Giáo án môn Sinh học Khối 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011

BÀI 2: NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC

 

I/ MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được một số ví dụ để thấy sự đa dạng của sinh vật cùng với các mặt lợi, hại của chúng.

- Biết được 4 nhóm sinh vật chính: động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm.

- Hiểu được nhiệm vụ của sinh học và thực vật học.

2. Kĩ năng:

 - Rèn luyện kỹ năng quan sát, so sánh, phân tích.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, yêu thích môn học.

II/ CHUẨN BỊ:

 1.Chuẩn bị của giáo viên:

 - Tranh to về quang cảnh tự nhiên có một số động vật và thực vật khác nhau. Tranh vẽ đại diện 4 nhóm sinh vật chính (H 2.1 SGK)

2.Chuẩn bị của học sinh:

- Soạn bài trước ở nhà; kẻ bảng phần 1a vào vở bài tập.

III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC:

1. Ổn định lớp

2. Kiểm tra bài cũ

 - Giữa vật sống và vật không sống có những đặc điểm gì khác nhau?

- Đặc điểm chung của cơ thể sống là gì?

3. Bài mới : NHIỆM VỤ CỦA SINH HỌC

 Giới thiệu bài: Sinh học là khoa học nghiên cứu về thế giới sinh vật trong tự nhiên. Có nhiều loại sinh vật khác nhau: Động vật, thực vật, vi khuẩn, nấm bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu về nhiệm vụ của sinh học.

 Phát triển bài:

Hoạt động 1: Sinh vật trong tự nhiên.

Hoạt động GV Hoạt động HS Nội dung

- GV yêu cầu HS làm BT mục tr.7 SGK.

- Qua bảng thống kê, em có nhận xét gì về thế giới sinh vật? (Gợi ý: Nhận xét về nơi sống, kích thước? Vai trò đối với con người ?.)

- Sự phong phú về môi trường sống, kích thước, khả năng di chuyển của sinh vật nói lên điều gì?

 

- Hãy quan sát lại bảng thống kê có thể chia thế giới sinh vật thành mấy nhóm?

- HS có thể khó xếp nấm vào nhóm nào, GV cho HS nghiên cứu thông tin  tr.8 SGK kết hợp với quan sát hình 2.1 (tr.8 SGK).

- GV hỏi:

1. Thông tin đó cho em biết điều gì ?

 

2. Khi phân chia sinh vật thành 4 nhóm, người ta dựa vào những đặc điểm nào?

 

 

 

- HS hoàn thành bảng thống kê tr.7 SGK (ghi tiếp một số cây, con khác).

- Nhận xét theo cột dọc, và HS khác bổ sung phần nhận xét.

 

 

- Trao đổi trong nhóm để rút ra kết luận: Thế giới sinh vật đa dạng (Thể hiện ở các mặt trên).

- HS xếp loại riêng những ví dụ thuộc động vật hay thực vật.

 

- HS nghiên cứu độc lập nội dung trong thông tin.

- HS trả lời đạt:

1. Sinh vật trong tự nhiên được chia thành 4 nhóm lớn: vi khuẩn, nấm, thực vật, động vật.

 

2. Dựa vào hình dạng, cấu tạo, hoạt động sống, .

+ Động vật: di chuyển.

+ Thực vật: có màu xanh.

+ Nấm: không có màu xanh (lá).

+ Vi sinh vật: vô cùng nhỏ bé

- HS khác nhắc lại kết luận này để cả lớp cùng ghi nhớ. a/Sự đa dạng của thế giới sinh vật:

 Sinh vật trong tự nhiên rất đa dạng, và phong phú.

 

 

 

 

 

 

 

b. Các nhóm sinh vật trong tự nhiên :

chia thành 4 nhóm.

+ Vi khuẩn

+ Nấm

+ Thực vật

+ Động vật

 

 

 

 

doc185 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 549 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học Khối 6 - Chương trình cả năm - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
....................................................................................................
Tuần 18	
Tiết 36	
Bài 30: THỤ PHẤN 
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Phát biểu được khái niệm thụ phấn
- Kể được những đặc điểm chính của hoa tự thụ phấn, phân biệt hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn.
-	Nhận biết những đặc điểm chính của hoa thích hợp với lối thụ phấn nhờ sâu bọ.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát mẫu vật, tranh vẽ.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn.
-	Giáo dục ý thức bảo vệ thiên nhiên
II/ CHUẨN BỊ
	1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh ảnh liên quan tới bài học.
-	Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà.
-	Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
-	Tranh ảnh về hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Dựa vào bộ phận sinh sản chủ yếu có thể chia hoa thành mấy nhóm? Thế nào là hoa lưỡng tính? Thế nào là hoa đơn tính?
 - Căn cứ vào cách xếp hoa trên cây có thể chia hoa thành mấy nhóm? Cho ví dụ. 
 3. Bài mới : THỤ PHẤN 
Giới thiệu bài: 
 Phát triển bài: Để duy trì nòi giống thì ở thực vật có những hiện tượng gì phù hợp với chức năng sinh sản chủ yếu của hoa, bài học hôm nay ta sẽ tìm hiểu.
Hoạt động 1: Hoa tự thụ phấn và hoa giao phấn 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
Hiện tượng thụ phấn
- GV giảng giải về hiện tượng thụ phấn: Sự thụ phấn là bắt đầu của quá trình sinh sản hữu tính ở cây có hoa. Có sự tiếp xúc giữa hạt phấn và đầu nhụy thì hoa mới thực hiện được chức năng sinh sản, sự tiếp xúc đó gọi là hiện tượng thụ phấn.
- GV yêu cầu HS đọc to thông tin mục q SGK tr.99
 Vậy hạt phấn có thể tiếp xúc với nhụy hoa bằng những cách nào? 
b. Hoa tự thụ phấn:
- Hướng dẫn HS quan sát hình 30.1 SGK tr.99 để trả lời câu hỏi:
1. Thế nào là hoa tự thụ phấn?
2. Hoa tự thụ phấn có những đặc điểm nào?
- GV chốt ý -> cho HS ghi bài
c. Hoa giao phấn:
- GV cho HS đọc to thông tin -> thảo luận nhóm, trả lời CH
1. Thế nào là hoa giao phấn?
2. Hoa giao phấn có những đặc điểm nào?
3. Hiện tượng giao phấn của hoa thực hiện nhờ những yếu tố nào?
- GV nhận xét -> cho HS ghi bài.
- HS lắng nghe
- HS đọc to thông tin mục q SGK tr.99
- HS quan sát hình 30.1 SGK tr.99 -> trả lời câu hỏi đạt:
1. Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn
2. Đặc điểm hoa tự thụ phấn:
- Hoa lưỡng tính
- Nhị và nhụy chín cùng một lúc
- HS đọc to thông tin -> thảo luận nhóm, trả lời CH đạt:
1. Hoa giao phấn là hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.
2. Là hoa đơn tính hoặc lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc.
3. Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người,
- HS ghi bài.
Hiện tượng thụ phấn
 Thụ phấn là hiện tượng hạt phấn tiếp xúc với đầu nhụy.
a. Hoa tự thụ phấn:
 Hoa có hạt phấn rơi vào đầu nhụy của chính hoa đó gọi là hoa tự thụ phấn
 Đặc điểm hoa tự thụ phấn:
- Hoa lưỡng tính
- Nhị và nhụy chín cùng một lúc.
b. Hoa giao phấn:
 Hoa giao phấn là hoa có hạt phấn chuyển đến đầu nhụy của hoa khác.
 Đặc điểm hoa giao phấn:
- Là hoa đơn tính hoặc lưỡng tính có nhị và nhụy không chín cùng một lúc.
- Hoa giao phấn thực hiện được nhờ nhiều yếu tố: sâu bọ, gió, người, 
Hoạt động 2: Đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Hướng dẫn HS quan sát mẫu vật và tranh vẽ để trả lời 4 câu hỏi mục 6SGK tr.100
1. Hoa có đặc điểm gì dễ hấp dẫn sâu bọ?
2. Tràng hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ muốn lấy mật hoặc lấy phấn thường phải chui vào trong hoa?
3. Nhị hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thường mang theo hạt phấn sang hoa khác? 
4. Nhụy hoa có đặc điểm gì làm cho sâu bọ khi đến lấy mật hoặc phấn hoa thì hạt phấn của hoa khác thường bị dính vào đầu nhụy?
- Cho HS xem thêm một số tranh ảnh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- GV yêu cầu HS nhắc lại các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- GV nhận xét -> cho HS ghi bài
- HS quan sát mẫu vật và tranh vẽ -> trả lời 4 câu hỏi mục 6SGK tr.100 đạt:
1. Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm
2. Đĩa mật nằm ở đáy hoa 
3. Hạt phấn to, dính, có gai
4. Đầu nhụy thường có chất dính
- HS xem thêm một số tranh ảnh hoa thụ phấn nhờ sâu bọ
- HS nhắc lại các đặc điểm của hoa thụ phấn nhờ sâu bọ.
- HS ghi bài
- Hoa thường có màu sắc sặc sỡ, có hương thơm
- Đĩa mật nằm ở đáy hoa 
- Hạt phấn to, dính, có gai.
- Đầu nhụy thường có chất dính
4. Củng cố đánh giá: 
 	Sử dụng câu hỏi 1, 2, 3 SGK
	Trả lời câu 4 SGK tr.100: Các hoa nở về đêm như hoa nhài, hoa quỳnh, hoa dạ hương thường có màu trắng có tác dụng làm cho hoa nổi bật trong đêm tối khiến sâu bọ dễ nhận ra.
	Những hoa này thường có mùi thơm rất đặc biệt cũng có tác dụng kích thích sâu bọ tìm đến dù chúng chưa nhận ra hoa.
5. Dặn dò:
-	Học bài và trả lời câu hỏi cuối sách.
-	Chuẩn bị cây ngô có hoa, hoa bí ngô, bông, que.
Rút kinh nghiệm:
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
....................................................................................................................................................
Ngày soạn: 02/01/2014
Tiết 37	
Bài 30: THỤ PHẤN ( Tiếp theo)
I/ MỤC TIÊU
1. Kiến thức: 
- Giải thích được tác dụng của những đặc điểm ở hoa thụ phấn nhờ gió. So sánh với thụ phấn nhờ sâu bọ.
- Hiểu được hiện tượng giao phấn.
- Biết được vai trò của con người trong quá trình thụ phấn của hoa góp phần nâng cao năng suất.
2. Kĩ năng:
- Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh, áp dụng kiến thức vào thực tế sản xuất.
- Rèn kỹ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích bộ môn, ý thức bảo vệ thiên nhiên
II/ CHUẨN BỊ
	1.Chuẩn bị của giáo viên:
- Tranh ảnh liên quan tới bài học.
-	Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ gió.
2.Chuẩn bị của học sinh:
- Đọc bài trước ở nhà.
-	Mẫu vật: hoa tự thụ phấn, hoa thụ phấn nhờ gió: Hoa ngô.
III/ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC
1. Ổn định lớp: Nắm sĩ số học sinh
2. Kiểm tra bài cũ:
 - Thế nào là hiện tượng thụ phấn? Tự thụ phấn? Hiện tượng tự thụ phấn thường gặp ở loại hoa nào?
 - Thế nào là hoa giao phấn? Hiện tượng giao phấn thường gặp ở loại hoa nào? 
 3. Bài mới : THỤ PHẤN 
Giới thiệu bài: 
 Phát triển bài: Ngoài thụ phấn nhờ sâu bọ còn có thụ phấn nhờ gió và do con người. Hôm nay ta sẽ tìm hiểu thêm về 2 hình thức thụ phấn này.
Hoạt động 1: Đặc điểm cua hoa thụ phấn nhờ gió
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- GV: Hướng dẫn HS QS mẫu vật và hình 30.3, 30.4 Và đọc TT SGK trang 101 thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Nhận xét vị trí của hoa ngô đực và hoa ngô cái?Vị trí đó có t/d gì trong TP nhờ gió?
+ Những đặc điểm đó có lợi gì cho việc thụ phấn nhờ gió?
- GV: Y/c các nhóm trả lời, nhận xét, bổ xung.
- GV: Y/c các nhóm tiếp tục thảo luận so sánh thụ phấn nhờ gió và TP nhờ sâu bọ?
- GV: Gọi đại diện nhóm TL, nhóm khác nhận xét.
- GV: Vậy hoa thụ phấn nhờ gió có những ĐĐ nào?
- GV: Nhận xét – hoàn chỉnh kiến thức.
- HS QS mẫu vật và hình 30.3, 30.4. Nghiên cứu TT SGK - Thảo luận trả lời câu hỏi:
+ Hoa đực ở trên: T/d dễ tung hạt phấn. Hoa cái ở dưới dễ hứng hạt phấn.
+ Giúp gió thổi hạt phấn di xa. Đầu nhụy dài có nhiều lông giúp giữ hạt phấn.
- Đại diện trả lời, nhóm khác bổ xung.
- Nhóm thảo luận: Trả lời.
+ Hoa TP nhờ sâu bọ có bao hoa phát triển, cánh hoa có màu sắc sặc sở, hương thơm; Nhị hoa ngắn, hạt phấn to, có gai; Nhụy ngắn, đầu nhụy có chất dính.
+ Hoa thụ phấn nhờ gió: Bao hoa tiêu giảm; nhị hoa có chỉ nhị dài, hạt phấn nhỏ, nhẹ; Vòi nhụy dài, đầu nhụy có lông.
 - HS: Nhóm TL, nhóm khác bổ xung.
- HS: TL câu hỏi.
- Hoa thường tập trung ở ngọn cây.
- Bao hoa thường tiêu giảm.
- Chỉ nhị dài, bao phấn treo lũng lẳng. Hạt phấn rất nhiều, nhỏ và nhẹ.
- Đầu nhụy dài, có nhiều lông.
Hoạt động 2: Ứng dụng kiến thức về thụ phấn.
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
Nội dung
- Y/c HS đọc TT SGK Tr 101 mục 4. Trả lời câu hỏi:
+ Con người đã làm gì để tạo điều kiện cho hoa thụ phấn?
+ Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm mục đích gì?
- GV: chỉ định 1, 2 HS trả lời câu hỏi và y/c HS khác nhận xét.
- GV: kết luận.
HS: Đọc TT.
+ Con người đã chủ động thụ phấn cho hoa.
+ Tạo ra các giống lai mới có phẩm chất tốt, năng suất cao.
- HS: trả lời câu hỏi – nhận xét câu trả lời.
- HS: nghe ghi bài.
- Con người có thể chủ động giúp hoa giao phấn để làm tăng sản lượng quả và hạt, tạo được những giống lai mới có phẩm chất tốt và năng suất cao.
4. Củng cố đánh giá: 
 	- Hoa thụ phấn nhờ gió có đặc điểm gì?
	- Con người chủ động thụ phấn cho hoa nhằm mục đích gì?
5. Dặn dò:
	- Học bài, trả lời các câu hỏi cuối SGK.
	- Đọc em có biết.
	- Xem bài tiếp theo, vẽ hình 31.1 vào vở học.
Ngày soạn: 25/12/2010
Tiết 38
 THỤ TINH, KẾT HẠT VÀ TẠO QUẢ 
I/ MỤC TIÊU
- 	HS hiểu được thụ tinh là gì? Phân biệt được thụ phấn và thụ tinh, thấy được mối quan hệ giữa thụ phấn và thụ tinh.
- 	Nhận biết được dấu hiệu cơ bản của sinh sản hữu tính. 
-	Xác định được sự biến đổi các bộ phận của hoa và thành quả và hạt sau khi thụ tinh.
* Kĩ năng sống: Tham gia hoạt động theo nhóm, hoạt động độc lập; Rèn kĩ năng vận dụng kiến thức để ứng dụng kiến thức trong thực tiễn.
- Giáo dục học sinh ý thức chăm sóc, trồng, bảo vệ cây xanh.
II/ CÁC PHƯƠNG PHÁP – 

File đính kèm:

  • docSinh 6.doc