Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 5: Trùng biến hình và trùng giày

 TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY

 I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức: HS nắm được cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.

2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức có sẵn vào bài học.

 - Tiếp nhận thụng tin qua kờnh hỡnh, kờnh chữ.

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát và so sánh, thảo luận nhóm.

3. Thái độ: Yêu thích thêm bộ môn.

II. CHUẨN BỊ

 *GV: - Hinh phóng to 5.1, 5.2, 5.3 trong SGK.

 - Chuẩn bị tư liệu về động vật nguyên sinh.

 *HS: - Đọc trước bài học.

III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 * Kiểm tra: Có thể gặp trùng roi ở đâu ? Trùng roi giống và khác với thực vật ở những điểm nào ?

*Mở bài: Chúng ta tiêp tục nghiên cứu một số đại diện khác của ngành động vật nguyên sinh: Trùng biến hình và trùng giày.

Hoạt động 1: TÌM HIỂU TRÙNG BIẾN HÌNH

 +Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình.

+Cách tiến hành:

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 510 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 5: Trùng biến hình và trùng giày, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Tuần 3	NS: 
Tiết 5	ND:
 	 TRÙNG BIẾN HÌNH VÀ TRÙNG GIÀY
 I. MỤC TIÊU
1. Kiến thức: HS nắm được cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.
2. Kỹ năng: - Vận dụng kiến thức có sẵn vào bài học.
 - Tiếp nhận thụng tin qua kờnh hỡnh, kờnh chữ.
 - Rèn luyện kỹ năng quan sát và so sánh, thảo luận nhóm.
3. Thái độ: Yêu thích thêm bộ môn.
II. CHUẨN BỊ 
 *GV: - Hinh phóng to 5.1, 5.2, 5.3 trong SGK.
 - Chuẩn bị tư liệu về động vật nguyên sinh.
 *HS: - Đọc trước bài học. 
III. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 * Kiểm tra: Có thể gặp trùng roi ở đâu ? Trùng roi giống và khác với thực vật ở những điểm nào ?
*Mở bài: Chúng ta tiêp tục nghiên cứu một số đại diện khác của ngành động vật nguyên sinh: Trùng biến hình và trùng giày. 
Hoạt động 1: TÌM HIỂU TRÙNG BIẾN HÌNH
 +Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình.
+Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV treo tranh H.5.1; 5.2 cho HS quan sát và yêu cầu tập diễn đạt bằng lời về cấu tạo và di chuyển của trùng biến hình.
- GVcho HS sắp xếp 4 câu ngắn về quá trình bắt mồi và tiêu hoá của trùng biến hình tr 20.
- GV kết luận, cung cấp cho HS khái niệm về tiêu hoá nội bào.
 - GV cho HS nhận xét về hình thức sinh sản. 
- GV yêu cầu HS rút ra kết luận. 
- HS quan sát tranh H.5.1 ; 5.2 SGK.
- 2- 3 HS trình bày, HS khác bổ sung.
 - HS làm bài tập.
- HS đọc kết quả, HS khác nhậ xét bổ sung.
 ( Kết quả sắp xếp là: 2,1,3,4)
- HS : Sinh sản theo hình thức phân đôi. 
TIỂU KẾT: 1. Cấu tạo và di chuyển:
 - Cấu tạo đơn bào 
 - Di chuyển nhờ chân giả.
2. Dinh dưỡng: - Dinh dưỡng dị dưỡng nhờ không bào tiêu hoá.
 - Bắt mồi nhờ chân giả.
3. Sinh sản: Phân đôi
* Hoạt động 2: TÌM HIỂU TRÙNG GIÀY
+ Mục tiêu: HS nắm được cấu tạo, dinh dưỡng và sinh sản của trùng giày
+Cách tiến hàn
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- Cho HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát hình 5.1 và 5.3, thảo luận và trả lời các câu hỏi sau:
 + Nhân của trùng giày có gì khác với nhân trùng biến hình?
+ Không bào co bóp của trùng giày và trùng biến hình khác nhau như thế nào ( về cấu tạo số lượng và vị trí)?
+Tiêu hoá ở trùng giày khác với trùng biến hình như thế nào (về cách lấy thức ăn, quá trinh tiêu hoá và thải bã...)?
- GV nhận xét, kết luận kiến thức.
- HS làm theo yêu cầu của GV
*Yêu cầu: HS cần phải trả lời được:
C.1: Nhân trùng giày khác trùng biến hình:
+ Về số lượng: Trùng giày có hai nhân.
+ Về hình dạng: Một nhân lớn hình hạt đậu và một nhân nhỏ hình cầu.
C.2: Không bào co bóp trùng giày và trùng biến hình khác nhau:
+ Về cấu tạo: Có hình hoa thị: có túi chứa hình cầu ở giữa (để chứa) và các rãnh dẫn chất bài tiết ở xung quanh giống như cánh hoa thị (cấu tạo phức tạp hơn).
+ Về số lượng: có 2
+ Về vị trí: ở vị trí cố định.
C.3: Tiêu hoá ở trùng giày khác với trùng biến hình ở chỗ :
+ Thức ăn được lông bơi dồn về lỗ miệng.
+Thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hoá. Sau đó KBTH rời hầu di chuyển theo một quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hoá biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh, chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể.
- Đại diện nhóm trả lời và bổ sung.
TIỂU KẾT: 
1. Cấu tạo: Đơn bào: nhân lớn, nhân nhỏ, không bào co bóp, miệng, hầu.
2. Dinh dưỡng: Dị dưỡng. 
3. Sinh sản: 
 - Vô tính: Phân đôi theo chiều ngang
 - Hữu tính: Hình thức tiếp hợp.
*Kết luận chung: HS đọc kết luận SGK.
IV.KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
- Yêu cầu HS trả lời câu hỏi 1,2,3 SGK.
V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Trả lời các câu hỏi cuối bài vào vở bài tập và học thuộc.
- Đọc:“Em có biết?’’
- Chuẩn bị: Đọc và làm trước các bài tâp ở bài 6.

File đính kèm:

  • docT5.doc