Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Bài 45: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái

Kiến thức

Nêu được khái niện môi trường sống cùa sinh vật, các loại môi trường sống

Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường tới đời sống sinh vật

Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, cho ví dụ

Nêu được khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở với ổ sinh thái, lấy ví dụ minh họa.

Khái niệm về môi trường sống của sinh vật, phân biệt 2 nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh

Khái niệm về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái

Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng, nhiệt độ của môi trường

 

Trình bày được khái niệm môi trường, phân biệt được các loại môi trường sống của sinh vật.

Trình bày được khái niệm về nhân tố sinh thái, phân biệt được các nhân tố sinh thái cơ bản

Phân biệt được giới hạn sinh thái và ổ sịnh thái. Nêu được các ví dụ về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái.

Phân biệt được nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.

 Nêu được hai quy tắc thể hiện sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống.

 

Kỹ năng

Rèn luyện kĩ năng phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng được ý thức bảo vệ thiên nhiên.

Thái độ/ giáo dục

Bảo vệ môi trường sống

Bảo vệ và bảo tồn sinh vật

Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về nguồn gốc phát sinh và tiến hóa của loài người

II. Phương pháp và phương tiện dạy học

Phương pháp

Nêu vấn đề + hỏi đáp

Quan sát tranh tìm tòi

Tự nghiên cứu sách giáo khoa

Chuẩn bị của giáo viên.

Hình vẽ sưu tầm được về các loại môi trường sống của sinh vật.

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 501 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 9 - Bài 45: Môi trường sống và các nhân tố sinh thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
BÀI 45: MÔI TRƯỜNG SỐNG VÀ CÁC NHÂN TỐ SINH THÁI
Mục tiêu bài học
Kiến thức
Nêu được khái niện môi trường sống cùa sinh vật, các loại môi trường sống
Phân tích được ảnh hưởng của một số nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh của môi trường tới đời sống sinh vật
Nêu được khái niệm giới hạn sinh thái, cho ví dụ
Nêu được khái niệm ổ sinh thái, phân biệt nơi ở với ổ sinh thái, lấy ví dụ minh họa.
Khái niệm về môi trường sống của sinh vật, phân biệt 2 nhóm nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh
Khái niệm về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
Sự thích nghi của sinh vật với ánh sáng, nhiệt độ của môi trường
Trình bày được khái niệm môi trường, phân biệt được các loại môi trường sống của  sinh vật.
Trình bày được khái niệm về nhân tố sinh thái, phân biệt được các nhân tố sinh thái cơ bản
Phân biệt được giới hạn sinh thái và ổ sịnh thái. Nêu được các ví dụ về giới hạn sinh thái và ổ sinh thái.
Phân biệt được nhóm cây ưa sáng và nhóm cây ưa bóng.
 Nêu được hai quy tắc thể hiện sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống.
Kỹ năng
Rèn luyện kĩ năng phân tích các yếu tố môi trường và xây dựng được ý thức bảo vệ thiên nhiên.
Thái độ/ giáo dục
Bảo vệ môi trường sống
Bảo vệ và bảo tồn sinh vật
Nâng cao nhận thức đúng đắn và khoa học về nguồn gốc phát sinh và tiến hóa của loài người
II. Phương pháp và phương tiện dạy học
Phương pháp
Nêu vấn đề + hỏi đáp
Quan sát tranh tìm tòi
Tự nghiên cứu sách giáo khoa
Chuẩn bị của giáo viên.
Hình vẽ sưu tầm được về các loại môi trường sống của sinh vật.
Tranh phóng to hình 35.1, 35.2
Chuẩn bị của học sinh
 Nắm vững kiến thức bài củ
Xem trước bài 35.
Tiến trình dạy học
Ổn định lớp
Kiểm tra bài củ
Thời gian
Nội dung bài
Hoạt động của
Giáo viên – học sinh
I. Môi trường sống và các nhân tố sinh thái
1. Khái niệm và phân loại môi trường
 a. Khái niệm
Môi trường sống của sinh vật là bao gồm tất cả các nhân tố xung quanh sinh vật, có tác động trực tiếp hoặc gián tiếp làm ảnh hưởng tới sự tồn tại, sinh trưởng, phát triển và mọi hoạt động của sinh vật.
 b. Phân loại
Môi trường nước
Môi trường đất
Môi trường sinh vật
 2. Các nhân tố sinh thái
Khái niện: những nhân tố trong môi trường sống tác động đến sinh vật, gây ra cho chúng những phản ứng gọi là nhân tố sinh thái.
Phân loại
a. Nhân tố sinh thái vô sinh: (nhân tố vật lí và hóa học) khí hậu, thổ nhưỡng, nước và địa hình.
b. Nhân tố hữu sinh: vi sinh vật, nấm, động vật, thực vật và con người
II. Giới hạn sinh thái và ổ sinh thái
1. Giới hạn sinh thái: là khoảng giá trị xác định của một nhân tố sinh thái mà trong khoảng đó sinh vật có thể tồn tại và phát triển ổn định theo thời gian.
Khoảng thuận lời: là khoảng của các nhân tố sinh thái ở mức độ phù hợp, đảm bảo cho sinh vật thực hiện các chức năng sống tốt nhất.
Khoảng chống chịu: khoảng của các nhân tố sinh thái gây ức chế cho hoạt động sinh lí của sinh vật.
Ví dụ: sgk
Kết luận
Mỗi loài sinh vật có một giới hạn sinh thái nhất định đối với mỗi NTTH (quy luật giới hạn sinh thái)
2. Ổ sinh thái: là không gian sinh thái mà ở đó những điều kiện môi trường quy định sự tồn tại và phát triển không hạn định của cá thể, của loài.
Ổ sinh thái gồm: ổ sinh thái riêng và ổ sinh thái chung
Sinh vật sống trong một ổ sinh thái nào thì thường phản ảnh đặc tính đặc tính của ổ sinh thái đó thông qua những dấu hiệu về hình thái của chúng.
Nơi ở: là nơi cư trú của một loài
III. sự thích nghi của sinh vật với môi trường sống
1.thích nghi của sinh vật với ánh sáng
 - Thực vật thích nghi khác nhau với điều kiện chiếu sáng của môi trường
Có hai nhóm cây chính: cây ưa sáng và cây ưa bóng
- Động vật: dùng ánh sáng để định hướng, hính thành hướng thích nghi: ưa hoạt động ban ngày và ưa hoạt động ban đêm.
2. Thích nghi của sinh vật với nhiệt độ
a. Quy tắc về kích thước cơ thể: động vật đẳng nhiệt vùng ôn đới có kích thước lớn hơn động vật cùng loài ở vùng nhiệt đới
b. Quy tắc về kích thước các bộ phận tai, đuôi, chi
Treo hình ảnh cây trên đồi vấn đáp hs.
Theo em có những yếu tố nào tác động đến cây? tác động có ảnh hưởng tới cây như thế nào?
Những yếu tố bao quanh cây, ảnh hưởng tới cây gọi là môi trường. vậy môi trường sống của sinh vật là gì?
Có mấy loại môi trường hãy nêu các loại môi trường đó?
Nhân tố sinh thái là gì?
Có mấy loại nhân tố sinh thái? Cho ví dụ về các nhóm nhân tố sinh thái
Trong các nhân tố trên nhân tố nào ảnh hưởng lớn nhất tới sinh vật? vì sao?
Yêu cầu học sinh nghiên cứu hình 35.1 và cho ví dụ về giới hạn sinh thái của sinh vật?
Giới hạn sinh thái là gì? 
Thế nào là khoảng thuận lợi?
Thế nào là khoảng chống chịu?
Hãy nêu thêm một số ví dụ về giới hạn sinh thái của sinh vật?
Vẽ đồ thị giới hạn sinh thái về nhiệt độ của cá rô phi của Việt Nam?
Từ ví dụ trên hãy rút ra kết luận về giới hạn sinh thái của mỗi sinh vật?
Đưa một ví dụ trên cùng một cây có nhiều loài chim sinh sống ở độ cao khác nhau-=> cây xem là nơi ở của sinh vật nhưng mỗi bộ phận của cây có một loài sinh sống riêng => ổ sinh thái, vậy ổ sinh thái?
Phân biệt ổ sinh thái và nơi ở? Nêu ví dụ?
Ổ sinh thái không chỉ là nơi mà là cách sinh sống của loài đó; ví dụ => kiến kiếm ăn bằng cách nào, ăn mồi nào; kiếm ăn ở đâu?
theo em tại sao nhiều loài sống chung với nhau trong cùng một khu vực mà không cạnh tranh nhau?
Nêu ví dụ? tìm hiểu về ổ sinh thái có ý nghĩa gì?
Yêu cầu học sinh quan sát tranh và rút ra đặc điểm thích nghi của sinh vật với ánh sáng?
Hình
Hãy nêu ví dụ và giải thích nhiệt độ ảnh hưởng tới kích thước cơ thể?
Yêu cầu học sinh lấy thêm ví dụ trả lời câu hỏi sgk?
Nghiên cứu trả lời
Con người là nhân tố sinh thái hữu sinh của của môi trường. do có sự phát triển cao về trí tuệ, nên con người có thể làm cho môi trường phong phú, giàu có hơn nhưng cũng rất dễ làm cho chúng bị suy thoái đi. Môi trường bị suy thoái sẽ có ảnh hưởng rất lớn tới các sinh vật khác, đồng thời đe dọa cuộc sống của chính con người.)
4.Củng cố
5. dặn dò
Học bài 35
Trả lời câu hỏi 1, 2, 3, 4, 5 /155 SGK
Xem trước bài 36

File đính kèm:

  • docbai 35 moi truong va cac nhan to sinh thai.doc
Giáo án liên quan