Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 26: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - Năm học 2014-2015

I MỤC TIÊU :

 1. Kiến thức :

 - HS trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp nhiễm sắc thể.

 - Giải thích được cơ chế hình thành thể (2n+1)và thể (2n-1)

 - Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp nhiễm sắc thể.

 2. Kĩ năng :

 - Phát triển kĩ năng quan sát hình và phát hiện kiến thức

 - Phát triển tư duy phân tích so sánh.

II. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI

 - Kĩ năng hợp tác, ứng sử / giao tiếp, lắng nghe tích cực.

 - Kĩ năng thu thập và sử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, phim, internet. để tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân phát sinh các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể.

 - Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến.

III. PHƯƠNG PHÁP DẠY- HỌC

 - Trực quan.

 - Vấn đáp tỡm tũi.

 - Dạy học nhóm.

IV. PHƯƠNG TIỆN DẠY- HỌC

Tranh phóng to hình 23.1 và 23.2SGK

V. TIẾN TRÌNH DẠY – HỌC

 1. Ổn định tổ chức lớp.

 2. Kiểm tra bài cũ.

 ?1. Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu một số dạng đột biến cấu trúc NST?

 ?2. Những nguyên nhân nào gây ra biến đổi cấu trúc NST?

 3. Bài giảng.

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 614 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 9 - Tiết 26: Đột biến số lượng nhiễm sắc thể - Năm học 2014-2015, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tuần: 13- Tiết: 26.
Ngày soạn: 04/10/2014
Ngày dạy: 11 /11/2014
Bài 23 
Đột biến số lượng nhiễm sắc thể
I Mục tiêu :
 1. Kiến thức : 
 - HS trình bày được các biến đổi số lượng thường thấy ở một cặp nhiễm sắc thể.
 - Giải thích được cơ chế hình thành thể (2n+1)và thể (2n-1)
 - Nêu được hậu quả của biến đổi số lượng ở từng cặp nhiễm sắc thể.
 2. Kĩ năng :
 - Phát triển kĩ năng quan sát hình và phát hiện kiến thức 
 - Phát triển tư duy phân tích so sánh.
II. các kĩ năng sống cơ bản được giáo dục trong bài
 - Kĩ năng hợp tác, ứng sử / giao tiếp, lắng nghe tích cực.
 - Kĩ năng thu thập và sử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh, phim, internet... để tìm hiểu khái niệm, nguyên nhân phát sinh các dạng đột biến số lượng nhiễm sắc thể.
 - Kĩ năng tự tin bày tỏ ý kiến.
III. phương pháp dạy- học
 - Trực quan.
 - Vấn đỏp tỡm tũi.
 - Dạy học nhóm. 
IV. phương tiện dạy- học
Tranh phóng to hình 23.1 và 23.2SGK
V. tiến trình dạy – học
	 1. ổn định tổ chức lớp. 
 2. Kiểm tra bài cũ. 
 ?1. Đột biến cấu trúc NST là gì? Nêu một số dạng đột biến cấu trúc NST?
 ?2. Những nguyên nhân nào gây ra biến đổi cấu trúc NST?
 3. Bài giảng.
Hoạt động1
Hiện tượng dị bội thể
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV kiểm tra kiến thức của HS về:
+Nhiễm sắc thể tương đồng ?
+ Bộ nhiễm sắc thể lưỡng bội ?
- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGKđtrả lời câu hỏi:
+Sự biến đổi số lượng ở 1 cặp nhiễm sắc thể thấy ở những dạng nào ?
+ Thế nào là hiện tượng dị bội thể ?
- GV hoàn chỉnh kiến thức
- GV phân tích thêm có thể có 1 số cặp nhiễm sắc thể thêm hoặc mất 1s đtạo ra các dạng khác: 2n-2; 2n ± 1.
- GV yêu cầu HS quan sát hình 23.1đlàm bài tập mục qtr.57.
- GV lưu ý HS hiện tượng dị bội gây ra các biến đổi hình thái: Kích thước, hình dạng ...
- Một vài HS nhắc lại các khái niệm.
- HS tự thu nhận và xử lí thông tinđnêu được:
+ Các dạng: (2n+1)
 (2n-1)
+Hiện tượng thêm hoặc mất 1 nhiễm sắc thể ở 1 cặp nhiễm sắc thể nào đó đ dị bội thể.
1 vài HS phát biểu, lớp bổ sung.
- HS quan sát kĩ hình, đối chiếu các quả từ IIđXIIvới nhau và với quả Iđrút ra nhận xét.
+Kích thước :-lớn:VI
 -nhỏ:V;XI
+Gai dài hơn: IX 
- Hiện tượng dị bội thể: là đột biến thêm hoặc mất 1 nhiễm sắc thể ở 1 cặp nhiễm sắc thể nào đó.
- Các dạng: (2n+1)
 (2n-1)
Hoạt động 2:
Sự phát sinh thể dị bội
Hoạt động dạy
Hoạt động học
Nội dung
- GV yêu cầu HS quan sát hình 23.2 đnhận xét :
*Sự phân li cạp nhiễm sắc thể hình thành giao tử trong:
+Trường hợp bình thường?
+Trường hợp bị rối loạn phân bào ?
*Các giao tử nói trên tham gia thụ tinh đhợp tử có số lượng nhiễm sắc thể ntn?
-GV gọi HS trình bày cơ chế phát sinh các thể dị bội trên tranh.
-GV thông báo ở người tăng thêm 1 nhiễm sắc thể số 21đ gây bệnh Đao.
+Nêu hậu quả hiện tượng dị bội thể.
- Các nhóm quan sát kĩ hình, thảo luận, thống nhất ý kiếnđ nêu được :
+Bình thường: Mõi giao tử có 1 nhiễm sắc thể.
+Bị rối loạn:
 -1 giao tử có 2 nhiễm sắc thể .
 - 1 giao tử không có nhiễm sắc thể nào.
đHợp tử có 3 nhiễm sắc thể hoặc có 1 nhiễm sắc thể của cặp tương đồng .
- 1HS lên trình bày, lớp nhận xét, bổ sung.
- Cơ chế phát sinh thể dị bội:
 Trong giảm phân có cặp nhiễm sắc thể tương đồng không phân li đ tạo thành 1 giao tử mang 2 nhiễm sắc thể và 1 giao tử không mang nhiễm sắc thể nào.
- Hậu quả : Gây biến đổi hình thái(hình dạng, kích thước, màu sắc)ở thực vật hoặc gây bệnh nhiễm sắc thể.
Kết luận chung: HS đọc kết luận SGK
VI. Kiểm tra đánh giá 
 *Chọn câu trả lời đúng :
1-Thể dị bội là thể mà trong tế bào có hiện tượng :
Tất cả các cặp NST đều tăng số lượng 
Tất cả các cặp NST đều tăng số lượng 
Một hay một số cặp NST tăng hoặc giảm số lượng .
Thay đổi cấu trúc NST.
2-Thể nào sau đây là thể dị bội:
 a.2n+1 c. 3n
 b. 1n d. 4n
 *Viết sơ đồ minh hoạ cơ chế hình thành thể (2n+1)?
VII. Dặn dò :
 - Học bài theo nội dung SGK
 - Đọc trước bài 24.
Bổ sung kiến thức sau tiết dạy.
.................................................................................................................................................................................................................................................................................. ......................................................................................................................................... ..................................................................................................................................................................................................................................................................................

File đính kèm:

  • docBai 23 Dot bien so luong nhiem sac the(1).doc