Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Tiết 56: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người

1- Mục tiêu

a. Kiến thức:

- Nêu rõ tác hại của rượu, thuốc lá và các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh

b. Kỹ năng:

- Giữ vệ sinh hệ thần kinh

- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, sách báo để tìm hiểu các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh

- Kĩ năng tự chối: không sử dụng, lạm dụng các chất kích thích hay chất ức chế hệ thần kinh

- Kĩ năng lắng nghe tích cực, ứng xử / giao tiếp trong khi thảo luận

c. Thái độ:

- Có ý thức giữ gìn sức khỏe, có thái độ tránh xa ma túy

2- Chuẩn bị của GV & HS

a/ GV: Giáo án, sgk, TLTK

 - Tranh cung phản xạ

 - Tư liệu về sự hình thành tiếng nói, chữ viết

 - Tranh các vùng của vỏ não

b/ HS: Vở ghi, sgk

 - Chuẩn bị bài

 

doc3 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 08/02/2022 | Lượt xem: 508 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Tiết 56: Hoạt động thần kinh cấp cao ở người, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
27/02/2012
Ngày giảng:
Sinh
8
A
56
#N/A
Sinh
8
B
56
#N/A
Sinh
8
C
56
#N/A
Sinh
8
D
56
#N/A
Sinh
8
E
56
#N/A
Tiết 56: HOẠT ĐỘNG THẦN KINH CẤP CAO Ở NGƯỜI
1- Mục tiêu
a. Kiến thức: 
- Nêu rõ tác hại của rượu, thuốc lá và các chất gây nghiện đối với hệ thần kinh
b. Kỹ năng: 
- Giữ vệ sinh hệ thần kinh
- Kĩ năng thu thập và xử lí thông tin khi đọc SGK, sách báo để tìm hiểu các biện pháp bảo vệ hệ thần kinh
- Kĩ năng tự chối: không sử dụng, lạm dụng các chất kích thích hay chất ức chế hệ thần kinh
- Kĩ năng lắng nghe tích cực, ứng xử / giao tiếp trong khi thảo luận
c. Thái độ: 
- Có ý thức giữ gìn sức khỏe, có thái độ tránh xa ma túy
2- Chuẩn bị của GV & HS
a/ GV: Giáo án, sgk, TLTK
 - Tranh cung phản xạ
 - Tư liệu về sự hình thành tiếng nói, chữ viết
 - Tranh các vùng của vỏ não
b/ HS: Vở ghi, sgk
 - Chuẩn bị bài
3- Tiến trình bài giảng
a. Kiểm tra bài cũ ( không kiểm tra)
b. Giảng bài mới 
 * Đặt vấn đề vào bài mới: Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện có ý nghĩa rất lớn trong đời sống. Bài hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sự giống và khác nhau giữa các PXCĐK ở người và động vật
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 1:
 Sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện ở người (18’)
Mục tiêu: Trình bày được ý nghĩa của giấc ngủ và những điều kiện để có giấc ngủ tốt.
-GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin sgk "trả lời câu hỏi:
-?: Phản xạ có điều kiện được hình thành từ khi nào?
-?: Hãy lấy ví dụ về các phản xạ được hình thành ở ?
-?: Khi lớn lên số lượng các phản xạ có điều kiện thay đổi ntn?
-?: Sự duy trì các phản xạ có điều kiện sẽ ntn?
-?: Lấy ví dụ trong đời sống về sự thành lập phản xạ mới và ức chế phản xạ cũ
-HS: Hoạt động theo yêu cầu của GV
-HS: PXCĐK hình thành ở trẻ từ rất sớm
-HS: Ru nghủ, khoc khi đói.
-HS: Càng lớn càng tăng nhiều.
-HS: Phản xạ không cần thiết tự mất đi
-HS: Lấy VD theo ý hiểu của mình HS khác nhận xét bổ sung
I. Sự hình thành và ức chế phản xạ có điều kiện ở người
(SGK)
Hoạt động 2: (12’)
Vai trò của tiếng nói và chữ viết
 Mục tiêu: Nêu được ý nghĩa của việc lao động và nghỉ ngơi hợp lí
-GV: Y/c HS tìm hiểu thông tin mục 1, 2
-?: Tiếng nói và chữ viết có vai trò gì trong đời sống?
-GV: Ở người PXCĐK còn được thành lập thông qua tiếng nói và chữ viết. Tiếng nói và chữ viết đại diện cho các sự vật và hiện tượng cụ thể - là tín hiệu gián tiếp để hình thành PXCĐK
-HS: Hoạt động theo yêu cầu của GV
-HS: TL→
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
II. Vai trò của tiếng nói và chữ viết. - Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao
-Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm cho nhau
Hoạt động 3: (10’)
 Tư duy trừu tượng
Mục tiêu: Kể tên và nêu được tác hại của các chất kích thích với hệ thần kinh. 
-GV: phân tích ví dụ: Co gà, con trâu, con cá có đặc điểm chung " xây dựng khái niệm về “động vật” 
"GV tổng kết lại kiến thức
-HS: ghi nhớ kiến thức
III. Tư duy trừu tượng. 
- Từ những thuộc tính chung của sự vật, con người biết khái quát hoá thành những khái niệm được diễn đạt bằng từ
- Khả năng khái quát hoá, trừu tượng hoá "là cơ sở tư duy trừu tượng
c: Củng cố - Luyện tập (4’)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
-GV: Y/c hs đọc kl trong sgk
Trả lời câu hỏi:
1/ Ý nghĩa của sự thành lập và ức chế các phản xạ có điều kiện trong đời sống con người?
2/ Vai trò của tiếng nói và chữ viết
1/ Sự thành lập và ức chế phản xạ có điều kiện là hai quá trình thuận nghịch liên hệ mật thiết với nhau "giúp cơ thể thích nghi với đời sống
2/ Tiếng nói và chữ viết là tín hiệu gây ra các phản xạ có điều kiện cấp cao
-Tiếng nói và chữ viết là phương tiện để con người giao tiếp, trao đổi kinh nghiệm cho nhau
d: Hướng dẫn về nhà (1’)
-GV: Y/c hs học bài, trả lời câu hỏi trong sgk
Ôn lại toàn bộ về chương thần kinh
Tìm hiểu các biện pháp vệ sinh hệ thần kinh
* RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian giảng toàn bài: 
- Thời gian dành cho từng phần: 
.
.........................................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy: .
- Nội dung .
.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_sinh_hoc_lop_8_tiet_56_hoat_dong_than_kinh_cap_c.doc
Giáo án liên quan