Giáo án môn Sinh học Khối 7 - Tiết 42: Cấu tạo trong của thằn lằn

CẤU TẠO TRONG CỦA THẰN LẰN

A. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

-Nêu được những đặc điểm cấu tạo thích nghi với điều kiện sống của đại diện . (thằn lằn bong đuôi dài). Biết tập tính di chuyển và bắt mồi của thằn lằn.

2. Kỹ năng:

- Biết cách mổ thằn lằn, biết quan sát cấu tạo trong và ngoài của chúng.

3. Thái độ:

- Yêu thích tìm tòi bộ môn, ham tìm hiểu.

B. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:

- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát

- Kĩ năng hợp tác, quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công.

- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.

C. Phương pháp giảng dạy: vấn đáp, làm việc với SGK

D. Chuẩn bị giáo cụ:

1. Giáo viên:

- Tranh vẽ: Cấu tạo của thằn lằn, bộ xương.

- Mô hình não thằn lằn.

2. Học sinh:

- Kiến thức về cấu tạo trong của ếch và thằn lằn

E. Tiến trình bài dạy

1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số.(1’)

2. Kiểm tra bài cũ (5’)

- Cho biết những đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn?

3. Nội dung bài mới:

a. Đặt vấn đề:(2’) Để thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn, cơ thể thằn lằn đã có những đặc điểm cấu tạo ngoài phù hợp với đời sống, cấu tạo trong thì như thế nào? Có gì khác so với ếch đồng ?.

 

doc4 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 632 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Khối 7 - Tiết 42: Cấu tạo trong của thằn lằn, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết: 41	Ngày soạn: ... / ... / ...
CẤU TẠO TRONG CỦA THẰN LẰN
A. Mục tiêu:
1. Kiến thức:
-Nêu được những đặc điểm cấu tạo thích nghi với điều kiện sống của đại diện . (thằn lằn bong đuôi dài). Biết tập tính di chuyển và bắt mồi của thằn lằn.
2. Kỹ năng:
- Biết cách mổ thằn lằn, biết quan sát cấu tạo trong và ngoài của chúng.
3. Thái độ:
- Yêu thích tìm tòi bộ môn, ham tìm hiểu.
B. Các kĩ năng sống được giáo dục trong bài:
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lý thông tin khi quan sát 
- Kĩ năng hợp tác, quản lý thời gian và đảm nhận trách nhiệm được phân công.
- Kĩ năng tự tin khi trình bày ý kiến trước tổ, nhóm, lớp.
C. Phương pháp giảng dạy: vấn đáp, làm việc với SGK
D. Chuẩn bị giáo cụ:
1. Giáo viên:
- Tranh vẽ: Cấu tạo của thằn lằn, bộ xương.
- Mô hình não thằn lằn. 
2. Học sinh:
- Kiến thức về cấu tạo trong của ếch và thằn lằn 
E. Tiến trình bài dạy
1. Ổn định lớp - Kiểm tra sĩ số.(1’)
2. Kiểm tra bài cũ (5’)
- Cho biết những đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn?
3. Nội dung bài mới:
a. Đặt vấn đề:(2’) Để thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn, cơ thể thằn lằn đã có những đặc điểm cấu tạo ngoài phù hợp với đời sống, cấu tạo trong thì như thế nào? Có gì khác so với ếch đồng ?..........
b. Triển khai bài dạy:
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung kiến thức
HĐ1: Tìm hiểu về bộ xương thằn lằn (10’)
GV: yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, quan sát tranh vẽ bộ xương và ghi nhớ.
HS: nghiên cứu SGK và hình vẽ.
GV: yêu cầu HS chỉ trên tranh vẽ (mô hình) và gọi tên các xương?
HS: trả lời, bổ sung 
GV: nhận xét, kết luận:
- Xuất hiện xương sườn và xương mỏ ác→ lồng ngực, có tầm quan trọng trong hô hấp ở cạn. 
GV: So sánh bộ xương thằn lằn và bộ xương ếch, nêu rõ các đặc điểm nổi bật?
HS: Nêu các đặc điểm ...
GV: nhận xét và kết luận: Xương sườn→ hô hấp, 8 đốt sống cổ→ cử động linh hoạt, đai vai khớp cột sống→ chi trước linh hoạt.
I. Bộ xương:
- Xương đầu
- Cột sống có các xương sườn.
- Xương chi.
HĐ2: Tìm hiểu về các cơ quan dinh dưỡng:(12’)
GV: treo tranh cấu tạo và giới thiệu.
HS: 
- Yêu cầu HS quan sát tranh, ghi nhớ.
? Hệ tiêu hóa gồm những bộ phận nào?Những điểm nào khác hệ tiêu hóa của ếch đồng?
? Khả năng hấp thụ lại nước có ý nghĩa gì với thằn lằn khi sống trên cạn?
- HS trả lời , bổ sung - GV kết luận.
? So sánh hệ tuần hoàn của thằn lằn và ếch?
? Hệ hô hấp của thằn lằn khác ếch ở điểm nào?
?Ý nghĩa gì?
- HS trả lời, bổ sung- GV kết luận.
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK.
-Có thể giải thích khái niệm hậu thận.
? Nước tiểu đặc của thằn lằn liên quan như thế nào đến đời sống ở cạn?
- Học sinh trả lời, bổ sung- GV nhận xét tổng kết lại.
II. Các cơ quan dinh dưỡng:
1. Hệ tiêu hóa:
- Ống tiêu hóa: Miệng→ Thực quản→ Dạ dày→ ruột non→ Ruột già→ Hậu môn
- Tuyến tiêu hóa: gan, tụy mật.
→Ống tiêu hóa phân hóa cao, ruột già có khả năng hấp thụ lại nước.
2. Hệ tuần hoàn, hô hấp:
-Tim 3 ngăn ( có vách hụt) 2 vòng tuần hoàn, máu đi nuôi cơ thể ít bị pha trộn.
- Phổi có nhiều vách ngăn và mạch máu → sự trao đổi khí nhờ sự co dãn của các cơ liên sườn.
3. Hệ bài tiết:
- Thận sau có khả năng hấp thụ lại nước. Nước tiểu đặc.
HĐ3: Tìm hiểu về thần kinh và giác quan:(8’)
- Yêu cầu HS đọc thông tin và ghi nhớ.
- Học sinh quan sát bộ não thằn lằn.
? Bộ não thằn lằn khác ếch ở điểm nào?
- HS trả lời , bổ sung - GV kết luận.
III. Thần kinh và giác quan:
-Bộ não gồm 5 phần: não trước và tiểu não phát triển→ liên quan đến đời sống và hoạt động phức tạp.
4. Củng cố:(5’)
- HS đọc ghi nhớ SGK/129.
- Cho biết ý nghĩa của từng đặc điểm cấu tạo của thằn lằn có trong bảng sau thích nghi với đời sống ở cạn? ( bảng phụ)
1. Xuất hiện xườn sườn cùng xương mỏ ác tạo lồng ngực.
2. Ruột già có khả năng hấp thu lại nước.
 .......................
 .......................
5. Dặn dò:(2’)
 - Trả lời câu hỏi 1,2/130SGK. 
 - Sưu tầm các tranh nahr về loài bò sát
 - Tìm hiểu đặc điểm chung của lớp bò sát? Các loài khủng long ?

File đính kèm:

  • docsinh 7 tiet 41 theo chuan co KNS.doc