Giáo án môn Sinh học Khối 7 - Tiết 62: Biện pháp đấu tranh sinh học

I-Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- HS nêu được khái niệm đấu tranh sinh học.

- Thấy được các biện pháp chính trong đấu tranh sinh học là sử dụng các loại thiên địch.

- Nêu được những ưu điểm và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học.

2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, tư duy tổng hợp.

- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

 Giáo dục ý thức bảo vệ động vật, môi trường.

II-Đồ dùng dạy học:

- Tranh hình 59.1 SGK.

- Tư liệu về đấu tranh sinh học.

III-Hoạt động dạy và học:

* Mở bài: trong thiên nhiên để tồn tại các động vật có mối quan hệ với nhau, con người đã lợi dụng mối quan hệ này để mang lại lợi ích → vào bài.

 Hoạt động 1: thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học

* Mục tiêu: HS hiểu được mục tiêu khái niệm đấu tranh sinh học.

 

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- GV cho HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:

 + Thế nào là đấu tranh sinh học?

 Cho ví dụ về đấu tranh sinh học.

- GV bổ sung thêm kiến thức để hoàn thiện khái niệm đấu tranh sinh học.

- GV giải thích: sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại gọi là thiên địch.

- GV thông báo các biện pháp đấu tranh sinh học. - Cá nhân tự đọc thông tin SGK trang 192 → trả lời.

 Yêu cầu nêu được: dùng sinh vật tiêu diệt sinh vật gây hại.

 VD: mèo diệt chuột.

* Kết luận: Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật hại gây ra.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 644 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Khối 7 - Tiết 62: Biện pháp đấu tranh sinh học, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần
Tiết 
Ngày soạn:
Ngày dạy:
	Bài 59	BIỆN PHÁP ĐẤU TRANH SINH HỌC	
I-Mục tiêu: 
Kiến thức: 
HS nêu được khái niệm đấu tranh sinh học.
Thấy được các biện pháp chính trong đấu tranh sinh học là sử dụng các loại thiên địch.
Nêu được những ưu điểm và nhược điểm của biện pháp đấu tranh sinh học.
Kỹ năng: 
Rèn kỹ năng quan sát, so sánh, tư duy tổng hợp.
Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
Thái độ: 
	Giáo dục ý thức bảo vệ động vật, môi trường.
II-Đồ dùng dạy học:
Tranh hình 59.1 SGK.
Tư liệu về đấu tranh sinh học.
III-Hoạt động dạy và học:
* Mở bài: trong thiên nhiên để tồn tại các động vật có mối quan hệ với nhau, con người đã lợi dụng mối quan hệ này để mang lại lợi ích → vào bài.
	Hoạt động 1: thế nào là biện pháp đấu tranh sinh học 
* Mục tiêu: HS hiểu được mục tiêu khái niệm đấu tranh sinh học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi:
 + Thế nào là đấu tranh sinh học?
 Cho ví dụ về đấu tranh sinh học.
- GV bổ sung thêm kiến thức để hoàn thiện khái niệm đấu tranh sinh học.
- GV giải thích: sinh vật tiêu diệt sinh vật có hại gọi là thiên địch.
- GV thông báo các biện pháp đấu tranh sinh học.
- Cá nhân tự đọc thông tin n SGK trang 192 → trả lời.
 Yêu cầu nêu được: dùng sinh vật tiêu diệt sinh vật gây hại.
 VD: mèo diệt chuột.
* Kết luận: Đấu tranh sinh học là biện pháp sử dụng sinh vật hoặc sản phẩm của chúng nhằm ngăn chặn hoặc giảm bớt thiệt hại do các sinh vật hại gây ra. 
	Hoạt động 2: Những biện pháp đấu tranh sinh học 
* Mục tiêu: HS nêu được 3 biện pháp chính và nhóm thiên địch cụ thể:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Yêu cầu HS nghiên cứu SGK, quan sát hình 59.1 và hoàn thành phiếu học tập.
- GV kẻ phiếu học tập lên bảng.
- GV gọi các nhóm lên viết kết quả trên bảng.
- GV ghi ý kiến bổ sung của nhóm để HS so sánh kết quả và lựa chọn phương án đúng.
- GV thông báo kết quả đúng của các nhóm và yêu cầu theo dõi phiếu kiến thức chuẩn.
- GV tổng kết ý kiến đúng của các nhóm → cho HS rút ra kết luận.
- Cá nhân tự đọc thông tin trong SGK trang 192, 193 → ghi nhớ kiến thức.
- Trao đổi nhóm → hoàn thành phiếu học tập.
 Yêu cầu:
 + Thiên địch tiêu diệt sinh vật có hại là phổ biến.
 + Thiên địch gián tiếp để ấu trùng tiêu diệt trứng.
 + Gây bệnh cho sinh vật để tiêu diệt.
- Đại diện nhóm ghi kết quả của nhóm.
- Nhóm khác bổ sung ý kiến.
- Các nhóm tự sửa phiếu nếu cần.
* Kết luận:
- Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học: tiêu diệt những sinh vật có hại, tránh ô nhiễm môi trường.
- Nhược điểm:
 + Đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định.
 + Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật có hại.
Biện pháp
Thiên địch tiêu diệt sinh vật gây hại
Thiên địch đẻ trứng kí sinh vào sinh vật gây hại hay trứng sâu hại
Sử dụng vi khuẩn gây bệnh truyền nhiễm diệt sinh vật gây hại
Tên thiên địch
- Mèo (1)
- Cá cờ (2)
- Sáo (3)
- Kiến vồng (4)
- Bọ rùa (5)
- Diều hâu (6)
- Ong mắt đỏ (1)
- Aáu trùng của bướm đêm (2)
- Vi khuẩn Myôma và Calixi 
 (1)
- Nấm bạch dương và nấm lục cương (2)
Loài sinh vật bị tiêu diệt
- Chuột (1)
- Bọ gậy, ấu trùng sâu (2)
- Sâu bọ ban ngày (3)
- Sâu hại cam (4)
- Rệp sáp (5)
- Chuột ban ngày (6)
- Trứng sâu xám (1)
- Xương rồng (2)
- Thỏ (1)
- Bọ xít (2)
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV yêu cầu:
 + Giải thích biện pháp gây vô sinh để diệt sinh vật gây hại.
- GV thông báo thêm một số thông tin: ví dụ ở Hawai.
 + Cây cảnh Lantana phát triển nhiều thì có hại. Người ta nhập về 8 loại sâu bọ tiêu diệt Lantana bị tiêu diệt ảnh hưởng tới chim sáo ăn quả cây này. Chim sáo ăn sâu Cirphis gây hại cho đồng cỏ, ruộng lúa lại phát triển.
 + GV cho HS tự rút ra kết luận.
 Yêu cầu nêu được:
 + Ruồi làm loét da trâu bò → giết chết trâu bò.
 + Ruồi khó tiêu diệt.
 + Tuyệt sản ở ruồi đực thì ruồi cái có giao phối trúng không được thụ tinh → loài ruồi tự bị tiêu diệt.
- Một vài HS trả lời, HS khác bổ sung.
* Kết luận: Có 3 biện pháp đấu tranh sinh học.
	Hoạt động 3: Những ưu điểm và hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học 
* Mục tiêu: HS chỉ ra được ưu điểm và nhược điểm của các biện pháp đấu tranh sinh học.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- GV cho HS nghiên cứu SGK → trao đổi nhóm trả lời câu hỏi:
 + Đấu tranh sinh học có những ưu điểm gì?
 + Hạn chế của biện pháp đấu tranh sinh học là gì?
- GV ghi tóm tắt ý kiến của các nhóm → nếu ý kiến chưa thống nhất thì tiếp tục thảo luận.
- GV tổng kết ý kiến đúng của các nhóm → cho HS rút ra kết luận.
- Mỗi cá nhân tự thu thập kiến thức ở thông tin trong SGK trang 194.
- Trao đổi nhóm: yêu cầu nêu được:
 + Đấu tranh sinh học không gây ô nhiễm môi trường và tránh hiện tượng kháng thuốc.
 + Hạn chế: mất cân bằng trong quần xã, thiên địch không quen khí hậu sẽ không phát huy tác dụng động vật ăn sâu hại cây ăn luôn hạt của cây.
- Đại diện của nhóm trình bày kết quả → nhóm khác bổ sung.
* Kết luận:
- Ưu điểm của biện pháp đấu tranh sinh học: tiêu diệt nhiều sinh vật gây hại, tránh ô nhiễm môi trường.
- Nhựơc điểm:
 + Đấu tranh sinh học chỉ có hiệu quả ở nơi có khí hậu ổn định.
 + Thiên địch không diệt được triệt để sinh vật gây hại.
	Kết luận chung: HS đọc kết luận trong SGK.	
IV-Kiểm tra đánh giá: 
	GV sử dụng câu hỏi 1, 2 cuối bài.
V-Dặn dò:
Học bài, trả lời câu hỏi trong SGK.
Đọc mục “ Em có biết”.
Kẻ bảng: một số động vật quý hiếm ở Việt Nam, SGK trang 196 vào vở bài tập.

File đính kèm:

  • docGA sinh hoc 7 tiet 62.doc