Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 58: Tiến hoá về sinh sản
I. Mục tiêu:
+ Giáo viên giúp học sinh nêu được sự tiến hoá các hình thức sinh sản ở động vật từ đơn giản đến phức tạp. Thấy được sự hoàn chỉnh của hình thức sinh sản hữu tính
+ Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm
+ Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi truờng và động vật.
II. Đồ dùng dạy học.
GV:+ Chuẩn bị tranh vẽ sinh sản vô tính ở trùng roi và thuỷ tức, tranh về sự chăm sóc trứng và con
+ Kẻ bảng trang 180 vào bảng phụ
III.Tiến trình dạy học.
Nội dung 1: Sinh sản vô tính
Hoạt động 1: Tìm hiểu hình thức sinh sản vô tính
+ Mục tiêu:
Học sinh nêu được khái niệm sinh sản vô tính và các hình thức sinh sản vô tính ở động vật.
+ Tiến hành hoạt động:
Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh
GV: Yêu cầu học sinh hoạt động độc lập cá nhân tham khảo thông tin phần I trang 179 SGK
GV: Đặt câu hỏi:
+Thế nào là sinh sản vô tính ?
GV:Có những hình thức sinh sản vô tính nào đã học trong giới động vật ?. Cho ví dụ ?
GV: giảng giải thêm HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên
HS: Tham gia trả lời, các học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung chọn ý kiến đúng nhất. Yêu cầu học sinh nêu được:
+ Sinh sản vô tính: Không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái
HS: tham gia trả lời.
+ Phân đôi. Ví dụ: Amíp, trùng roi.
+ Sinh sản sinh dưỡng: mọc chồi và tái sinh. Ví dụ: Thuỷ tức, san hô.
HS: chú ý lắng nghe
Tuần .. Ngày dạy: Tiết . : Bài: TIẾN HOÁ VỀ SINH SẢN Ngày soạn: I. Mục tiêu: + Giáo viên giúp học sinh nêu được sự tiến hoá các hình thức sinh sản ở động vật từ đơn giản đến phức tạp. Thấy được sự hoàn chỉnh của hình thức sinh sản hữu tính + Rèn luyện cho học sinh kỹ năng quan sát so sánh, kỹ năng hoạt động nhóm + Giáo dục học sinh ý thức bảo vệ môi truờng và động vật. II. Đồ dùng dạy học. GV:+ Chuẩn bị tranh vẽ sinh sản vô tính ở trùng roi và thuỷ tức, tranh về sự chăm sóc trứng và con + Kẻ bảng trang 180 vào bảng phụ III.Tiến trình dạy học. Nội dung 1: Sinh sản vô tính Hoạt động 1: Tìm hiểu hình thức sinh sản vô tính + Mục tiêu: Học sinh nêu được khái niệm sinh sản vô tính và các hình thức sinh sản vô tính ở động vật. + Tiến hành hoạt động: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh GV: Yêu cầu học sinh hoạt động độc lập cá nhân tham khảo thông tin phần I trang 179 SGK GV: Đặt câu hỏi: +Thế nào là sinh sản vô tính ? GV:Có những hình thức sinh sản vô tính nào đã học trong giới động vật ?. Cho ví dụ ? GV: giảng giải thêm HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên HS: Tham gia trả lời, các học sinh khác theo dõi nhận xét bổ sung ® chọn ý kiến đúng nhất. Yêu cầu học sinh nêu được: + Sinh sản vô tính: Không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái HS: tham gia trả lời. + Phân đôi. Ví dụ: Amíp, trùng roi... + Sinh sản sinh dưỡng: mọc chồi và tái sinh. Ví dụ: Thuỷ tức, san hô... HS: chú ý lắng nghe + Tiểu kết: - Sinh sản vô tính: Không có sự kết hợp tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái - Các hình thức sinh sản vô tính: Sinh sản sinh dưỡng: mọc chồi và tái sinh Phân đôi cơ thể Nội dung 2: Sinh sản hữu tính Hoạt động 2: Tìm hiểu hình thức sinh sản hữu tính +Mục tiêu: Học sinh nêu được khái niệm sinh sản hữu tính và sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính thông qua các lớp động vật +Tiến hành hoạt động: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh GV: Yêu cầu học sinh hoạt động độc lập cá nhân tham khảo thông tin phần II trang 179 SGK, trả lời câu hỏi sau: + Thế nào là sinh sản hữu tính ? GV: Yêu cầu học sinh học sinh hoạt động nhóm, thảo luận để trả lời các câu hỏi sau: + So sánh hình thức sinh sản vô tính và hữu tính ? + Hãy cho biết giun đất, giun đũa cá thể nào là lưỡng tính, phân tính và cá thể nào có hình thức thụ tinh ngoài, thụ tinh trong ? GV: nhắc lại hình thức thức sinh sản hữu tính phân tính và lưỡng tính HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, tham khảo thông tin SGK, đại diện tham gia trả lời. Yêu cầu học sinh nêu được: + Sinh sản hữu tính: có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái HS: Tiến hành thảo luận, đại diện nhóm tham gia trả lời câu hỏi các nhóm khác theo dõi nhận xét bổ sung. Yêu cầu học sinh nêu được: + Sinh sản vô tính không có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và cái ngược với hình thức sinh sản hữu tính + Giun đất: lưỡng tính, thụ tinh ngoài + Giun đũa: phân tính, thụ tinh trong HS: chú ý lắng nghe +Tiểu kết: Sinh sản hữu tính: có sự kết hợp giữa tế bào sinh dục đực và tế bào sinh dục cái Nội dung 3: Sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính Hoạt động 3: Tìm hiểu sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính +Mục tiêu: Học sinh nêu được sự hoàn chỉnh các hình thức sinh sản hữu tính thông qua các lớp động vật +Tiến hành hoạt động: Hoạt động giáo viên Hoạt động học sinh GV: giảng giải: Trong quá trình phát triển của sinh vật tổ chức cơ thể ngày càng tiến hoá phức tạp. GV: Yêu cầu học sinh tham khảo thông tin phần III trang 179 SGK và những kiến thức đã học để trả lời câu hỏi sau: + Hình thức sinh sản hữu tính hoàn chỉnh dần qua các lớp động vật thể hiện như thế nào ? GV: Yêu cầu học sinh hoạt động nhóm hoàn thành thông tin bảng trang 180 SGK HS: chú ý lắng nghe HS: Thực hiện theo yêu cầu của giáo viên, đại diện tham gia trả lời. Yêu cầu học sinh nêu được: + Từ thụ tinh ngoài ® thụ tinh trong, + Đẻ trứng ® đẻ con + Phôi phát triển có biến thái ® trực tiếp không có nhau thai ® trực tiếp có nhau thai + Con non không được chăm sóc ® Con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ HS: Tiến hành thảo luận, đại diện nhóm tham gia hoàn thành nội dung bảng, các nhóm khác theo dõi bổ sung chọn ý kiến đúng nhất. Yêu cầu học sinh nêu được như bảng sau: Tên loài Thụ tinh Sinh sản Phát triển phôi Tập tính bảo vệ trứng Tập tính nuôi con Trai sông Thụ tinh ngoài Đẻ trứng Biến thái Không Ấu trùng tự đi kiếm ăn Châu chấu Thụ tinh trong Đẻ trứng Biến thái Không Ấu trùng tự đi kiếm ăn Ếch đồng Thụ tinh ngoài Đẻ trứng Biến thái Không Ấu trùng tự đi kiếm ăn Cá chép Thụ tinh ngoài Đẻ trứng Trực tiếp ( không nhau thai) Không Con non tự đi kiếm ăn Thằng lằn bóng Thụ tinh trong Đẻ trứng Trực tiếp ( không nhau thai) Không Con non tự đi kiếm ăn Chim bồ câu Thụ tinh trong Đẻ trứng Trực tiếp ( không nhau thai) Làm tổ ấp trứng Nuôi con bằng sữa diều, mớm mồi Thỏ Thụ tinh trong Đẻ con Trực tiếp ( có nhau thai) Đào hang, lót ổ Nuôi con bằng sữa mẹ GV: Dựa vào nội dung bảng vừa hoàn thành, hãy nêu lợi ích của sự thụ tinh trong, đẻ con, phôi phát triển trực tiếp không hoặc có nhau thai và các hình thức bảo vệ trứng, nuôi con ? GV: Ý nghĩa sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính ? HS: Tham gia trả lời. Yêu cầu học sinh nêu được: +Thụ tinh trong trứng phát triển an toàn hơn và tỉ lệ trứng thụ tinh cao hơn. +Đẻ con phôi được phát triển trong cơ thể mẹ nên an toàn hơn +Phôi phát triển trực tiếp không hoặc có nhau thai ® sự phát triển của phôi không phụ thuộc vào môi trường bên ngoài + Các hình thức bảo vệ trứng, nuôi con nâng cao tỉ lệ sống sót của con non HS: tham gia trả lời: + Sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính đảm bảo cho động vật đạt hiệu quả sinh học cao như: nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh ở động vật non. +Tiểu kết: Sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính: - Từ thụ tinh ngoài ® thụ tinh trong - Đẻ trứng ® đẻ con - Phôi phát triển có biến thái ® trực tiếp không có nhau thai ® trực tiếp có nhau thai - Con non không được chăm sóc ® Con non được nuôi dưỡng bằng sữa mẹ Sự tiến hoá các hình thức sinh sản hữu tính đảm bảo cho động vật đạt hiệu quả sinh học cao như: nâng cao tỉ lệ thụ tinh, tỉ lệ sống sót, thúc đẩy sự tăng trưởng nhanh ở động vật non. VI. Kiểm tra đánh giá. 1.Hãy kể tên các hình thức sinh sản ở động vật và sự phân biệt các hình thức đó ? 2.Giải thích sự tiến hoá hình thức sinh sản hữu tính ? Cho ví dụ ? V. Dặn dò. 1. Về nhà học bài, trả lời các câu hỏi SGK 2. Đọc mục “Em có biết” 3. Vẽ hình 56.1; 56.2 SGK 4. Soạn bài mới theo các câu hỏi SGK và câu hỏi Ñ màu xanh ----------------------------cd----------------------------
File đính kèm:
- TIET58-SH7.doc