Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 25, Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác

1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải:

 a. Kiến thức:

 - Nêu được các đặc điểm riêng của một số loài giáp xác điển hình thích nghi với các môi trường và lối sống khác nhau

- Nêu đặc điểm chung của lớp giáp xác

- Nêu được vai trò của giáp xác trong tự nhiên và đối với việc cung cấp thực phẩm cho con người

 b. Kĩ năng:

 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh

 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm

 c. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn

2. Chuẩn bị của GV & HS

a. Chuẩn bị của GV

 Chuẩn bị tranh vẽ H24.1 - H24.7, bảng phụ

b. Chuẩn bị của HS

 - Nghiên cứu kỹ bài trước khi lên lớp

 

doc3 trang | Chia sẻ: thetam29 | Lượt xem: 461 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 25, Bài 24: Đa dạng và vai trò của lớp giáp xác, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn:
11/11/2011
Ngày giảng:
Sinh
7
A
:
14/11/2011
Sinh
7
D
:
14/11/2011
Tiết 25 bài 24: ĐA DẠNG VÀ VAI TRÒ CỦA LỚP GIÁP XÁC 
1. Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS phải:
 a. Kiến thức: 
 - Nêu được các đặc điểm riêng của một số loài giáp xác điển hình thích nghi với các môi trường và lối sống khác nhau
- Nêu đặc điểm chung của lớp giáp xác
- Nêu được vai trò của giáp xác trong tự nhiên và đối với việc cung cấp thực phẩm cho con người
 b. Kĩ năng:
 - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, so sánh
 - Kĩ năng tự nghiên cứu và hoạt động nhóm
 c. Thái độ: Giáo dục lòng yêu thích bộ môn
2. Chuẩn bị của GV & HS
a. Chuẩn bị của GV
 Chuẩn bị tranh vẽ H24.1 - H24.7, bảng phụ
b. Chuẩn bị của HS
 - Nghiên cứu kỹ bài trước khi lên lớp
3. Tiến trình bài dạy
a. Kiểm tra bài cũ :
b. Gi ảng bài mới 
* Đặt vấn đề vào bài mới: Giáp xác có sự đa dạng ntn? Chúng có vai trò gì với con người. Tiết học hôm nay sẽ giúp các em trả lời các câu hỏi trên.
Hoạt động giáo viên
Hoạt động học sinh
Nội dung
Hoạt động 1: ( 20 ‘ )
Tìm hiểu một số giáp xác khác. 
* Mục tiêu: Hiểu được sự đa dạng của giáp xác.
-GV: Yêu cầu quan sát hình 24.1 đến 24.7 và đọc nội dung thông tin dưới mỗi hình 
-?: Hãy kể tên một số giáp xác mà em biết?
-?: Trong các đại diện loài nào có kích thước lớn nhất?
-?: Loài nào có kích thước nhỏ?
-?: Loài nào có hại, hại như thế nào?
-?: Loài nào có lợi? Lợi như thế nào?
-?: Ở địa phương gặp các giáp xác nào? Ở đâu?
-?: Nhận xét.
-HS: Quan sát các hình trong SGK và đọc thông tin.
-HS: Mọt ẩm, cua , Con sun
-HS: Cua nhện có kích thước lớn nhất.
-HS: Rận nước, chân kiếm.
-HS: 
+ Sun cản trở giao thông, chân kiếm ký sinh hại cá.
+ Tôm, cua, rận nướcTôm , cua là nguồn thực phẩm quan trọng, rận nước là thức ăn của cá.
-HS: Tôm, cua đồng, tép, rận, mọt ẩmAo, hồ, ruộng, sông.
-HS: Kết luận.
I. Một số giáp xác khác:
- Lớp giáp xác rất đa dạng và phong phú như: Cua đồng, tép, rận nước, cua nhện.
- Giáp xác rất đa dạng về môi trường sống, hình dạng, kích thước.
Hoạt động 1: ( 18’)
Tìm hiểu vai trò thực tiễn. 
* Mục tiêu: Tìm hiểu về vai trò thực tiễn của giáp xác.
-GV: Yêu cầu tìm hiểu nội dung SGK, ngồi theo nhóm thảo luận hoàn thành bảng.
-HS: Tìm hiểu nội dung SGK, ngồi theo nhóm thảo luận hoàn thành bảng.
II. Vai trò thực tiễn:
STT
Các mặt có ý nghĩa thực tiễn
Tên loài ví dụ
1
Thực phẩm đông lạnh
- Tôm sông, tôm hùm
2
Thực phẩm khô
- Tép rong, sú, tôm he
3
Nguyên liệu làm mắm
- Guốc, tép
4
Thực phẩm tươi sống
- Sú, tôm hùm, tép
5
Có hại cho giao thông thuỷ
- Sun
6
Kí sinh gây hại cá
- Chân kiếm kí sinh
 -?: Qua bảng trên em rút ra kết luận gì về vai trò giáp xác với chúng ta?
-GV: Giáp xác có số lượng loài lớn, có vai trò quan trọng đối với đời sống con người như: Làm thực phẩm, cải tạo nền đáy, làm sạch môi trường nước, giúp cân bằng sinh học.
-?: Muốn bảo vệ các loài tôm, cua, tép rong ở địa phương em cần phải làm gì?
-HS: TL→
-HS: Lắng nghe và ghi nhớ
-HS: Không lạm dụng, hạn chế sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc bảo vệ thực vật tránh ô nhiễm nguồn nước, không vứt rác bừa bãi xuống sông, kênh gây ô nhiễm nguồn nước.Nếu có điều kiện cần nuôi trồng những loài thuỷ sản trên vì các loài đó có giá trị cao, không đánh bắt bừa bãi.
- Làm thực phẩm, nguyên liệu sản xuất mắm, trang trí. Một số cũng có hại cho giao thông thuỷ, gây hai đối với động vật khác
c . Củng cố: ( 5’ ) 
-Yêu cầu đọc nội dung phần ghi nhớ SGK.
- Nêu vai trò của giáp xác nhỏ trong ao, hồ, sông?
d. Dặn dò: ( 2’ ) 
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.
- Đọc phần em có biết.
- Xem trước và soạn nội dung bài 25 .Chuẩn bị nhện (đựng trong bọc nilon).
* RÚT KINH NGHIỆM:
- Thời gian giảng toàn bài: 
- Thời gian dành cho từng phần: 
.
...........................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
- Phương pháp giảng dạy: .

File đính kèm:

  • doctiet_25_bai_24_da_dang_va_vai_tro_cua_lop_giap_xac.doc