Giáo án môn Sinh học Khối 7 - Tiết 2: Phân biệt động vật với thực vật đặc điểm chung của động vật

I. MỤC TIÊU:

 1. Kiến thức:

- Phân biệt động vật với thực vật , thấy chúng có những đặc điểm chung của sinh vật nhưng chúng cũng khác nhau về một số đặc điểm cơ bản.

- Nêu được các đặc điểm của động vật để nhận biết chúng trong thiên nhiên.

- Phân biệt được động vật không xương sống với động vật có xương sống vai trò của chúng trong thiên nhiên và trong đời sống con người.

 2. Kỹ năng:

- Rèn kỹ năng : quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.

- Phát triển kỹ năng hoạt động nhóm.

 3. Thái độ:

 Biết bảo vệ những động vật có ích và tiêu diệt động vật có hại.

II. PHƯƠNG PHÁP:

 Sử dụng phương pháp : Trực quan, vấn đáp, so sánh, phân tích, tổng hợp, thảo luận, cung cấp thông tin.

III. CHUẨN BỊ:

- GV : + Tranh vẽ H.2.1.

 + Máy chiếu.

- HS : + Xem bài trước.

 + Kẻ bảng 1 và 2.

IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ:

 Câu hỏi :

1/ Hãy kể tên những động vật thường gặp ở địa phương em ? Chúng có đa dạng phong phú không ?

 Trả lời:

 HS tự nêu

 3. Bài mới :

 a.Giới thiệu bài:

 Động vật và thực vật đều xuất hiện rất sớm trên hành tinh chúng ta. Chúng đều xuất phát từ nguồn gốc chung, nhưng trong quá trình tiến hóa đã hình thành nên 2 nhánh sinh vật khác nhau. Bài học này sẽ giúp chúng ta hiểu được sự khác nhau giữa động vật và thực vật.

 b. Phát triển bài:

 

 Hoạt động 1: Phân biệt động vật và thực vật :

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 567 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Khối 7 - Tiết 2: Phân biệt động vật với thực vật đặc điểm chung của động vật, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN :1 Ngày soạn: 
TIẾT : 2 Ngày dạy:
Bài 2: PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT . 
ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT
I. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Phân biệt động vật với thực vật , thấy chúng có những đặc điểm chung của sinh vật nhưng chúng cũng khác nhau về một số đặc điểm cơ bản. 
- Nêu được các đặc điểm của động vật để nhận biết chúng trong thiên nhiên. 
- Phân biệt được động vật không xương sống với động vật có xương sống vai trò của chúng trong thiên nhiên và trong đời sống con người.
 2. Kỹ năng: 
- Rèn kỹ năng : quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp.
- Phát triển kỹ năng hoạt động nhóm. 
 3. Thái độ:
 Biết bảo vệ những động vật có ích và tiêu diệt động vật có hại.
II. PHƯƠNG PHÁP:
 Sử dụng phương pháp : Trực quan, vấn đáp, so sánh, phân tích, tổng hợp, thảo luận, cung cấp thông tin. 
III. CHUẨN BỊ: 
- GV : + Tranh vẽ H.2.1.
 + Máy chiếu.
- HS : + Xem bài trước.
 + Kẻ bảng 1 và 2. 
IV. TIẾN TRÌNH BÀI GIẢNG:
 1. Ổn định tổ chức: 
 2. Kiểm tra bài cũ: 
 Câu hỏi :
1/ Hãy kể tên những động vật thường gặp ở địa phương em ? Chúng có đa dạng phong phú không ?
 Trả lời:
 HS tự nêu
 3. Bài mới : 
 a.Giới thiệu bài:
 Động vật và thực vật đều xuất hiện rất sớm trên hành tinh chúng ta. Chúng đều xuất phát từ nguồn gốc chung, nhưng trong quá trình tiến hóa đã hình thành nên 2 nhánh sinh vật khác nhau. Bài học này sẽ giúp chúng ta hiểu được sự khác nhau giữa động vật và thực vật. 
 b. Phát triển bài:
Hoạt động 1: Phân biệt động vật và thực vật :
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
 GV hướng dẫn HS quan sát H.2.1 SGK và trả lời câu hỏi :
? Cấu tạo tế bào thực vật và tế bào động vật khác nhau ở thành phần nào ? 
 GV yêu cầu HS quan sát H. 2.1 thảo luận nhóm để hoàn thành bảng 1 bằng cách đánh dấu ( x ) vào các ô thích hợp trong bảng 1 trong 4’.
 GV giới thiệu sơ lược : Cây khoai tây khi quang hợp từ khí CO2 , muối khoáng, nhờ ánh sáng mặt trời, chúng tạo thành chất hữu cơ, tích luỹ ở củ dưới dạng tinh bột. Trong khi đó chuột phải ăn củ khoai tây để sống. Mèo lại ăn thịt chuột. Động vật phải sống nhờ chất hữu cơ có sẵn.
- 2 mũi tên là chỉ sự phóng đại của tế bào ở khoai tây ( thực vật ) và tế bào mèo ( động vật ).
- Tế bào thực vật có thành xenlulozo, tế bào động vật không có. 
 HS thảo luận để hoàn thành bảng 1.
I . Phân biệt động vật và thực vật:
Bảng 1. So sánh động vật với thực vật
Đặc điểm 
 cơ 
 thể
Đối 
tượng
phân 
biệt
Cấu tạo tế bào
Thành xenlulozo
Lớn lên và sinh sản 
Chất hữu cơ nuôi cơ thể 
Khả năng di chuyển 
Hệ thần kinh và giác quan 
Không
Có
Không
Có 
Không
Có
Tự tổng hợp được
Sử dụng chất hữu cơ có sẵn 
Không
Có
Không
có
Thực vật 
x
x
x
x
x
x
Động vật
x
x
x
x
x
x
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
 GV yêu cầu đại diện các nhóm lên điền vào bảng 1
 GV dùng máy chiếu chỉnh sửa cho hoàn chỉnh. 
 GV yêu cầu HS dựa vào bảng 1 để trả lời câu hỏi :
? Động vật giống thực vật ở các đặc điểm nào? 
? Động vật khác thực vật ở các đặc điểm nào? 
 GV rút ra kết luận về điểm giống và khác nhau giữa động vật và thực vật.
 Đại diện nhóm điền vào bảng, nhóm khác bổ sung. 
- Có cấu tạo tế bào, lớn lên và sinh sản. 
- Động vật : sử dụng chất hữu cơ có sẵn, có hệ thần kinh và giác quan, có cơ quan di chuyển. 
 Động vật phân biệt với thực vật ở các đặc điểm chủ yếu sau: dị dưỡng, có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan, sử dụng chất hữu cơ có sẵn .
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của động vật:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
 GV yêu cầu HS đọc phần dự kiến trong SGK để tìm những đặc điểm phân biệt động vật với thực vật. 
? Động vật có những đặc điểm quan trọng nào?
 GV rút ra đặc điểm chung của động vật : 
 HS đọc tìm ra các đặc điểm 
- Có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan, dị dưỡng tức khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn. 
II. Đặc điểm chung của động vật :
- Có khả năng di chuyển. 
- Có hệ thần kinh và giác quan. 
- Dị dưỡng tức khả năng dinh dưỡng nhờ chất hữu cơ có sẵn.
Hoạt động 3: Sơ lược phân chia giới động vật: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
 GV yêu cầu HS đọc thông tin SGK và giới thiệu về sự phân chia giới động vật trong chương trình sinh học 7. 
 HS đọc thông tin SGK để biết được sự phân chia của giới động vật.
III . Sơ lược phân chia giới động vật : 
 Động vật chia thành :
- Động vật không xương sống gồm : Động vật nguyên sinh, ruột khoang, giun dẹp, giun tròn, giun đốt, thân mềm, chân khớp. 
- Động vật có xương sống gồm : cá, lưỡng cư, bò sát, chim, thú.
Hoạt động 4: Vai trò của động vật:
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
 GV yêu cầu HS thảo luận nhóm để điền tên các loài ĐV vào bảng 2 trong 5’.
 HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 2
IV . Vai trò của động vật :
Bảng 2. Động vật với đời sống con người
STT
Các mặt lợi, hại
Tên động vật đại diện
1
* Động vật cung cấp nguyên liệu cho con người:
- Thực phẩm
- Gà, lơn, dê, trâu, bò, hươu, vịt, 
- Lông
- Gà, cừu, vịt,
- Da
- Trâu, bò, cá sấu, rắn, trăn, hổ
2
* Động vật dùng làm thí nghiệm cho :
- Học tập, nghiên cứu khoa học
- Ếch, thỏ, chó, 
- Thử nghiệm thuốc 
- Chuột bạch, chó, 
3
* Động vật hổ trợ cho người trong :
- Lao động 
- Trâu, bò, ngựa, voi, lạc đà, ..
- Giải trí 
- Voi, khỉ, cá heo, 
- Thể thao
- Ngựa, chó, voi, trâu, gà 
- Bảo vệ an ninh
- Chó nghiệp vụ, chim đưa thư, 
4
* Động vật truyền bệnh sang người
- Ruồi, muỗi, rận, rệp, bọ chó, 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
 GV gọi đại diện nhóm lên để trình bày.
 GV dùng máy chiếu chỉnh sửa kết quả đúng.
 GV nêu câu hỏi :
? Động vật có vai trò gì đối với đời sống con người? 
 GV chốt lại kiến thức :
 GV giáo dục HS : Động vật có vai trò rất lớn đối với đời sống con người. Vì vậy chúng ta cần phải bảo vệ chúng, không khai thác quá mức, còn đối với động vật gây hại thì ta cần phải tiêu diệt chúng, không để chúng sinh sản và phát triển.
 Đại diện nhóm trình bày, nhóm khác bổ sung. 
- Động vật mang lại nhiều lợi ích cho con người như cung cấp thức ăn, lông, da, dùng trong nghiên cứu, lao động, giải trí,  tuy nhiên một số có hại cho con người như trền bệnh.
 Động vật có vai trò quan trọng đối với đời sống con người như : làm thực phẩm, lấy da, lấy lông , thử nghiệm thuốc Bên cạnh đó cũng có một số động vật truyền bệnh cho người.
 c. Củng cố:
 Học sinh dọc ghi nhớ SGK.
 d. Kiểm tra, đánh giá:
 Đánh dấu ( x) vào đầu câu trả lời đúng :
1/ Giới ĐV chia ra làm 2 nhóm:
a. Động vật đơn bào và động vật nguyên sinh. 
b. Động vật không xương sống và động vật có xương sống. 
c. Động vật thân mềm và động vật thân cứng. 
d. Động vật nguyên sinh và động vật thứ sinh. 
2/ Hoạt động không có ở động vật là :
a. Sinh sản. 
b. Trao đổi chất.
c. Di truyền. 
d. Tổng hợp chất hữu cơ.
 4. Hướng dẫn học ở nhà:
* GV hướng dẫn HS trả lời câu hỏi SGK.
1/ Mục II.
2/ Các động vật xung quanh chỗ ở, được chia thành 2 nhóm :
- Động vật không xương sống gồm : Ruồi, muỗi sống nơi bụi rậm, sinh sản nơi nước đọng; nhện sống trên cây, trần nhà; tôm sống dưới nước, 
- Động vật có xương sống gồm : Trâu sống, bò, lợn, gà sống trên cạn; rắn sống trên cạn, dưới nước; .
3/ Ý nghĩa của động vật đối với đời sống con người rất lớn, đến mức nếu không có động vật, con người sống rất khó khăn.
* GV hướng dẫn HS quan sát mục “ Em có biết? ”.
* GV dặn dò :
- Học bài 
- Xem trước bài mới
- Chuẩn bị một số mẫu vật : rơm khô, nước có màu xanh ở ao, hồ .

File đính kèm:

  • docBAI 2 PHAN BIET DONG VAT.doc