Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Học kỳ II

BÀI 38: THẰN LẰN BÓNG ĐUÔI DÀI

I. MỤC TIÊU BÀI DẠY.

 1.Kiến thức:

- Nêu được các đặc điểm về đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài.

- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống ở cạn.

- So sánh cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài với ếch đồng để thấy cấu tạo của thằn lằn thích nghi với đời sống trên cạn.

- Mô tả được cách di chuyển của thằn lằn

 2.Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng quan sát tranh, mô hình, kĩ năng hoạt động nhóm

 3.Thái độ:

- Yêu thích môn học

II. ĐỒ DÙNG DẠY- HỌC

 1. Chuẩn bị của GV

- Đèn chiếu, phim trong in nội dung phiếu học tập, đáp án phiếu học tập, đáp án bảng SGK/125. Viết lông dầu

- Tranh cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài

- Mô hình thằn lằn bóng đuôi dài

 2. Chuẩn bị của HS:

- Xem lại đặc điểm đời sống của ếch đồng

- Chuẩn bị các phiếu học tập

III. THÔNG TIN BỔ SUNG.

- Thông tin bổ sung SGV/145,146

IV. HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

1. Ổn định tổ chức

2. Kiểm tra bài cũ

- Giáo viên yêu cầu học sinh hoàn thành bảng sau :Bảng.Các đặc điểm thích nghi với đời sống của ếch đồng.

Đặc điểm hình dạng và cấu tạo ngoài Thích nghi với đời sống

 Ở nước Ở cạn

1. Đầu dẹp, nhọn, khớp với thân thành một khối thuôn nhọn về phía trước

Mắt và lỗ mũi nằm ở vị trí cao trên đầu ( Mũi ếch thông với khoang miệng và phổi vừa để ngửi vừa để thở)

Da trần, phủ chất nhày và ẩm, dễ thoáng khí

Mắt có mi giữ nước mắt do tuyến lệ tiết ra, tai có màng nhĩ

Chi năm phần có ngón chia đốt, linh hoạt

Các chi sau có màng bơi căng giữa các ngón ( Giống chân vịt)

3. Dạy bài mới

· Mở bài :

? Ếch đồng thích nghi với môi trường sống như thế nào?

 Giáo viên giới thiệu một số đại diện của lớp bò sát: Thằn lằn, rùa, rắn, cá sấu Nghiên cứu đại diện điển hình là thằn lằn bóng đuôi dài.

· Các hoạt động:

Hoạt động của Giáo viên và Học sinh Nội dung cơ bản

1. Hoạt động 1 : Đời sống

· Mục tiêu :

- Nêu được các đặc điểm về đời sống của thằn lằn bóng đuôi dài qua so sánh với đời sống ếch đồng để thấy được sự thích nghi với đời sống trên cạn của thằn lằn

- Trình bày được đặc điểm sinh sản của thằn lằn bóng đuôi dài.

· Cách tiến hành :

- GV : Yêu cầu học sinh đọc đoạn đầu thông tin SGK

- HS : Đọc thông tin, ghi nhớ kiến thức

- GV : Chiếu tranh vẽ hình dạng ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài Tên gọi

 

 

 

 

 

 

 

 

- GV : Chiếu hình thằn lằn bóng phơi nắng Giới thiệu về tập tính.

- HS : Quan sát tranh vẽ

- GV : Nêu vấn đề : Đời sống thằn lằn bóng đuôi dài có điểm gì khác với ếch đồng So sánh sự khác nhau về đời sống giữa chúng qua phiếu học tập.

- GV : Chiếu nội dung phiếu học tập, hướng dẫn học sinh cách hoàn thành . So sánh 3 đặc điểm:

+ Sống ở đâu? Hoạt động ở môi trường nào?

+ Thời gian kiếm mồi vào khi nào?

+ Chúng có những tập tính gì khác nhau?

 Phát phiếu học tập cho các nhóm, yêu cầu học sinh thảo luận nhóm hoàn thành.

- HS : Thảo luận nhóm (2 Phút), điền nội dung thích hợp vào ô trống I. Đời sống

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Nội dung phiếu học tập (Đáp án in nghiên)

Đặc điểm đời sống Ếch đồng Thằn lằn bóng đuôi dài

1- Nơi sống và hoạt động - Ở những nơi ẩm ướt, gần bờ nước - Ở những nơi khô ráo

2- Thời gian kiếm mồi - Ban đêm - Ban ngày

3- Tập tính - Thích ở nơi tối hoặc cĩ bĩng rm

- Tr đông trong các hang đất ẩm hoặc trong bùn - Thích phơi nắng

- Bò sát thân và đuôi vào đất

- Trú đông trong các hang đất khô

 

 

- HS : Đại diện nhóm chiếu trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.

- GV : Chiếu bảng chuẩn kiến thức. Giảng giải sơ lược đáp án phiếu học tập.

- HS : Tự sửa chữa nếu cần

- GV : Giới thiệu ngoài ra khác với ếch đồng thì thằn lằn bóng đuôi dài đã hoàn toàn thở bằng phổi Lối hô hấp của những động vật sống trên cạn

- Qua so sánh những đặc điểm về đời sống giữa thằn lằn và ếch đồng.

? Thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi với môi trường sống nào?

- HS : Cá nhân trả lời

 Thích nghi với đời sống trên cạn

- GV : Giới thiệu tuy nhiên thằn lằn bóng đuôi dài vẫn còn là động vật biến nhiệt nên trong đời sống vẫn còn những hạn chế nhất định như phải thường tìm đến những nơi có nhiệt độ thích hợp đặc biệt là vào mùa đông hoặc những ngày có nhiệt độ cao

- Sự thích nghi với đời sống trên cạn của thằn lằn bóng đuôi dài còn được thể hiện qua đặc điểm sinh sản.

- GV : Giới thiệu cơ quan sinh sản thằn lằn

? Sự thụ tinh diễn ra như thế nào? Thụ tinh trong

? Ưu điểm của thụ tinh trong so với thụ tinh ngoài?

Tỉ lệ trứng gặp tinh trùng cao nên số lượng trứng ít cũng đủ để duy trì nòi giống

- Nâng cao :

? Trứng có vỏ dai có ý nghĩa gì với đời sống trên cạn?

- HS : Được bảo vệ tốt hơn trước những tác động bên ngoài

 Trứng có nhiều noãn hoàng, con non mới nở đã biết tự đi kiếm mồi là một ưu điểm giúp thích nghi với đời sống trên cạn.

- GV : Gọi 1 học sinh nhắc lại đặc điểm sinh sản của thằn lằn

- GV : mở rộng giới thiệu về hình dạng, sinh sản của thằn lằn bóng hoa.

2 . Hoạt động 2 : Cấu tạo ngoài và di chuyển

· Mục tiêu:

- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài thích nghi hoàn toàn với đời sống trên cạn

- Mô tả được cách di chuyển của thằn lằn

· Cách tiến hành :

- GV : Yêu cầu học sinh nghiên cứu thông tin SGK

- HS : Tự nghiên cứu thông tin SGK

- GV : Chiếu hình 38.1/SGK, kết hợp cho học sinh quan sát mô hình

 GV : Yêu cầu học sinh giới thiệu cấu tạo ngoài của thằn lằn bóng đuôi dài trên mô hình

+ Đuôi dài

+ Bốn chi ngắn, yếu Bò sát đất

+ Chi 5 ngón có vuốt

+ Cổ dài, quay về các phía

+ Mắt có mi cử động

+ Màng nhĩ nằm trong hốc tai ở 2 bên đầu

- GV : Chiếu và phân tích đặc điểm ngón có vuốt của thằn lằn bóng đuôi dài

- GV : Chiếu bảng SGK/125 Các đặc điểm cấu tạo ngoài đã được thể hiện ở bảng SGK Tìm hiểu xem các đặc điểm trên có ý nghĩa thích nghi như thế nào với môi trường sống ở cạn.

- GV : Hướng dẫn học sinh hoàn thành bảng ( Điền các gợi ý vào ô trống)

- HS : Thảo luận nhóm (3 phút) hoàn thành bảng, đại diện nhóm chiếu trình bày, các nhóm khác nhận xét, bổ sung

- GV : Chiếu bảng chuẩn kiến thức để học sinh tự sửa chữa nếu cần - Đời sống :

+ Ưa sống nơi khô ráo, thích phơi nắng

+ Có tập tính trú đông

+ Là động vật biến nhiệt

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

- Sinh sản:

+ Thụ tinh trong

+ Trứng có vỏ dai, nhiều noãn hoàng.

+ Con non phát triển trực tiếp

 

II. Cấu tạo ngoài và di chuyển

1. Cấu tạo ngoài

 

- Da khô, có vảy sừng Ngăn cản sự thoát hơi nước của cơ thể

- Có cổ dài Phát huy vai trò của các giác quan trên đầu, tạo điều kiện bắt mồi dễ dàng

- Mắt có mi cử động, có nước mắt Bảo vệ mắt, có nước mắt để màng mắt không bị khô

- Màng nhĩ nằm trong hốc tai Bảo vệ màng nhĩ và hướng các dao động âm thanh vào màng nhĩ

- Thân dài, đuôi rất dài Động lực chính của sự di chuyển

- Bàn chân có năm ngón có vuốt Tham gia di chuyển trên cạn

 

doc111 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 418 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Lớp 7 - Học kỳ II, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
n và quan sát hình.
- Trao đổi nhóm g lựa chọn đặc điểm phù hợp.
- Hoàn thành phiếu học tập
Yêu cầu: 
- Dơi:
+ Cơ thể ngắn thon nhỏ
+ Cánh rộng, chân yếu.
- Cá voi:
+ Cơ thể hình thoi
+ Chi trước biến đổi thành vây bơi.
- GV kẻ phiếu số 2 lên bảng.
- Đại diện các nhóm lên bảng viết nội dung.
- Nhóm khác theo dõi g nhận xét bổ sung.
- Hs theo dõi phiếu và tự sửa chữa.
- GV lưu ý nếu ý kiến của các nhóm chưa thống nhất gthảo luận tiếp g GV cho các nhóm lựa chọn để tìm hiểu số lựa chọn các phương án.
- GV nêu câu hỏi cho các nhóm: Tại sao lại chọn những đặc điểm này hay dựa vào đâu để lựa chọn?
- GV thông báo đáp án đúng và tìm hiểu số nhóm có kết qủa đúng nhiều nhất.
2. ĐẶC ĐIỂM CỦA DƠI VÀ CÁ VOI THÍCH NGHI VỚI ĐIỀU KIỆN SỐNG
Nội dung trong phiếu
PHIẾU HỌC TẬP SỐ 2
 Đặc điểm
Tên động vật
Hình dạng cơ thể
Chi trước
Chi sau
Dơi
- Thon nhỏ
- Biến đổi thành cánh da( mềm rộng nối chi trước với chi sau và đuôi)
- Yếu -> bám vào vật -> không tự cất cánh
Cá voi
- Hình thoi thon dài, cổ không phân biệt với thân
- Biến đổi thành bơi chèo( có các xương cánh, xương ống, xương bàn)
- Tiêu giảm
- GV hỏi:
+ Dơi có đặc điểm nào thích nghi với đời sống bay lượn?
+ Cấu tạo ngoài cá voi thích nghi với đời sống trong nước thể hiện như thế nào?
- HS dựa vào nội dung phiếu học tập số 2 trình bày
- GV hỏi thêm:
+ Tại sao cá voi cơ thể nặng nề, vây ngực rất nhỏ nhưng nó vẫn di chuyển được dễ dàng trong nước?
- HS dựa vào cấu tạo của xương vây giống chi trước g khỏe có thể có lớp mỡ dày
- GV đưa thêm một số thông tin về cá voi, cá heo.
4, Củng cố và đánh giá
GV cho HS làm bài tập sau:
Hãy đánh dấu nhân(x) vào câu trả lời đúng.
1. Cách cất cánh của dơi là:
a) Nhún mình lấy đà từ mặt đất
b) Chạy lấy đà rồi vỗ cánh
c) Chân rời vật bám, buông mình từ trên cao.
2. Chọn những đặc điểm của cá voi thích nghi đời sống ở nước
a) Cơ thể hình thoi, cổ ngắn
b) Vây lưng to giữ thăng bằng.
c) Chi trước có màng nối các ngón
d) Chi trước dạng bơi chèo
e) Mình có vảy, trơn
g) Lớp mỡ dưới da dày
5. Hướng dẫn về nhà
- Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK
- Đọc mục” Em có biết”
- Tìm hiểu về đời sống của chuột, hổ, báo.
- Kẻ bảng 1 tr. 164 SGK thêm cột “ Cấu tạo chân”.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM
____________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________________
Tuần : 26 - Tiết : 52
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
Bài 50: SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ (tiếp)
BỘ ĂN SÂU BỌ, BỘ GẶM NHẤM, BỘ ĂN THỊT
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1.Kiến thức:
-HS nêu được cấu tạo thích nghi với đời sống của bộ thú ăn sâu bọ, bộ thú gặm nhấm và bộ thú ăn thịt
- HS phân biệt được từng bộ thú thông qua những đặc điểm cấu tạo đặc trưng.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát tranh tìm kiến thức
- Kĩ năng thu nhập thông tin và kĩ năng hoạt động nhóm
3.Thái độ: Giáo dục ý thức tìm hiểu thế giới động vật để bảo vệ loài có lợi.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh chân, răng chuột chù.
- Tranh sóc, chuột đồng và bộ răng chuột.
- Tranh bộ răng và chân của mèo
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
- . Cách cất cánh của dơi là:
a) Nhún mình lấy đà từ mặt đất
b) Chạy lấy đà rồi vỗ cánh
c) Chân rời vật bám, buông mình từ trên cao.
- . Chọn những đặc điểm của cá voi thích nghi đời sống ở nước
a) Cơ thể hình thoi, cổ ngắn
b) Vây lưng to giữ thăng bằng.
c) Chi trước có màng nối các ngón
d) Chi trước dạng bơi chèo
e) Mình có vảy, trơn
g) Lớp mỡ dưới da dày
3. Dạy bài mới.
* Mở bài :
* Các hoạt động :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu: Bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt
-GV yêu cầu:
+ Đọc các thông tin của SGK tr. 162,163,164.
-Cá nhân tự đọc SGKg thu thập thông tin.
+ Quan sát hình vẽ 50.1, 50.2, 50.3, SGK.
+ Hoàn thành bàng 1 trong vở bài tập.
Trao đổi nhóm g quan sát kĩ tranh thống nhất ý kiến.
Yêu cầu:phân tích rõ cách bắt mồi, cấu tạo chân, răng.
- GV treo bảng 1 gHS tự điền vào các mục( bằng số).
-Nhiều nhóm lên bảng ghi kết quả của nhóm vào bảng 1.
-GV cho thảo luận toàn lớp về những ý kiến của các nhóm.
-GV cho HS quan sát bảng 1 với kiến thức đúng.
-Các nhóm theo dõi g bổ sung nếu cần.
-HS tự điều chỉnh những chỗ chưa phù hợp( nếu có).
1. Bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt
Bảng 1: Tìm hiểu về bộ ăn sâu bọ, bộ ăn thịt, bộ gặm nhấm.
Bộ thú
Đại diện
Môi trường sống
Lối sống
Cấu tạo răng
Cách bắt mồi
Chế độ ăn
Cấu tạo chân
Ăn sâu bọ
- Chuột chù
- Chuột chũi
1
4
1
1
2
2
3
3
2
2
1
1
Gặm nhấm
-Chuột đồng
- Sóc
1
3
2
2
3
3
1
1
3
1
1
0
Ăn thịt
-Báo
- Sói
2
1
1
2
1
1
2
1
2
2
2
2
Những câu trả lời lựa chọn
1. Trên mặt đất
2. Trên mặt đất và trên cây
3. Trên cây
4. Đào hang trong đất
1.Đơn độc
2. Sống đàn
1. Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp bên, sắc
2. Các răng đều nhọn
3. Răng cửa lớn, có khoảng trống hàm.
1. Đuổi mồi, bắt mồi.
2. Rình vồ mồi
3. Tìm mồi
1. Aên thực vật.
2. Ăn động vật 
3. Ăn tạp
1. Chi trước ngắn, bàn rộng ngón to khỏe.
2. Chi to khỏe các ngón có vuốt sắc nhọn dưới có nệm thịt và dày
+ Ngoài nội dung trong bảng chúng ta còn biết thêm gì về đại diện của 3 bộ thú này?
Hoạt động 2: Đặc điểm cấu tạo phù hợp với đời sống của bộ gặm nhấm, bộ ăn sâu bọ và bộ ăn thịt - Yêu cầu: Sử dụng nội dung ở bảng 1, quan sát lại hình trả lời câu hỏi:
+ Dựa vào cấu tạo của bộ răng phân biệt bộ ăn sâu bọ, bộ ăn thịt và bộ gặm nhấm.
+ Đặc điểm cấu tạo chân báo, sói phù hợp với việc săn mồi và ăn thịt như thế nào?
+ Nhận biết bộ thú ăn thịt, thú ăn sâu bọ, thú gặm nhấm nhờ cách bắt mồi như thế nào?
+ Chân chuột chũi có đặc điểm gì phù hợp với việc đào hang trong đất?
- Cá nhân xem lại thông tin trong bảng, quan sát chân, răng của các đại diện.
- Trao đổi nhóm g hoàn thành đáp án.
- Thảo luận toàn lớp về đáp án 
g nhận xét và bổ sung.
- Rút ra các đặc điểm cấu tạo thích nghi với đời sống của từng bộ.
2. ĐẶC ĐIỂM CẤU TẠO PHÙ HỢP
- Bộ thú ăn thịt:
+ Răng cửa sắc nhọn, răng nanh dài nhọn, răng hàm có mấu dẹp sắc
+ Ngón chân có vuốt cong, dưới có đệm thịt êm.
- Bộ thú ăn sâu bọ:
+ Mõm dài, răng nhọn
+ Chân trước ngắn, bàn rộng, ngón tay to khỏe -> đào hang.
- Bộ gặm nhấm:
+ Răng cửa lớn luôn mọc dài thiếu răng nanh
4. Củng cố và đánh giá
GV cho HS làm bài tập
1. Hãy lựa chọn những đặc điểm của bộ thú ăn thịt trong các đặc điểm sau:
a) Răng cửa lớn có khoảng trống hàm.
b) Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp 2 bên sắc
c) Rình và vồ mồi
d) Ăn tạp
e) Ngón chân có vuốt cong nhọn sắc, nệm thịt dày.
g) Đào hang trong đất
2. Những đặc điểm cấu tạo sau của bộ thú nào?
a) Răng cửa lớn có khoảng trống hàm
b) Răng cửa mọc dài liên tục
c) Ăn tạp
Hướng dẫn về nhà
- Học bài trả lời câu hỏi trong SGK. Đọc mục “ Em có biết”.
- Tìm hiểu đặc điểm sống của trâu, bò, khỉ,... Kẻ bảng tr.167 GSK vào vở bài tập.
IV/ RÚT KINH NGHIỆM
______________________________________________________________________________
 TỔ CHUYÊN MÔN DUYỆT	 BAN GIÁM HIỆU DUYỆT
Hình thức :
Số lượng :
Nội dung :
Đề nghị :.
..
 Vĩnh an, ngày.tháng.năm 2008
 Tổ trưởng chuyên môn
 Tuần : 2 7 - Tiết : 53
Ngày soạn : 
Ngày dạy : 
Bài 51: 	SỰ ĐA DẠNG CỦA THÚ (tiếp)
CÁC BỘ MÓNG GUỐC VÀ BỘ LINH TRƯỞNG
I. MỤC TIÊU BÀI DẠY
1.Kiến thức:
-HS nêu được những đặc điểm cơ bản của thú móng guốc và phân biệt được bộ guốc chẵn, bộ guốc lẻ.
- Nêu được đặc điểm bộ linh trưởng, phân biệt được các đại diện của bộ linh trưởng.
2.Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, so sánh. Kĩ năng hoạt động nhóm.
3.Thái độ: Giáo dục ý thức yêu quý và bảo vệ động vật.
II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC
- Tranh phóng to chân của lợn, bò, tê giác.
- HS kẻ bảng tr. 167 SGK vào vở bài tập.
III. HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ chức.
2. Kiểm tra bài cũ.
1. Hãy lựa chọn những đặc điểm của bộ thú ăn thịt trong các đặc điểm sau:
a) Răng cửa lớn có khoảng trống hàm.
b) Răng nanh dài nhọn, răng hàm dẹp 2 bên sắc
c) Rình và vồ mồi
d) Ăn tạp
e) Ngón chân có vuốt cong nhọn sắc, nệm thịt dày.
g) Đào hang trong đất
2. Những đặc điểm cấu tạo sau của bộ thú nào?
a) Răng cửa lớn có khoảng trống hàm
b) Răng cửa mọc dài liên tục
c) Ăn tạp
3. Dạy bài mới.
* Mở bài :
* Các hoạt động :
Hoạt động của giáo viên và học sinh
Nội dung cơ bản
Hoạt động 1: Tìm hiểu các bộ móng guốc
-GV yêu cầu, đọc SGK tr. 166,167, quan sát hình 51.3 trả lời câu hỏi:
+ Tìm đặc điểm chung của bộ móng guốc?
+ Chọn từ phù hợp điền vào bảng trong vở bài tập.
- Cá nhân đọc thông tin trong SGK tr.166,167.
-GV kẻ lên bảng để HS chữa.
Yêu cầu:
+ Móng có gu

File đính kèm:

  • docGA Sinh hoc 7 hoc ki II.doc