Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Học kì I

Tiết 2.Cấu tạo cơ thể người

I. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu tên các hệ cơ quan trong cơ thể, xác định vị trí và chức năng hệ cơ quan đó.

- Phân tích để thấy rõ sự thống nhất hoạt động của các cơ quan. Từ đó thấy được cơ thể người là một thể thống nhất hoàn chỉnh.

2. Kỹ năng: Qua sát, phân tích, phát triển trí tưởng tượng, tư duy.

3. Thái độ: Vệ sinh các cơ quan trong cơ thể hợp lý.

II. PHƯƠNG PHÁP:

- Hỏi đáp - tìm tòi.

- Hợp tác nhóm nhỏ.

- Phân tích trên sơ đồ.

III.CHUẨN BỊ:

- Phiếu học tập, bảng phụ (bảng 2) hoặc máy chiếu.

- Tranh vẽ H2.1; 2.2 hoặc mô hình.

- Sơ đồ mối quan hệ qua lại giữa các hệ giữa các cơ quan trong cơ thể.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

Kiểm tra: Nêu cấu tạo chung của cơ thể thú? Nên các hệ cơ quan ở thú?

Hoạt động 1: Tìm hiểu các phần cơ thể

Mục tiêu:

- Nêu được các phần của cơ thể và các cơ quan trong mỗi phần

- Chỉ ra được vị trí của các cơ quan trên tranh hoặc mô hình

Tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

- Treo tranh H2.1 và H2.2 hoặc dùng mô hình.

-Ghi ở góc bảng 2 cột: Khoang ngực và khoang bụng.

 

- Nhận sét giúp HS tìm ra đáp án đúng. - Quan sát và thực hiện theo nhóm

- Đại diện nhóm trình bày 5 câu hỏi SGK, 1 HS lên ghi tên các cơ quan vào trong 2 cột đó.

-1-2 nhóm nhận xét, hoàn chỉnh. Dự kiến:

+ Cơ thể được da bao bọc. Trên da có sản phẩm như lông, móng, tóc

+ Cơ thể chia làm 3 phần: đầu, thân, tay chân

+ Khoang ngực- Khoang bụng ngăn cách bởi cơ hoành

+ Khoang ngực: Tim, phổi

+ Khoang bụng: dạ dày, ruột, tuyến gan, tuyến tụy, thận, bọng đái, cơ quan sinh sản

-1-2 HS lên chỉ vị trí các cơ quan trên mô hình hoặc tranh câm.

Kết luận 1:

- Cơ thể người được bao bọc bằng da.

- Gồm 2 phần: ngực và bụng, được ngăn cách bởi cơ hoành.

+ Khoang ngực: Tim, phổi

+ Khoang bụng: Dạ dày, gan, ruột, thận, bọng đái, cơ quan sinh sản.

Hoạt động 2: Tìm hiểu thành phần và chức năng của các hệ cơ quan.

Mục tiêu:

- Nêu đúng thành phần cơ quan trong từng hệ cơ quan.

- Xác định chức năng chính trong từng hệ cơ quan.

Tiến hành:

Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh

Vận dụng kiến thức cũ, cho biết thế nào là hệ cơ quan?

 

Chiếu bảng 2 hoặc treo bảng phụ

 

 

 

 

-- Giáo viên nhận xét

- Chiếu bảng đáp án

- Cho điểm khuyến khích các nhóm - Trả lời độc lập: các cơ quan phối hợp hoạt động cùng thực hiện một chức năng hệ cơ quan.

- Phát phiếu học tập (có thể thể trên giấy trong)

- Thảo luận nhóm trên giấy trong

- Chiếu hoặc HS tự đọc kết quả của các nhóm.

- Các nhóm tự nhận sét bài làm của nhau.

- Các nhóm đối chiếu với đáp án và đánh giá kết quả lẫn nhau.

 

doc156 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 625 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 8 - Học kì I, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
trái có thành cơ tim dày nhất, tâm nhĩ có thành cơ tim mỏng nhất 
? Quan sát tranh H17.4 (hoặc mô hình) cho biết ngoài các bộ phận đã xem xét trên, bên trong tim còn có những bộ phận nào? Qua đó cho biết tim được cấu tạo bởi mô nào?
- Quan sát và trả lời độc lập: 
+ Van tim: Van nhĩ thất, van động mạch 
+ Mô cơ tim và mô liên kết 
Kết luận 1: 
- Tim gồn 4 ngăn, có các van tim 
- Được cấu tạo bởi mô cơ tim và mô liên kết 
- Thành các ngăn tim dày không đều nhau do nhiệm vụ của chúng quy định 
Hoạt động 2: Cấu tạo mạch máu
Mục tiêu:
- Nêu tên 3 loại mạch máu 
- Chỉ rõ và giải thích được sự khác biệt của 3 loại mạch máu đó
 Tiến hành:
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
? Qua những phần đã nghiên cứu về hệ tuần hoàn, cho biết có những loại mạch máu nào?
- Trả lời độc lập: 3 loại: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch 
- Treo tranh H17.2: Sơ đồ cấu tạo các mạch máu 
? So sánh sự khác nhau của 3 loại mạch máu đó? Giải thích ý nghĩa của sự khác nhau đó?
- Hướng dẫn quan sát: Lưu ý đến các lớp tế bào tạo nên các mạch máu, độ dày của các lớp tế bào đó.
- Quan sát tranh
- Phát phiếu học tập (trên giấy trong nếu dùng đèn chiếu )
- GV nhận xét kết quả các nhóm
- Thảo luận nhóm
- Chiếu kết quả đúng hoặc treo bảng phụ 
- Đại diện nhóm trình bày hoặc chiếu kết quả lên đèn chiếu
- Thành mạch bị rách do áp lực lớn
? Hãy dự đoán xem điều gì sẽ xảy ra nếu thành động mạch có cấu tạo giống thành mao mạch hay tĩnh mạch 
Kết luận 2
Các loại mạch máu
Sự khác biệt về cấu tạo
Giải thích
Động mạch 
- Thành có 3 lớp, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn dày
- Lòng mạch hẹp 
Thích hợp với việc vận chuyển máu đến các cơ quan với vận tốc cao, áp lực lớn
Tĩnh mạch
- Thành 3 lớp, lớp mô liên kết và lớp cơ trơn mỏng hơn trong động mạch
Thích hợp với chức năng dẫn máu về tim với vận tốc và áp lực nhỏ
- Lòng mạch rộng
- Có van một chiều ở những nơi máu chảy ngược chiều trọng lực 
Mao mạch
- Thành mạch mỏng, 1 lớp tế bào
Thích hợp vớ chức năng trao đổi chất với tế bao
- Lòng mạch hẹp
- Nhỏ, phân nhánh
Hoạt động 3: Chu kỳ hoạt động của tim
Mục tiêu: 
- Biết được thời gian của một chu kỳ co dãn tim 
- Nêu được các pha trong một chu kỳ tim 
Tiến hành: 
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Treo trạm H17.3
- HS quan sát tranh
- Hướng dẫn quan sát: 
- Thảo luận nhóm 3 câu hỏi sách giáo khoa 
+ Khi một phần của tim co -> máu dồn xuống và có thể xem như không còn máu trong phần đó 
+ Khi tâm nhĩ làm việc thì tâm thất nghỉ và ngược lại
- Mô phỏng một chu chuyển tim bằng hình vẽ sau: 
Nhĩ co
Dãn chung
- Đại diện nhóm trả lời:
Câu 1: Mỗi chu kỳ co dãn tim kéo dài khoảng 0,8s
Câu 2:
- Tâm thất làm việc 0,3s; nghỉ 0,1 + 0,4 = 0,5s
Thất co
Dãn chung
Ghi chú
Mỗi ô = 0,1s
- Tâm nhĩ làm việc 0,1s; nghỉ 0,3 + 0,4 = 0,7s
Màu xanh: Nhĩ co 
Màu đỏ: Thất co 
- Tìm nghỉ ngơi hoàn toàn (tâm thất và tâm nhĩ cùng nghỉ) 0,4s
Không màu: Thời gian nghỉ
Câu 3: 60s/0,8 = 75 nhịp (chu kỳ)/1 phút
Kết luận 3: 
- Mỗi chu kỳ tim gồm 3 pha: pha nhĩ co, pha thất co, pha dãn chung 
- Các bô phận của tim và hệ mạch phối hợp với nhau để máu bơm theo một chiều nhất định
IV. Kiểm tra - Đánh giá - Củng cố 
- GV sử dụng bài tập 1 sách giáo khoa để củng cố kiến thức về cấu tạo tim 
- Yêu cầu 1 -2HS trình bhày sự phối hợp giữa tim và hệ mạch trong quá trình vận chuyển máu
- Yêu cầu HS tìm những đặc điểm khác nhau cơ bản giữa 3 loại mạch trong hệ mạch.
- Yêu cầu HS làm bài tập sau: Một chu kỳ tim của một người có thời gan là 0,9s. Biết thời gian dãn chung = 1/2 chu kỳ, thời gian nhĩ co = 1/3 thời gian thất co. Tính thời gian tâm nhĩ co, tâm thất co, tâm nhĩ nghỉ, tâm thất nghỉ?
V. Hướng dẫn về nhà: 
- Đọc "Em có biết" và trả lời:
? Dựa vào điện tâm đồ đó, hãy cho biết biên độ co cơ tim của quá trình nào lớn nhất, quá trình nào nhỏ nhất? (lớn nhất: tâm thất co - QRS; nhỏ nhất: pha dãn chung - T)
- Trả lời các câu hỏi: 2, 3, 4.
Tiết thứ 18
để kiểm tra viết
Thời gian: 45 phút
Câu 1: Chọn phương án đúng
Thí nghiệm ngâm xương trong HCL 10% nhằm mục đích:
a) Xác định xương có chứa thành phần cốt giao (chất hữu cơ)
b) Xác định xương có chứa thành phần vô cơ (muối cacbônat)
c) Xác định xương có chứa thành phần vô cơ và hữu cơ 
d) Xác định xương không chứa thành phần vô cơ và hữu cơ
Câu 2: Chọn phương án đúng
Z
Z
Hình ảnh trên cho biết:
a) Cấutạo của bắp cơ
b) Cấu tạo của bó cơ 
c) Cấutạo của sợi cơ 
d) Cấu tạo của tơ cơ mãnh
e) Cấutạo của tơ cơ dày
f) Đơn vị cấu trúc của tế bào cơ (tiết cơ)
Câu 3; Khi kích thích vào dây thần kinh đến bắp cơ làm cơ co: 
a) Đó là phản xạ vì đó là phản ứng của cơ thể trước những kích thích 
b) Đó là phản xạ vì có sự tham gia của dây thần kinh
c) Đó không phải là phản xạ vì không có sự tham gia đầy đủ của các khâu phản xạ
d) Đó không phải là phản xạ vì chỉ là cảm ứng của các sợi thần kinh
e) Câu c và d đúng 
f) Câu a và b đúng
Câu 4: Đây là loại tế bào có trong máu, không có màng, hình dạng thay đổi không xác định, có chức năng bảo vệ cơ thể trước những tác nhân gây bệnh, được gọi là:
a/ Bạch cầu 
b/ Hồng cầu 
c/ Tiểu cầu 
Câu 5. Hãy giải thích vì sao máu chảy trong mạch không bao giờ đông, nếu ra khỏi mạch là đông ngay?
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 6. Người có nhóm máu A gặp tai nạn. Bệnh viện chỉ còn 3 bình chứa 3 nhóm máu: A, B, O. Hỏi bác sĩ sẽ truyền loại máu nào cho bệnh nhân? Giải thích?
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Câu 7. Tại sao tim hoạt động cả đời mà không mỏi? Cần có biện pháp gì để có một trái tim khoẻ mạnh?
.......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
Hướng dẫn chấm
Câu 1 (1 điểm): đáp án b
Câu 2 (1 điểm): đáp án f
Câu 3 (1 điểm): đáp án e
Câu 4 (1 điểm): đáp án a
Câu 5 (2 điểm):
* Máu chảy trong mạch không đông là do: 
- Tiểu cầu khi vận chuyển trong mạch va chạm vào thành mạch nhưng không vỡ, nhờ thành mạch trơn nhẵn nên không giải phóng enzim để tạo thành sợi tơ máu. 	 (0,5đ)
- Trên thành mạch có chất chống đông do một loại bạch cầu tiết ra. (0,5đ)
* Máu khi ra ngoài mạch là đông ngay do:
- Tiểu cầu khi ra ngoài va chạm vào bờ vết thương của thành mạch thô ráp nên bị phá huỷ -> giải phóng enzim kết hợp với Prôtêin và Canxi có trong huyết tương -> tạo thành sợi tơ màu, các sợi tơ màu này đan lưới giữ lại các tế bào hồng cầu và bạch cầu đang vận chuyển ra ngoài -> tạo thành cục máu đông 	(1,0đ)
Câu 6 (2 điểm)
- Bác sĩ sẽ truyền cho bệnh nhân nhóm máu A hoặc nhóm máu O 	(1đ)
- Giải thích 	(1đ)
A: Hồng cầu chỉ có kháng nguyên A, huyết tương chỉ có kháng thể b
B: Hồng cầu chỉ có kháng nguyên B, huyết tương chỉ có kháng thể a
O: Huyết tương chỉ có kháng thể a, b
A truyền A: Không gây kết dính 
O truyền A: Không gây kết dính 
B truyền A: Gây kết dính do B - b
Câu 7: (2 điểm)
- Vì: Thực chất tim vẫn có quá trình nghỉ ngơi trong mỗi chu kỳ co dãn tim như sau: 
+ Cả quả tim pha dãn chung: nghỉ 0,4s
+ Tâm nhĩ co: Tâm thất nghỉ 0,1s
+ Tâm thất co: Tâm nhĩ nghĩ 0,3s
Vậy tâm thất nghĩ 0,1+0,4 = 0,5s
	Tâm nhĩ nghĩ 0,3 + 0,4 = 0,7s
- Biện pháp: 
+ Rèn luyện thường xuyên, vừa sức bằng thể dục, thể thao, xoa bóp
+ Tránh các tác nhân có hại: rượu, thuốc lá, chất kích thích....
+ Chế độ dinh dưỡng hợp lý
Tiết thứ 19
Vận chuyển máu qua hệ mạch.
Vệ sinh hệ tuần hoàn
I. Mục tiêu: 
1. Kiến thức 
- Trình bày được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch
- Nêu được các tác nhân gây hại tim mạch và biện pháp rèn luyện tim mạch
2. Kỹ năng:
- Quan sát, phân tích
- Tư duy logic và tư duy tổng hợp
- Hoạt động nhóm nhỏ
3. Thái độ:
Hình thành ý thức vệ sinh tim mạch
II. Phương pháp:
- Quan sát - tìm tòi
- Hỏi đáp - tìm tòi
III. Chuẩn bị:
- Tranh vẽ phóng to H17.1, 17.2
- Phiếu học tập 
IV. Tiến trình bài giảng:
	ĐVĐ: Sự vận chuyển máu qua hệ mạch diễn ra như thế nào? Có phải vận tốc máu trong 3 loại mạch đều giống nhau không? Làm thế nào để có một trái tim khoẻ mạnh?
Hoạt động 1: Sự vận chuyển máu qua hệ mạch
Mục tiêu:
- Nêu và hiểu được các khái niệm: huyết áp, huyết áp tối đa, huyết áp tối thiểu
- Trình bày và phân tích được cơ chế vận chuyển máu qua hệ mạch 
Tiến hành
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động của học sinh
- Hướng dẫn HS khai thác thông tin: 
- Nghiên cứu thông tin độc lập
+ Đọc 3 dòng đầu của TT1
- Trả lời độc lập:
+ Tìm những từ in nghiêng trong đoạn-> GV ghi những từ in nghiêng đó lên góc bảng
Sức đẩy, huyết áp, vận tốc máu
? Tìm mối liên hệ tương đối giữa 3 yếu tố trên?
- Sức đẩy (tim) = huyếp áp + vận tốc máu
? Huyết áp là gì? Khi nào huyết áp đạt tối đa, khi nào huyết áp đạt tối thiểu?
- Huyết áp: áp lực của máu lên thành mạch
HATĐ: áp lực của máu lên thành mạch khi tâm thất co
HATT: áp lực của máu lên thành mạch khi tâm thất dãn
? Khi đo huyết áp, bác sĩ ghi: HA 130/90 có nghĩa gì?
HATĐ: 130mmHg, HATT: 90mmHg
- GV ghi kết luận về huyết áp lên bảng 
- Treo sơ đồ H18.1. yêu cầu HS đọc 4 TT đoạn 2. Lưu ý: Phân biệt huyết áp và vận tốc máu. 
- Quan sát sơ đồ và nghiên cứu TT độc lập 
- Các nóm thảo luận: 
- Y/c HS thảo luận nhóm về các vấn đề sau,

File đính kèm:

  • docGA sinh 8 ki I.doc
Giáo án liên quan