Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 11: Sán lá gan

I. MỤC TIÊU

1. Kiến thức

- Cho HS nhận biết được sán lông còn sống tự do và mang đầy đủ các đặc điểm của ngành giun dẹp

- Hiểu được cấu tạo của sán lá gan đại diện cho giun dẹp nhưng thích nghi với kí sinh.

- Giải thích được vòng đời của sán lá gan có qua nhiều giai đoạn ấu trùng, kèm theo thay đổi vật chủ, thích nghi với đời sống kí sinh.

2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng tư duy tích cực , sáng tạo, tự khai thác và tìm tòi để tìm ra quy luật, xác định được câu trả lời chính xác.

3. Thái độ:- Vận dụng vào thực tiễn đời sống hàng ngày, biết cách giữ gìn vệ sinh trong ăn uống (sản xuất và sử dụng thực phẩm sạch ).

II. CHUẨN BỊ

*GV:- Tranh sán lông và sán lá gan.

 - Tranh vòng đời của sán lá gan.

 - Đèn chiếu, phim ghi phiếu học tập và câu hỏi thảo luận.

*HS: - Kẻ phiếu học tập vào vở bài tập.

 III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:

 *Hoạt động 1:TÌM HIỂU VỀ SÁN LÁ GAN

 + Mục tiêu: - HS phải điền được các cụm từ thích hợp vào bảng

 - Nắm được đặc điểm cấu tạo ở sán lá gan qua kênh hình, kênh chữ và qua so sánh với sán lông.

+Cách tiến hành:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ

- GV treo tranh cho HS quan sát, yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK tr. 41 về sán lá gan, điền chú thích vào các hình vẽ.

- Cho HS lần lượt đọc thông tin về nơi sống, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và cơ quan sinh sản của sán lá gan, hỏi, tóm tắt, ghi bài học.

- GV:Yêu cầu HS thảo luận nhóm và điền các cụm từ thích hợp vào bảng: “Đặc điểm cấu tạo của sán lông , sán lá gan”.( chiếu lên phim)

- GV đi các bàn quan sát HS làm việc và giải thích hoặc gợi ý.

- Chiếu kết quả của HS lên màn hình.

 

- GV cho HS xem bảng chuẩn kiến thức . - HS làm theo hướng dẫn của GV.

- HS lên bảng điền các chú thích, HS khác nhận xét.

 - HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 551 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Tiết 11: Sán lá gan, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần 6	NS:
 Tiết 11 	ND:
 SÁN LÁ GAN
I. MỤC TIÊU	
1. Kiến thức
- Cho HS nhận biết được sán lông còn sống tự do và mang đầy đủ các đặc điểm của ngành giun dẹp 
- Hiểu được cấu tạo của sán lá gan đại diện cho giun dẹp nhưng thích nghi với kí sinh. 
- Giải thích được vòng đời của sán lá gan có qua nhiều giai đoạn ấu trùng, kèm theo thay đổi vật chủ, thích nghi với đời sống kí sinh.
2. Kỹ năng - Rèn kỹ năng tư duy tích cực , sáng tạo, tự khai thác và tìm tòi để tìm ra quy luật, xác định được câu trả lời chính xác.
3. Thái độ:- Vận dụng vào thực tiễn đời sống hàng ngày, biết cách giữ gìn vệ sinh trong ăn uống (sản xuất và sử dụng thực phẩm sạch ).
II. CHUẨN BỊ
*GV:- Tranh sán lông và sán lá gan.
 - Tranh vòng đời của sán lá gan.
 - Đèn chiếu, phim ghi phiếu học tập và câu hỏi thảo luận.
*HS: - Kẻ phiếu học tập vào vở bài tập.
 III .TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
 *Hoạt động 1:TÌM HIỂU VỀ SÁN LÁ GAN
 + Mục tiêu: - HS phải điền được các cụm từ thích hợp vào bảng 
 - Nắm được đặc điểm cấu tạo ở sán lá gan qua kênh hình, kênh chữ và qua so sánh với sán lông.
+Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV treo tranh cho HS quan sát, yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK tr. 41 về sán lá gan, điền chú thích vào các hình vẽ.
- Cho HS lần lượt đọc thông tin về nơi sống, cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và cơ quan sinh sản của sán lá gan, hỏi, tóm tắt, ghi bài học.
- GV:Yêu cầu HS thảo luận nhóm và điền các cụm từ thích hợp vào bảng: “Đặc điểm cấu tạo của sán lông , sán lá gan”.( chiếu lên phim)
- GV đi các bàn quan sát HS làm việc và giải thích hoặc gợi ý.
- Chiếu kết quả của HS lên màn hình.
- GV cho HS xem bảng chuẩn kiến thức .
- HS làm theo hướng dẫn của GV.
- HS lên bảng điền các chú thích, HS khác nhận xét.
 - HS đọc thông tin, trả lời câu hỏi
TIỂU KẾT
 I. Nơi sống, cấu tạo và di chuyển:
 - Sống kí sinh ở gan mật trâu bò.
 - Cơ thể hình lá , dẹp, dài 2-5cm
 - Mắt, lông bơi tiêu giảm, giác bám phát triển.
 - Di chuyển chui rúc luồn lách trong môi trường kí sinh.
II. Dinh dưỡng: SGK
III. Sinh sản:. Cơ quan sinh dục: Lưỡng tính, dạng ống phân nhánh chằng chịt.
 * Bảng - Đặc điểm cấu tạo ở sán lông, sán lá gan.
TT
Đại diện 
Đặc điểm
Sán lông
Sán lá gan
ý nghĩa thích nghi ở sán lá gan
1
Mắt 
Phát triển
Tiêu giảm
Không sử dụng 
2
Lông bơi
Phát triển
Tiêu giảm
Không sử dụng 
3
Giác bám
Phát triển
Để bám vào vật chủ
4
Cơ quan tiêu hoá (nhánh ruột)
Bình thường
Phát triển
Đồng hoá nhiều chất dinh dưỡng
5
Cơ quan sinh dục
Bình thường
Phát triển
Đẻ nhiều theo quy luật số lớn ở động vật kí sinh
 *Hoạt động 2 :VÒNG ĐỜI CỦA SÁN LÁ GAN
 + Mục tiêu : HS nắm được vòng đời của sán lá gan có qua nhiều giai đoạn ấu trùng, kèm theo thay đổi vật chủ, thích nghi với đới sống kí sinh.
+Cách tiến hành:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY
HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ
- GV yêu cầu HS nghiên cứu SGK,quan sát hình 11.2 tr.42. Thảo luận nhóm:
+Hoàn thành bài tập: Vòng đời của sán lá gan sẽ bị ảnh hưởng thế nào nếu trong thiên nhiên xảy ra các tình huống sau:
. Trứng sán không gặp nước
. Ấu trùng nở không găp cơ thể ốc thích hợp
. Ốc chứa ấu trùng bị đồng vật khác (cá, vịt, chim nước) ăn mất.
. Kén sán bám vào rau bèo nhưng chờ mãi mà không gặp trâu bò ăn phải.
+ Viết sơ đồ biểu diễn vòng đời của sán lá gan.
- Sán lá gan thích nghi với sự phát tán nòi giống như thế nào?
- GV gọi các nhóm chữa bài. ( đại diện 2 nhóm lên viết sơ đồ vòng đời)
- GV tóm tắc, thông báo ý kiến đúng.
- Lưu ý cho HS : Các giai đoạn sống ngoài môi trường nước, ấu trùng đều có cơ quan di chuyển như lông bơi ( ở ấu trùng lông) và đuôi ( ở ấu trùng đuôi ).
- Liên hệ thực tế về biện pháp đề phòng cụ thể.
- GV gọi 1-2 HS lên bảng chỉ tranh - trình bày vòng đời của sán lá gan.
- Cá nhân đọc thông tin quan sát hình 11.2 - ghi nhớ kiến thức.
- Thảo luận nhóm hoàn thành bài tập.
*Yêu cầu:
- Không nở thàng ấu trùng.
- Ấu trùng sẽ chết.
- Ấu trùng không phát triển.
- Kén hỏng và không nở thành sán được.
- Dựa vào hình 11.2 tr. 42 SGK viết theo chiều mũi tên, chú ý các giai đoạn ấu trùng và kén.
- Trứng phát triển ngoài môi trường thông qua vật chủ.
- Diện nhóm trình bày đáp án, nhóm 
khác bổ sung.
TIỂU KẾT
 Sán lá gan Trứng Ấu trùng lông Ấu trùng có đuôi(ốc) Kết kén 
 (Trâu bò) (Môi trường nước) (Môi trường nước) (Bám vào cây rau, bèo) 
* Kết luận chung: HS đọc kết luận SGK.
IV. KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ
 GV cho HS trả lời câu hỏi 1, 2, 3 SGK
V. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ 
- Học bài và trả lời câu hỏi SGK.Tìm hiểu các bệnh sán gây nên cho người và động vật.
- Đọc mục “Em có biết”Kẻ bảng trang 45 vào vở bài tập.Chuẩn bị bài mới (bài 12).

File đính kèm:

  • docT11.doc
Giáo án liên quan