Giáo án môn Sinh học 8 - Học kì I - Năm học 2011-2012

Bài 2: CẤU TẠO CƠ THỂ NGƯỜI.

A. MỤC TIÊU:

1. Kiến thức:

- Nêu được đặc điểm cơ thể người.

- Xác định được vị trí các cơ quan và hệ cơ quan của cơ thể trên mô hình. Nêu rõ tính thống nhất trong hoạt động của hệ cơ quan dưới sự chỉ đạo của hệ thần kinh và nội tiết.

- Giải thích được vai trò của hệ thần kinh và hệ nội tiết trong sự điều hòa hoạt động của các cơ quan.

2. Kĩ năng: - Quan sát, phân tích tổng hợp;

- Kĩ năng làm việc theo nhóm

3. Thái độ: Nghiêm túc, chính xác, lao động và học tập an toàn

B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:

- Kĩ năng hợp tác nhóm để chuẩn bị mẫu và quan sát.

- Kĩ năng chia sẻ thông tin đã quan sát được.

- Kĩ năng quản lý thời gian, đảm nhận trách nhiệm được phân công.

C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY/KĨ THUẬT DẠY HỌC:

- Hỏi chuyên gia

- Thảo luận nhóm nhỏ

- Động não

- Vấn đáp – tìm tòi

- Trực quan

- Khăn trải bàn.

D. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:

1. GV: Tranh phóng to SGK; bảng 2 SGK

2. HS: Nghiên cứu bài mới, kẻ phiếu học tập.

E. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:

I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số:(1’)

II. Kiểm tra bài cũ:(5’) Đặc điểm cơ bản để phân biệt người với động vật là gì?

III. Nội dung bài mới:(33’)

1. Đặt vấn đề: (3’) GV giới thiệu trình tự các hệ cơ quan sẽ được nghiên cứu trong suốt năm học của môn Cơ thể người và vệ sinh. Để có khái niệm chung, chúng ta tìm hiểu khái quát về cấu tạo cơ thể người.

2. Triển khai bài dạy:

HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ NỘI DUNG KIẾN THỨC

Hoạt động 1: ( 18’)

GV: Yêu cầu HS quan sát hình 2.1 – 2

GV: Gọi HS chỉ tranh hay tháo lắp các bộ phận của cơ thể trên mô hình và gọi tên

HS: Chỉ tranh hay sơ đồ và gọi tên.

GV: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm(5’), thảo luận và trình bày các câu hỏi SGK

HS: Thảo luận nhóm, trình bày, nhận xét.

GV: Chốt kiến thức mục 1

GV: Thông báo phần thông tin đầu tiên

HS: Thảo luận nhóm (7’) xác định các bộ phận, ghi vào bảng. Thảo luận trên lớp để hoàn thành bảng

- So sánh các hệ cơ quan ở người và thú? Em có nhận xét gì?

HS: Trả lời I. Cấu tạo

1. Các phần cơ thể:

- Cơ thể người chia làm 3 phần: đầu, thân và chân tay

- Khoang ngực và khoang bụng được ngăn cách bởi cơ hoành

- Khoang ngực chứa tim phổi

- Khoang bụng chứa dạ dày, ruột, gan, tụy, thận, bóng đái, và cơ quan sinh sản.

 

 

 

2. Các hệ cơ quan:

Hệ cơ quan và các cơ quan trong hệ cơ quan Chức năng của hệ cơ quan

Hệ vận đông: cơ và xương Vận động cơ thể

Hệ tiêu hóa: Ống tiêu hóa và tuyến tiêu hóa Tiếp nhận và biến đổi thức ăn thành chất dinh dưỡng cung cấp cho cơ thể

Hệ tuần hoàn: Tim và hệ mạch Vận chuyển chất dinh dưỡng, O2 tới các tế bào và vận chuyển chất thải, CO2 từ tế bào tới cơ quan bài tiết

Hệ hô hấp: Mũi, khí quản, phế quản và hai lá phổi Thực hiện trao đổi khí O2, CO2 giữa cơ thể và môi trường

Hệ bài tiết: Thận, ống dẫn nước tiểu và bóng đái Lọc thải các chất dư thừa, độc hại, góp phần ổn định bên trong

Hệ thần kinh: Não, tủy sống, dây thần kinh và hạch thần kinh Tiếp nhận và trả lời kích thích của môi trường, điều hòa hoạt động các cơ quan

Hoạt động 2: (14’)

GV: Cung cấp thông tin như SGK

HS: Quan sát H 2. 3 phân tích sơ đồ. Các dấu → từ hệ thần kinh tới các cơ quan thể hiện vai trò chỉ đạo, điều hòa của hệ thần kinh

GV: Yêu cầu HS làm việc theo nhóm, thảo luận và trình bày

HS: Thảo luận nhóm, trình bày, nhận xét.

GV: Chốt kiến thức. II. Sự phối hợp hoạt động của các cơ quan:

 

 

 

 

Kết luận: Các cơ quan trong cơ thể có sự phối hợp hoạt động một cách nhịp nhàng đảm bảo tính thống nhất. Sự thống nhất đó được thực hiện bằng sự điều khiển của HTK và hooc môn của hệ nôi tiết.

IV. Củng cố:(4’)

- Hoc sinh thảo luận các câu hỏi 1, 2 phần câu hỏi bài tập SGK

- HS đọc phần kết luận chung SGK

V. Dặn dò: (2’)

- Đọc và tìm hiểu bài mới

- Trả lời các câu hỏi SGK

 

doc73 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 591 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học 8 - Học kì I - Năm học 2011-2012, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng hơn của động mạch
- Có van một chiều ở những nơi máu phải chảy ngược chiều trọng lực
Thích hợp với chức năng dẫn máu từ khắp các tế bào của cơ thể về tim với vận tốc nhỏ hơn ở động mạch và áp lực thấp
Mao mạch
- Nhỏ và phân nhiều nhánh
- Thành mỏng, chỉ gồm một lớp biểu bì
- Lòng hẹp
Thích hợp với chức năng tỏa rộng tới từng tế bào của các mô và chảy chậm tạo điều kiện cho sự trao đổi chất với các tế bào
c. Hoạt động 3: (08’)
Yêu cầu HS quan sát phân tích hình 17.3
HS: Quan sát phân tích sơ đồ, rồi thảo luận nhóm
HS: Trả lời câu hỏi 
HS: Trả lời, nhận xét bổ sung
GV: Chốt kiến thức.
III. Chu kì co dãn của tim 
- Mỗi chu kì co dãn của tim kéo dài trung bình khoảng 0,8 giây.
- Trong mỗi chu kì:
+ Tâm nhĩ làm việc 0,1s, nghỉ 0,7s.
+ Tâm thất làm việc 0,3s, nghỉ 0,5s.
+ Tim nghỉ ngơi hoàn toàn 0,4s.
- Trung bình trong mỗi phút diễn ra 75 chu kì co dãn của tim (nhịp tim) 
IV. Củng cố: (05’)
- Tim có cấu tạo như thế nào? So sánh cấu tạo của động mạch và động mạch?
- Tại sao tim làm việc suốt đời mà vẫn hoạt động tốt là nhờ đâu?
V. Dặn dò: (02’)
- Học bài cũ
- Nghiên cứu bài: Vận chuyển máu trong hệ mạch – vệ sinh hệ tuần hoàn
Tiết 18: Ngày soạn://2011.
Bài 18: VẬN CHUYỂN MÁU QUA HỆ MẠCH - VỆ SINH HỆ TUẦN HOÀN.
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Biết được máu được vận chuyển qua hệ mạch ntn và vệ sinh hệ tuần hoàn
2. Kĩ năng: Quan sát, nhận biết, phân tích, tổng hợp
3. Thái độ: Tự giác tích cực luyện tập TDTT vừa sức để có một sức khoẻ tốt.
B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng ra quyết định: để có hệ tim mạch khỏe mạnh cần tránh các tác nhân có hại, đồng thời cần rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức. 
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. 
- Kĩ năng tìm kiếm và xử lí thông tin khi đọc SGK, quan sát sơ đồ để tìm hiểu sự hoạt động phối hợp các thành phần cấu tạo của tim và hệ mạch là động lực vận chuyển máu qua hệ mạch.
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY/ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 
- Dạy học nhóm.
- Trực quan.
- Vấn đáp - tìm tòi.
D. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: Tranh màu SGK
2. HS: N/c bài mới
E. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
II. Kiểm tra bài cũ: (5’)
- Tim có cấu tạo ntn?
- So sánh cấu tạo của động mạch và tĩnh mạch tương ứng?
III. Nội dung bài mới: (32’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Máu được vận chuyển ntn trong hệ mạch, cần làm gì để có hệ tuần hoàn mạnh khoẻ?
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: (15’)
GV: Yêu cầu HS đọc thông tin SGK, quan sát sơ đồ H 16.1 
- Huyết áp là gì?
HS: Trả lời câu hỏi
GV: Yêu cầu hs tiếp tục đọc thông tin, thảo luận 2 câu hỏi phần lệnh:
- Lực chủ yếu giúp mau tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong hệ mạch được tạo ra nhờ đâu? 
- Huyết áp trong tĩnh mạch rất nhỏ mà máu vẫn vận chuyển được qua tĩnh mạch về tim là nhờ các tác động chủ yếu nào?
GV: Gợi ý
HS: Thảo luận, Trả lời
GV: Chốt kiến thức.
I. Vận chuyển máu trong hệ mạch:
- Máu được vận chuyển qua hệ mạch nhờ sức đẩy của tim tạo ra, sức đẩy này tạo nên một áp lực trong mạch máu gọi là huyết áp.(Huyết áp tôi đa khi tâm thất co, huyết áp tối thiểu khi tâm thất giản)
- Sự phối hợp các thành cấu tạo của tim và hệ mạch tạo ra huyết áp trong mạch - sức đẩy chủ yếu giúp máu tuần hoàn liên tục và theo một chiều trong mạch.
Hoạt động 2: (16’)
Yêu cầu HS quan sát H 17.3 chu kì co giãn tim
HS: Quan sát sơ đồ
- Điều gì xảy ra khi nhịp tim tăng, tim làm việc quá sức?
- Do đâu mà tim làm việc quá sức?
- Hãy đề ra các biện pháp bảo vệ tránh các tác hại cho tim, mạch?
HS: Trao đổi, để tìm câu trả lời 
GV: Gợi ý
HS: Trả lời
GV: Chốt kiến thức
GV: Yêu cầu HS so sánh và đối chiếu khả năng làm việc của tim giữa người bình thường và VĐV ở bảng 18. SGK
- Em có nhận xét gì về khả năng làm việc của tim giữa người bình thường và VĐV?
- Vậy luyện tập TDTT có ý nghĩa ntn đối với hệ tim mạch?
HS: Trao đổi đề ra các biện pháp rèn luyện hệ tim, mạch
HS: Trình bày
GV: Chốt kiến thức
II. Vệ sinh tim mạch:
1. Cần bảo vệ hệ tim mạch tránh các tác nhân có hại: 
- Tim đập nhanh hơn sẽ dẫn đến bệnh suy tim, đến một lúc nào đó sẽ ngừng đập hẳn.
- Có rất nhiều nguyên nhân dẫn đến tim phải tăng nhịp không mong muốn: Bẩm sinh, mất máu, hồi hộp, vi rút vi khuẩn...
- Cần khắc phục và hạn chế các nguyên nhân làm tăng nhịp tim và huyết áp không mong muốn: tim phòng các bệnh có hại cho tim mạch, hạn chế các loại thức ăn có hại cho tim, mạch
2. Cần rèn luyện hệ tim mạch: Cần rèn luyện tim mạch thường xuyên, đều đặn, vừa sức bằng hình thức TDTT, xoa bóp.
IV. Củng cố: (05’)
- Nêu vai trò của hệ cơ và các van tim trong việc giữ cho máu được vận chuyển 1 chiều trong hệ mạch?
- Cần làm gì để tránh nhịp tim và huyết áp tăng không mong muốn, phải làm gì để luyện tập hệ tim, mạch?
V. Dặn dò: (02’)
- Học bài cũ
- Chuẩn bị bài thực hành
Tiết 19: Ngày soạn://2011.
Bài 19: THỰC HÀNH: SƠ CỨU CẦM MÁU.
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: Phân biệt vết thương làm tổn thương tĩnh mạch hay động mạch hay chỉ là mâo mạch
2. Kĩ năng: Băng bó hoặc làm garô và biết quy định khi đặt garô
- Trình bày các thao tác sơ cứu khi chảy máu và mất máu nhiều.
3. Thái độ: Nghiêm túc, tích cực, cẩn thận trong đời sống học tập và lao động.
B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng hợp tác, ứng xử giao tiếp trong thực hành.
- Kĩ năng giải quyết vấn đề; xác định chính xác được tình trạng vết thương và đưa ra cách xử trí đúng, kịp thời.
- Kĩ năng thu thập và xử tí thông tin khi đọc SGK, quan sát tranh ảnh để tìm hiểu cách sơ cứu cầm máu và quan sát thầy, cô giáo làm mẫu.
- Kĩ năng quản lí thời gian và đảm nhận trách nhiệm trong thực hành.
- Kĩ năng viết báo cáo thu hoạch.
C. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY/ KĨ THUẬT DẠY HỌC: 
- Dạy học nhóm.
- Thực hành - thí nghiệm.
- Trực quan.
- Tranh luận tích cực.
D. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: 
- Băng: 1 cuộn
- Gạc: 2 miếng
- Bông: 1 cuộn
- Dây garô
- Một miếng vải mềm(10x30cm) 
2. HS: Theo nhóm:
- Băng: 1 cuộn
- Gạc: 2 miếng
- Bông: 1 cuộn
- Dây garô
- Một miếng vải mềm(10x30cm) 
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp- kiểm tra sỉ số: (1’)	
II. Kiểm tra bài cũ: (0’)
III. Nội dung bài mới: (37’)
1. Đặt vấn đề: (3’) Trong đời sống hằng ngày có thể ta gặp những tình bị thương do nguyên nhân nào đó, khi đó ta cần phải thao tác ntn?Tập sơ cứu cầm máu trong các trường hợp sau đây:
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
Hoạt động 1: (10’)
GV: Nêu mục tiêu và nội dung của bài thực hành.
Chia nhóm, chuẩn bị dụng cụ cần thiết.
HS: Thực hiện theo nhóm
GV: Gợi ý, nhắc nhở các nhóm thực hiện còn chậm
I. Chảy máu mao mạch và tĩnh mạch:
- Các bước tiến hành:
+ Dùng ngón tay cái bịt chặt miệng vết thương trong vài phút(cho tới khi máu không chảy ra nữa)
+ Sát trùng vết thương bằng cồn iốt.
+ Khi vết thương nhỏ, có thể dùng băng dán(có bán phổ biên ở các cửa hàng thuốc).
+ Khi vết thương lớn, cho ít bông vào giữa 2 miếng gạc rồi đặt nó vào miệng vết thương và dùng băng buộc chặt lại.
- Lưu ý: Sau khi băng, nếu vết thương vẫn chảy máu, cần đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
Hoạt động 2: (10’)
Tiến hành tương tự hoat động 1
Sau khi các nhóm thực hiện xong, GV cho các nhóm thao diễn trước lớp.
HS: Các nhóm thao diễn, nhận xét lẫn nhau. (10’)
GV: Nhận xét, đánh giá và cho điểm các nhóm thực hiện tốt, sửa sai cho các nhóm chưa thực hiện đúng thao tác
II. Chảy máu động mạch: TẬp băng vết thương ở cổ tay:
 - Các bước tiến hành:
 + Căn cứ vào H19.1 SGK, rồi dùng ngón tay cái dò tìm vị trí động mạch cánh tay, khi thấy dấu hiệu mạch đập rõ thì bóp mạnh để làm ngừng chảy máu vết thương trong vài 3 phút.
+ Buộc garô: Dùng dây cao su hay dây vải mềm buộc chặt ở vị trí ở gần sát nhưng cao hơn vết thương(về phía tim), với lực ép đủ làm cầm máu.
+ Sát trùng vết thương(nếu có đk), đặt và bông lên miệng vết thương rồi bănh lại.
+ Đưa ngay đến bệnh viện cấp cứu.
- Lưu ý: SGK
IV. Nhận xét - đánh giá: (5’)
- Nhận xét giờ thực hành
- HS hoàn thành thu hoạch
V. Dặn dò: (2’)
- Học bài cũ, hoàn thành thu hoạch
- Ôn tập kiểm tra 1 tiết.
Tiết 20: Ngày soạn://2011.
 KIỂM TRA 1 TIẾT.
A. MỤC TIÊU:
 1. Kiến thức:
- Củng cố và khắc sâu kiến thức cho HS.
- Nắm thông tin để GV điều chỉnh hoạt động dạy. 
2. Kĩ năng: làm bài tự luận.
3. Thái độ:
- Có thái độ yêu thích bộ môn
- Tự giác tích cực, nghiêm túc trong kiểm tra và thi cử.. 
B. PHƯƠNG PHÁP GIẢNG DẠY: 
Kiểm tra – đánh giá. 
C. CHUẨN BỊ GIÁO CỤ:
1. GV: Đề bài vi tính - photo(chẵn, lẽ)
2. HS: Ôn tập kiến thức
D. TIẾN TRÌNH BÀI DẠY:
I. Ổn định lớp - kiểm tra sỉ số: (1’)	
II. Kiểm tra bài cũ: (0’)
III. Nội dung bài mới: (43’)
1. Đặt vấn đề: (1’) Để khắc sâu kiến thức và lấy điểm hệ số II...
2. Triển khai bài dạy:
HOẠT ĐỘNG CỦA THẦY VÀ TRÒ
NỘI DUNG KIẾN THỨC
a. Hoạt động 1:
- GV: Phát đề, hướng dẫn cách làm
- HS: Điền nội dung thông tin cá nhân
b. Hoạt động 2:
- HS: Làm bài, nghiêm túc(đề chẵn, lẽ)
- GV: Theo dõi, nhắc nhở
c. Hoạt động 3:
- HS: Cán sự lớp thu bài kiểm tra
- GV: Thu bài
1. Phát đề:
2. Làm bài:
3. Thu bài:
IV. Củng cố: (0,5’)
- Nhận xét giờ kiểm tra	
V. Dặn dò: (0,5’)
- Xem lại các dạng bài tập trong bài kiểm tra;
- Xem trước chương mới: Hô hấp.
CHƯƠNG IV: HÔ HẤP
Tiết 21: Ngày soạn://2011.
Bài 20: HÔ HẤP VÀ CÁC CƠ QUAN HÔ HẤP.
A. MỤC TIÊU:
1. Kiến thức: 
- Nêu ý nghĩa hô hấp.
- Mô tả cấu tạo của các cơ quan trong hệ hô hấp (mũi, thanh quản, khí quản và phổi) liên quan đến chức năng của chúng.
- Trình bày động tác thở (hít vào, thở ra) với sự tham gia của các cơ thở.
- Biết được cấu tạo của các cơ quan hô hấp phù hợp với chức năng của chúng. 
- Thế nào là hô hấp và vai trò của hô hấp với đời sống
2. Kĩ năng: Quan sát phân tích tổng hợp
3. Thái độ: Bảo vệ cơ thể tránh các yếu tố lạ xâm nhập, tự giác tích cực.
B. CÁC KĨ NĂNG SỐNG CƠ BẢN ĐƯỢC GIÁO DỤC TRONG BÀI:
- Kĩ năng ra quyết định: để có hệ hô hấp khỏe mạnh cần tránh các tác nhân có hại, đồng thời cần rèn luyện thể dục thể thao thường xuyên, vừa sức. 
- Kĩ năng hợp tác, lắng nghe tích cực. 
- Kĩ năn

File đính kèm:

  • docgiao an sinh 8 tron bo hoc ki I.doc
Giáo án liên quan