Giáo án môn Sinh học Khối 6 - Tiết 1 đến 8 - Phạm Văn Tín

I . MỤC TIÊU

 1 . Kiến thức

 - Nêu được đặc điểm chủ yếu của cơ thể sống .

 - Phân biệt vật sống và vật không sống .

 2 . Kỹ năng

 - Rèn kỹ năng tìm hiểu đời sống hoạt động của sinh vật

 3 . Thái độ

 - Giáo dục lòng yêu thiên nhiên , yêu thích môn học .

II . CHUẨN BỊ

 GV : Tranh vẽ thể hiện một vài nhóm sinh vật , hình vẽ 2.1 SGK.

III . PHƯƠNG PHÁP

- Vấn đáp

- Học tập theo nhóm nhỏ

IV . HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC

 1. Ổn định lớp

 2 . Kiểm tra

 3 . Bài giảng

 Mở đầu : SGK

 

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY HOẠT ĐỘNG CỦA TRÒ GHI BẢNG

Hoạt động 1 : NHẬN DẠNG VẬT SỐNG VÀ VẬT KHÔNG SỐNG

H . Em hãy kể tên một số cây, con , đồ vật ở xung quanh ?

GV. Yêu cầu học sinh chọn đại diện để quan sát :

 

GV . Yêu cầu HS thảo luận nhóm theo câu hỏi :

 1. Con gà , cây đậu cần điều kiện gì để sống?Cái bàn có cần điều kiện giống như con gà và cây đậu để tồn tại không ?

 2 . Sau một thời gian chăm sóc đối tượng nào sẽ tăng kích thước, khối lượng và đối tượng nào không tăng ?

GV . Yêu cầu các nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình

 

 

GV. Gới thiệu vật sống ( con gà , cây đậu ) và vật không sống ( cái bàn )

GV. Em hãy lấy một số VD về vật sống và vật không sống ?

 HS . Kể những sinh vật xung quanh

HS . Chọn đại diện để quan sát VD con gà ,cây đậu ,cái bàn .

HS . Thảo luận nhóm và cử một người ghi lại những ý kiến trao đổi thống nhất của nhóm .

 

 

 

 

 

 

HS . Đại diện nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình => nhóm khác bổ sung => chọn ý kiến đúng

 

HS . Rút ra kết luận Về vật sống và vật không sống

 

HS . Tự cho ví dụ

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

 

Kết luận :

- Vật sống : Lấy thức ăn ,nước uống ,lớn lên ,sinh sản .

- Vật không sống : Không lấy thức ăn ,không lớn lên

 

doc19 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 437 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học Khối 6 - Tiết 1 đến 8 - Phạm Văn Tín, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
t ra đặc điểm chung của thực vật .
HS . Làm BT vào vở BT in một HS lên bảng trình bày vào bảng phụ
HS . Nhận xét : Động vật có di chuyển còn thực vật không di chuyển và có tính hướng sáng 
- Từ bảng và những hiện tượng trên rút ra những đặc điểm chung của thực vật 
Kết luận : Thực vật có khả năng tạo chất dinh dưỡng , không có khả năng di chuyển 
Kết luận chung :
( SGK / 12 )
V . Củng cố 
1 . Thực vật sống ở những nơi nào trên trái đất ? 
2 . Đặc điểm chung của thực vật là gì ?
3 . Khoanh tròn chữ cái đứng trước câu trả lời đúng :
 Chứng kiến cảnh phá hoại cây cối một cách vô ý thức ( chặt phá rừng bừa bãi , bẻ gãy cây cảnh trong công viên ..........) em có suy nghĩ gì ?
 A . Tiếc vì nghĩ đến công sức lao động của nhiều người đã bỏ ra để trồng và chăm sóc cây 
 B. Nghĩ tới những tác hại về môi trường nếu không có cây xanh .
 C . Em không bao giờ làm điều đó và khuyên mọi người đừng làm như vậy . 
 D . Cả A , B và C 
VI . Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lí thuyết theo vở ghi và SGK
Chuẩn bị : - Tranh cây hoa hồng , cây hoa cải - Mẫu cây dương xỉ , cây cỏ
 Ngày soạn 
 Ngày dạy 
 Tiết 4
 Bài 4 : Có phải tất cả thực vật đều có hoa 
I . Mục tiêu 
 1 . Kiến thức 
 - Học sinh biết quan sát , so sánh để phân biệt được cây có hoa và cây không có hoa dựa vào đặc điểm của cơ quan sinh sản ( hoa , quả )
 -Phân biệt cây một năm và cây nâu năm .
 2 . Kỹ năng 
 - Rèn kỹ năng quan sát so sánh , kỹ năng hoạ động cá nhân , hoạt động nhóm .
 3 . Thái độ 
 - Giáo dục ý thức bảo vệ thực vật .
II . Chuẩn bị 
 GV :- Tranh vẽ phóng to ,hình 4.1 , 4.2 ( SGK )
 HS : Sưu tầm mẫu cây cà chua , đậu có cả hoa ,quả hạt . 
 Sưu tầm tranh cây dương xỉ , rau bợ 
III . Phương pháp
Vấn đáp 
Học tập theo nhóm nhỏ 
IV . Hoạt động dạy học 
 1 . ổn định lớp
 2 .Kiểm tra bài cũ
HS 1 . - Chọn đáp án đúng .
 Điểm khác nhau cơ bản giữa thực vật với động vật : 
 A . Thực vật sống khắp nơi trên trái đất.
 B . Thực vật tự tổng hợp chất hữu cơ , phản ứng chậm với các kích thích từ bên ngoài , phần lớn không có khả năng di chuyển . 
 C . Thực vật rất đa dạng phong phú .
 3 . Bài giảng 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Thực vật có hoa và thực vật không có hoa
GV.Yêu cầu HS hoạt động cá nhân tìm hiểu các cơ quan của cây cải 
GV . Cây cải có những cơ quan nào ? Chức năng của từng loại cơ quan đó ?
GV . Đưa BT và yêu cầu HS làm :
BT : Điền vào chỗ chấm : 
-Rễ,thân,lá, là ...............................
- Hoa, quả, hạt,là .........................
-Chức năng của cơ quan sinh sản là ......................................
- Chức năng của cơ quan sinh dưỡng là ..................................
GV . Yêu cầu HS hoạt động nhóm phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa .
GV . Chữa bảng 2 bằng cách gọi 1--> 3 đại diện nhóm lên trình bày 
GV . lưu ý cho HS cây dương xỉ không có hoa nhưng có cơ quan sinh sản đặc biệt .
GV . Dựa vào đặc điểm có hoa của thực vật thì có thể chia thành mấy nhóm ? 
GV .Yêu cầu HS đọc thông tin để nắm được thế nào là thực vật có hoa và thế nào là thực vật không có hoa 
GV . Yêu cầu HS làm BT củng cố trong vở BT in
HS quan sát hình 4.1 (SGK /13 ) đối chiếu với bảng 1 ( SGK / 13 ) Ghi nhớ các kiến thức về các cơ quan của cây cải .
HS . Trả lời câu hỏi .
Học sinh làm BT vào vở BT in 
HS . Quan sát tranh và mẫu của nhóm chú ý cơ quan sinh dưỡng và cơ quan sinh sản 
 -Kết hợp hình 4.2 ( SGK/14) rồi hoàn thành bảng 2 trong vở BT in
HS . Đại diện của nhóm trình bày ý kiến của nhóm mình và giới thiệu mẫu đã phân chia ở trên .
- Các nhóm khác bổ sungđưa ra ý kiến khác để trao đổi .
HS . Dựa vào thông tin trả lời cách phân biệt thực vật có hoa và thực vật không có hoa .
HS . Điền và trả lời nhanh BT 
Kết luận:Thực vật có hai nhóm :Thực vật có hoa và thực vật không có hoa .
Hoạt động 2 : Cây một năm và cây nâu năm
GV . Viết lên bảng một số cây như :
- Cây lúa , ngô , mướp .......--> gọi là cây một năm .
- Cây hồng xiêm , mít , vải --> gọi là cây nâu năm 
GV . Tại sao người ta lại nói như vậy ? 
GV . Sau khi thảo luận em hãy phân biệt cây một năm và cây nâu năm --> rút ra kết luận . 
GV . Cho HS kể thêm một số cây loại một năm và một số cây loại nâu năm . 
GV . Yêu cầu HS đọc KL chung 
( SGK / 15 )
HS . Thảo luận nhóm để trả lời câu hỏi của GV 
HS . Đại diện các nhóm trình bày kết luận 
Kết luận :
- Cây một năm ra hoa kết quả một lần trong vòng đời 
- Cây lâu năm ra hoa kết quả nhiều lần trong vòng đời
Kết luận chung : (SGK / 15 )
V . Củng cố 
 + Khoanh tròn chữ cái A , B , C , D chỉ ý trả lời đúng trong các câu sau đây : 
1 . Cây xanh có hoa khác cây xanh không hoa ở điểm : 
 A . Đến một thời kì sinh trưởng nhất định , cây xanh có hoa sẽ chuyển sang giai đoạn ra hoa , tạo quả và kết hạt . 
 B . Cây không hoa không bao giờ ra hoa trong suốt đời sống của cây .
 C . Câu A và B đều đúng 
 D . Câu A và B đều sai 
2 . Điểm khác nhau giữa cây một năm và cây nâu năm :
 A . Cây một năm chỉ sống dưới một năm , cây nâu năm sống trên một năm ( sống nhiều năm )
 B . Cây một năm chỉ ra hoa , tạo quả hạt một lần trong đời sống rồi tàn lụi trong khi cây nâu năm ra hoa tạo quả , hạt nhiều lần ở nhiều năm .
 C . A và B đều đúng 
 D . A và B đều sai 
 + Kể tên 5 cây trồng làm lương thực , theo em những cây lương thực thường là cây một năm hay nâu năm ? 
VI . Hướng dẫn về nhà
- Học thuộc lí thuyết theo vở ghi và SGK
- Chuẩn bị : Một số rêu tường 
- Đọc mục : Em có biết 
 Ngày soạn: 
 Ngày dạy: 
 Chương I 
 Tế bào thực vật 
 Tiết 5
 Bài 5 : kính lúp , kính hiển vi và cách sử dụng
I . Mục tiêu 
 1 . Kiến thức 
 - Học sinh nhận biết được các bộ phận của kính lúp và kính hiển vi . 
 - Biết cách sử dụng kính lúp , các bước sử dụng kính hiển vi .
 2 . Kỹ năng 
 - Rèn kỹ năng thực hành .
 3 . Thái độ 
 - Giáo dục ý thức giữ gìn bảo vệ kính lúp và kính hiển vi .
II . Chuẩn bị 
 GV :- Kính lúp cầm tay 
 - Kính hiển vi 
 - Mẫu một vài bông hoa , rễ nhỏ 
 HS : Một đám rêu , rễ hành 
III . Phương pháp
Vấn đáp 
Học tập theo nhóm nhỏ 
IV . Hoạt động dạy học 
 1 . ổn định lớp
 2 .Kiểm tra bài cũ
 3 . Bài giảng 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Ghi bảng
Hoạt động 1 : Kính lúp và cách sử dụng
 + Tìm hiểu cấu tạo kính lúp .
GV . Yêu cầu HS đọc thông tin (SGK / 17 ) ==> Cho biết kính lúp có cấu tạo như thế nào ?
 + Cách sử dụng kính lúp cầm tay 
GV . Yêu cầu HS đọc nội dung hướng dẫn ( SGK /17 ) và quan sát hình 5.2 ( SGK /17 ) 
 + Tập quan sát mẫu bằng kính lúp .
GV . Quan sát kiểm tra tư thế đặt kính lúp của HS và cuối cùng kiểm tra hình vẽ lá rêu .
HS . Đọc thông tin , nắm bắt ghi nhớ cấu tạo .
HS . Cầm kính lúp đối chiếu các phần như đã ghi trên .
- Trình bày cách sử dụng kính lúp cho cả lơp nghe 
HS . Quan sát cây rêu bằng cách tách riêng 1 cây đặt lên giấy --> vẽ lại hình lá rêu đã quan sát được trên giấy 
+Cấu tạo kính lúp : 
Kính lúp gồm hai phần : tay cầm bằng kim loại , tấm kính trong lồi hai mặt .
 + Cách sử dụng : (SGK )
Hoạt động 2 : Kính hiển vi và cách sử dụng
 + Tìm hiểu cách sử dụng kính hiển vi 
GV . Yêu cầu HS hoạt động nhóm 
GV . Kiểm tra bằng cách gọi một đến hai nhóm lên trước lớp trình bày 
GV . Bộ phận nào của kính hiển vi là quan trọng nhất ? vì sao ? 
( Dó là thấu kính vì có ống kính để phóng to các vật .)
 + Cách sử dụng kính hiển vi 
GV . Làm thao tác cách sử dụng kính để cả lớp cùng theo dõi từng bước .
GV . Phát cho mỗi nhóm một tiêu bản mẫu để tập quan sát 
HS . Đặt kính trước bàn , trong nhóm cử một người đọc(SGK /18 ) phần cấu tạo kính .
HS . Các nhóm nghe đọc kết hợp với hình 3.5 ( SGK / 18 ) để xác định các bộ phận của kính .
HS . Đại diện nhóm trình bày cấu tạo kính hiển vi 
HS . Trả lời câu hỏi .
HS . Đọc thông tin ( SGK )để nắm được các bước sử dụng kính .
HS . Các nhóm tập quan sát 
Kết luận : Kính hiển vi có ba phần chính .
- Chân kính .
- Thân kính .
- Bàn kính . 
Kết liận chung : (SGK / 19 ) 
V . Củng cố 
1 . Chỉ trên kính các bộ phận của kính hiển vi và nêu chức năng của từng bộ phận . 2 . Khoanh tròn chữ cái A , B , C , D chỉ ý trả lời đúng trong các câu sau đây : 
Bộ phận quan trọng nhất của kính hiển vi là :
 A . Hệ thống ống kính , ghép bằng nhiều bản kính lồi có thể phóng đại 40 -->3000 lần .
 B . Giá đỡ đẻ gắn các bộ phận khác vào giúp cho kính đứng vững .
 C . Hệ thống ốc để điều chỉnh làm cho vật quan sát được rõ hơn .
 D . Tất cả các bộ phận đều có giá trị như nhau .
VI . Hướng dẫn về nhà
 - Học thuộc lí thuyết theo vở ghi và SGK
 - Chuẩn bị : Mỗi nhóm một củ hành tây và một quả cà chua chín . 
 - Đọc mục : Em có biết 
Ngày soạn
Ngày dạy
 Tiết 6
 Bài 6 : quan sát tế bào thực vật 
I . Mục tiêu 
 1 . Kiến thức 
 - Học sinh phải tự làm được 1 tiêu bản tế bào thực vật ( tế bào vảy hành hoặc tế bào thịt quả cà chua chín )
 2 . Kỹ năng 
 - Có kỹ năngsử dụng kính hiển vi .
 - Tập vẽ hình đã quan sát được trên kính hiển vi . 
 3 . Thái độ 
 - Giáo dục ý thức bảo vệ , Giữ gìn dụng cụ 
 - Trung thực , chỉ vẽ những hình quan sát được .
II . Chuẩn bị 
 GV :- Tranh vẽ phóng to củ hành và tế bào vảy hành , quả cà chua chín và tế bào thịt cà chua .
 - Kính hiển vi 
 - Biểu bì vảy hành và thịt quả cà chua chín .
 HS : Đọc lại bài kính hiển vi 
III . Phương pháp
Vấn đáp 
Học tập theo nhóm nhỏ 
Thực hành
IV . Hoạt động dạy học 
 1 . Yêu cầu thực hành 
 + GV kiểm tra 
 - Phần chuẩn bị của HS theo nhóm đẵ phân công .
 - Các bước sử dụng kính hiển vi ( Kiểm tra 2-->3 HS )
 + GV Yêu cầu 
 - Làm được tiêu bản tế bào cà chua hoặc vảy hành 
 - Vẽ lại hình khi quan sát được 
 - Các nhóm không nói to không đi lại lộn xộn 
 + GV phát dụng cụ :
 - Mỗi tổ một bộ kính hiển vi , một khay đựng dụng cụ như kim mũi mác , dao , lọ nước , ống nhỏ nước , giấy thấm ,nam kính ...... 
 + GV phân công : 2 nhóm làm tiêu bản tế bào vảy hành , 2 nhóm làm tiêu bản tế bào thịt cà chua .
 2 . Quan sát tế bào dưới kính hiển vi 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Hoạt động 1 : Tiến hành quan sát
GV . Yêu cầu các nhóm

File đính kèm:

  • docSinh hoc 6 ca nam 3 cot 20102011.doc
Giáo án liên quan