc, cả lớp theo dõi và nhận xét. Ví dụ 1: Hải Dương, ngày 23 tháng 12 năm 2003 Hương thân mến! Tớ biết là Hương sẽ ngạc nhiên lắm khi nhận được thư này và cậu và tớ chưa hề được gặp nhau. Hương à, vừa qua tớ đọc báo Toán Tuổi thơ, thấy cậu mới được kết nạp vào Câu lạc bộ các nhà toán học nhỏ vì có thành tích học tập tốt và giải được nhiều bài toán hay, tớ khâm phục Hương lắm và muốn được làm bạn với cậu. Tớ tự giơiù thiệu nhé. Tên tớ là Nguyễn Quỳnh Hoa, học sinh lớp 3C, Trường Tiểu học Nguyễn Trường Tộ, Thị xã Hải Dương, tỉnh Hải Dương. Đầu tiên, tớ chúc Hương luôn mạnh khoẻ, đạt nhiều điểm chín, điểm mười. Hương ơi, dạo này cậu có hay gửi bài dự thi cho Toán Tuổi thơ nữa không? Chắc là có, tớ biết là Hương rất say mê đọc báo mà. Ở ngoài này, cả lớp tớ đều mê báo Toán, mỗi tháng cứ đến ngày 25 là lớp tớ lại sôi nổi hẳn lên vì được đọc báo mới. Mà cũng sắp đến ngày sinh nhật của báo rồi. Hương ơi, tớ có một ý kiến thế này, chúng mình cùng thi đua học tập để mừng sinh nhật báo nhé. Bọn mình cùng cố gắng để đạt được nhiều điểm tốt. Riêng tớ sẽ cố gắng hơn để được là thành viên của Câu lạc bộ các nhà toán học nhỏ. Hương hãy giúp đỡ tớ với nhé. Tớ rất vui vì có thêm một người bạn như Hương. Cậu nhớ viết thư cho mình sớm nhé. Tạm biệt bạn thân mến! Thân ái Nguyễn Quỳnh Hoa TB: Cậu gửi thư cho mình theo địa chỉ trường ở trên nhé! Ví dụ 2: Hà Nội, ngày 12 tháng 9 năm 2004 Chào Sơn Tùng! Chắc là Sơn Tùng sẽ ngạc nhiên lắm khi nhận được bức thư này vì Tùng và mình chưa hề quen nhau. Vừa qua, mình được xem chương trình truyền hình tuyên dương những học sinh nghèo vượt khó của tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu, được biết Tùng vừa là người con ngoan, vừa biết vượt lên khó khăn để trở thành học sinh giỏi, mình khâm phục lắm. Vì thế, mình viết thư này xin được làm bạn với Tùng. Mình tự giới thiệu nhé. Mình là Hoàng Tuấn Hưng, học sinh lớp 3A, Trường Tiểu học Phan Chu Trinh. Tùng thân mến, dạo này sức khoẻ của mẹ cậu thế nào? Bác đã đỡ bệnh chưa? Bố cậu vẫn đi biển đều chứ? Em lâm đã bắt đầu vào lớp Một rồi phải không? Vừa đi học lại vừa chăm mẹ ốm, trông em, làm việc nhà, mà vẫn chu đáo mọi việc, cậu thật là tài. Nghe chuyện của Tùng, cả nhà mình đều rất xúc động. Bà nội mình đã khóc đấy. Thấy gương cậu mà mình tự trách mình và đã nhiều lần làm bố mẹ không hai lòng về chuyện học hành. Mình tự hứa phải cố gắng hơn thật nhiều để trở thành con ngoan, trò giỏi như Tùng. Tùng cũng vậy nhé, mình biết cậu rất khó khăn, lớp mình ngoài này đã bàn nhau và quyết định gửi cho Tùng một món quà nhỏ. Mong rằng nó sẽ làm Tùng và gia đình thấy ấm lòng. Cuối thư, mình kính chúc bác gái mau lành bệnh, chúc cả gia đình Tùng mạnh khoẻ và sẽ vượt qua được những khó khăn của cuộc sống. Mình rất mong nhận được thư Tùng. Mọi liên hệ, Tùng có thể gửi cho mình theo địa chỉ: Hoàng Tuấn Hưng, số nhà 214B, Phố Tôn Đức Thắng, Hà Nội. Tạm biệt Tùng! Mong tin bạn. Hoàng Tuấn Hưng * RÚT KINH NGHIỆM TIẾT DẠY : Tổ trưởng kiểm tra Ban Giám hiệu ( Duyệt ) Tuần 13 Bài 13: TẬP LÀM VĂN I. MỤC TIÊU Dựa vào gợi ý kể lại được truyện vui Tôi cũng như bác, tìm được chi tiết gây cười của câu chuyện. Biết nghe và nhận xét lời kể của bạn. Dựa vào gợi ý kể lại được những hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. II. ĐỒ DÙNG DẠY - HỌC Viết sẵn nội dung gợi ý của các bài tập trên bảng. HS chuẩn bị bảng thống kê các hoạt động của tổ trong tháng vừa qua. III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC CHỦ YẾU Hoạt động dạy Hoạt động học 1. KIỂM TRA BÀI CŨ - Trả bài và nhận xét về bài tập làm văn viết thư tuần 13. 2. DẠY – HỌC BÀI MỚI 2.1. Giới thiệu bài Trong giờ Tập làm văn này các em sẽ nghe và kể lại truyện vui Tôi cũng như bác, sau đó dựa vào gợi ý kể lại hoạt động của tổ mình trong tháng vừa qua. 2.2. Hướng dẫn kể chuyện - GV kể câu chuyện 2 lần. - Hỏi: Vì sao nhà văn không đọc được bản thông báo? - Ông nói gì với người đứng cạnh? - Người đó trả lời ra sao? - Câu trả lời có gì đáng buồn cười? - Yêu cầu 1 HS kể lại toàn bộ câu chuyện trước lớp. - Yêu cầu HS thực hành kể chuyện theo cặp. - Gọi một số HS kể lại câu chuyện trước lớp. - Nhận xét và cho điểm HS. Nội dung truyện - Nghe GV nhận xét bài. - Nghe GV kể chuyện. - Vì nhà văn quên không mang kính. - Ông nói: “Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với.” - Người đó trả lời: “Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ.” - Câu trả lời đáng buồn cười là người đó thấy nhà văn không đọc được bản thông báo như mình thì nghĩ ngay rằng nhà văn cũng mù chữ. - 1 HS khá kể, cả lớp theo dõi và nhận xét phần kể chuyện của bạn. - 2 HS ngồi cạnh nhau kể lại câu chuyện cho nhau nghe. - 3 đến 5 HS thực hành kể trước lớp. Tôi cũng như bác Một nhà văn già ra nhà ga mua vé. Ông muốn đọc bản thông báo của nhà ga nhưng quên mang kính nên không đọc được chữ gì. Thấy có người đứng cạnh, ông liền nhờ: - Phiền bác đọc giúp tôi tờ thông báo này với! Người kia buồn rầu đáp: - Xin lỗi. Tôi cũng như bác thôi, vì lúc bé không được học nên bây giờ đành chịu mù chữ. Theo Tiếng Việt 3, tập một, SGV 2.3 Kể về hoạt động của tổ em - Gọi 1 HS đọc yêu cầu của bài 2. - Bài tập yêu cầu em giới thiệu điều gì? - Em giới thiệu những điều này với ai? - Hướng dẫn: Đoàn khách đến thăm lớp có thể là các thầy cô trong trường, ban giám hiệu nhà trường, - 1 HS đọc yêu cầu, 1 HS đọc nội dung gợi ý, cả lớp đọc thầm đề bài. - Giới thiệu về tổ em và hoạt động của tổ em trong tháng vừa qua. - Em giới thiệu với một đoàn khách đến thăm lớp. - 2 đến 3 HS nói lời chào mở đầu. Ví dụ: Thưa các bác, các chú, các cô, cháu là Hằng, học sinh tổ Ba các thầy cô của trường khác, hội phụ huynh của trường, vì thế khi tiếp đón họ các em phải thể hiện sự lễ phép, lịch sự. Trước khi giới thiệu về tổ mình, các em cần có lời chào hỏi ban đầu. Khi giới thiệu về tổ, các em có thể dựa vào gợi ý của SGK, có thể thêm các nội dung khác nhưng cần cố gắng nói thành câu, nói rõ ràng và tự nhiên. - Gọi 1 HS khá nói tiếp các nội dung còn lại theo gợi ý của bài. - Chia HS thành nhóm nhỏ, mỗi nhóm có từ 4 đến 6 HS và yêu cầu HS tập giới thiệu trong nhóm. Khi giới thiệu có thể kèm theo cử chỉ điệu bộ (VD: Giới thiệu đến bạn nào trong tổ thì chỉ vào bạn đó, giới thiệu về các hoạt động trong tổ, nếu là hoạt động có sản phẩm thì mang sản phẩm ra trình bày trước lớp) - Nhận xét và cho điểm HS. 3. CỦNG CỐ, DẶN DÒ - Nhận xét tiết học. - Dặn dò HS về nhà kể lại câu chuyện Tôi cũng như bác và hoàn thành bài giới thiệu về tổ mình. Ví dụ về bài: Chúng cháu rất vui được đón các bác, các chú, các cô đến thăm lớp và đặc biệt được giới thiệu với các bác, các
File đính kèm:
- giao_an_mon_tap_lam_van_lop_3_nguyen_thi_tuyet_suong.doc