Giáo án môn Sinh học 7 - Tuần 3 đến 7 - Năm học 2010-2011

A. Mục tiêu bài dạy:

1. Kiến thức :

 - Hiểu được trong số các động vật nguyên sinh có nhiều loại gây bệnh nguy hiểm, trong đó có trùng kiết lị và trùng sốt rét.

 - Nhận biết được nơi kí sinh, cách gây hại từ đó rút ra biện pháp phòng chống.

2. Kĩ năng:

- Quan sát, phân tích, vận dụng liên hệ thực tế.

3. Giáo dục tư tưởng:

 - Thấy được sự nguy hểm của hai loại trùng nói trên, từ đó biết cách phòng chống bệnh.

B. Đồ dùng:

- GV: Tranh vẽ cấu tạo và vòng đời của trùng kiết lị, trùng sốt rét.

- HS: xem trước kến thức bài mới.

C. Tiến trình bài giảng:

1. kiểm tra bài cũ: (5,)

 - Nêu cấu tạo, cách di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng biến hình?

2. Mở bài : (SGK)

3. Các hoạt động học tập:

a. Hoạt động 1: Trùng kiết lị

a1. Mục tiêu: Hs nắm được đặc điểm cấu tạo của trùng kiết lị và tác hại của chúng.

a2. Tiến hành:

 

TG Hoạt động của Giáo viên Hoạt động của Học sinh

13’ Gv hướng dẫn học sinh dựa vào hình vẽ để tìm hiểu cấu tạo của trùng kiết lị, trên cơ sở đó so sánh chúng với trùng biến hình.

GV cho học sinh hoàn thành bài tập 

H: Trùng kiết lị giống với trùng biến hình ở điểm nào?

H: Trùng kiết lị khác với trùng biến hình ở điểm nào ?

 - Hs tiến hành theo huwngs dẫn của giáo viên

 

 

-Hs làm bài tập 

-có chân giả, có hình thành bào xác

 

- chỉ an hồng cầu, chân giả ngắn

 

 

a3. Kết luận:

 -Trùng kiết lị lớn hơn hồng cầu người, có chân giả. Bào xác trùng kiết lị theo thức ăn, nước uống vào ống tiêu háo người. chúng kí sinh ở thành ruột, gây các vết loét và nuốt hồng cầu, sinh sản rất nhanh gây bệnh kiết lị

b. Hoạt động 2: Trùng sốt rét

b1. Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo, cách dinh dưỡng và vòng đời của trùng sốt rét

b2. Tiến hành:

TG HĐ của GV HĐ của HS

20’ Gv cho học sinh đọc thông tin mục 1.

H: Trùng sốt rét có lối sống như thế nào?

-sống ở những nơi đâu?

H: Cơ thể có đặc điểm gì?

H: vòng đời của trùng sốt rét?

H: kẻ bảng lên bảng gọi đại diện nhóm lên hoàn thành. HS đọc thông tin.

- kí sinh trong máu người, trong thành ruột và tuyến nước bọt của muỗi anophen.

- Kích thước nhỏ, không có bộ phận di chuyển và các không bào.

- chui vào kí sinh ở hồng cầu người, sử dụng hết chất nguyên sinh trong hồng cầu, sinh sản vô tính cho nhiều cá thể mới →phá vở hồng cầu chui ra ngoài tiếp tục vòng đời kí sinh mới.

 

b3. Kết luận:

 - Trùng sốt rét có kích thước nhỏ hơn hồng cầu, không có bộ phận di chuyển và các không bào. Hoạt động dinh dưỡng thực hiện qua màng tế bào. Kí sinh trong máu người, thành ruột và nước bọt của muỗi anophen.

 - Vòng đời trải qua 4 giai đoạn:

 + Chui vào kí sinh ở hồng cầu.

 + Sử dụng hết chất hữu cơ có trong hồng cầu, sinh sản vô tính rất nhanh cho nhiều cá thể mới.

 + Chúng phá vỡ hồng cầu để chui ra ngoài, tiếp tục vòng đời mới.

 

doc19 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 426 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tuần 3 đến 7 - Năm học 2010-2011, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
- Hình dạng: trên là lỗ miêng dưới là đế bám.
+ kiểu đối xứng tỏa tròn .
+ có các tua ở lỗ miệng.
-Di chuyển : sâu đo, lộn đầu.
-Đại diện các nhóm trình bày đáp án, các nhóm khác nhận xét bổ sung.
a3. Kết luận:
	- Thủy tức có cơ thể hình trụ đối xứng tỏa tròn, phần dưới là đế bám, phần trên có lỗ miệng, xung quanh có tua miệng.
	- Di chuyển kiểu sâu đo , kiểu lộn đầu.
b. Hoạt động 2: Cấu tạo trong
b1. Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo trong của thủy tức. 
b2. Tiến hành: 
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
15’
Gv cho học sinh quan sát hình cắt dọc của thủy tức, đọc thông tin bảng 1 và hoàn thành bảng 1 trong vở bài tập.
Gv cho học sinh thảo luận theo nhóm.
- Gv gọi đại diện nhóm đọc kết quả thảo luận.
- Gv hoàn thiện bảng.
H: Trình bày cấu tạo trong của thủy tức?
- Các nhóm quan sát tranh và hình ở bảng 1sgk.
- Đọc thông tin về chức năng từng loại tế bào, ghi nhớ kiến thức.
-Hs tiến hành thảo luận nhóm
- Các nhóm báo cáo kết quả thảo luận, các nhóm khác nhận xét, bổ sung.
- Học sinh vận dụng trả lời.
b3. Kết luận: 
	- Thành cơ thể có hai lớp tế bào, giữa hai lớp là tầng keo mỏng.
	+ Lớp ngoài gồm tế bào gai, tế bào thần kinh, tế bào mô bì cơ.
	+ Lớp trong gồm những té bào mô cơ tiêu hóa
	+ Lổ miệng thông với khoang tiêu hóa ở giữa (gọi là ruột túi).
c. Hoạt động 3: Dinh dưỡng và sinh sản của thủy tức.
c1. Mục tiêu: Hs nắm được dinh dưỡng và các hình thức sinh sản của thủy tức.
c2. Tiến hành: 
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
13’
GV cho học sinh đọc thông tin trả lời câu hỏi lệnh
H: Thủy tức đưa mồi vào miệng bằng cách nào?
H: Nhờ loại tế bào nào của cơ thể tiêu hóa được mồi?
H: Thủy tức thải bã bằng cách nào? 
H: sự trao đổi chất diễn ra ở đâu?
Gv cho học sinh tự rút ra kết luận
Gv cho học sinh nghiên cứu thông tin mục 4 .
H: thủy tức có hình thức sinh sản nào?
- HS tiến hành theo hướng dẫn của GV
-bằng tua 
- tế bào mô cơ tiêu hóa mồi.
- lỗ miệng thải bả.
- qua thành cơ thể
- học sinh rút ra kết luận
 - Hs nghiên cứu thông tin.
- mọc chồi, hữu tính, tái sinh.
c3. Kết luận:
	a) Dinh dưỡng: Bắt mồi bằng tua miệng, qua trình tiêu hóa được thực hiện trong ruột túi.
 Sự trao đổi khí thực hiện qua thành cơ thể
	b) Sinh sản: có 3 hình thức sinh sản
 + Sinh sản vô tính bằng cách nảy chồi.
	 + Sinh sản hữu tính bằng cách hình thành tế bào sinh dục đực, cái.
	 + Tái sinh: một phần cơ thể tạo nên cơ thể mới.
3. Củng cố, kiểm tra, đánh giá: (5’)
- HS đọc phần khung Sgk
- Làm bài tập Sgk
4. Dặn dò: (2’)
- Học bài, xem trước bài mới.
Bài 9 .ĐA DẠNG CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG
Tuần 5, tiết 9 
Ngày soạn : 17/09/2010
Ngày dạy : 20/09/2010
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức :
	- Hiểu được ruột khoang chủ yếu sống ở biển, rất đa dạng về loài và phong phú về số lượng cá thể, nhất là ở biển nhiệt đới.
	- Nhận biết được cấu tạo của san hô thích nghi với đời sống bám cố định ở biển.
2. Kĩ năng:
- Quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
	- Giáo dục lòng yêu thiên nhiên, biết bảo vệ các loài động vật trong cuộc sống
B. Đồ dùng: 
- GV: Tranh vẽ cấu tạo thủy tức, thủy tức bắt mồi, di chuyển và sinh sản, cấu tạo tế bào của thủy tức.
- HS: học bài củ và xem trước bài mới.
C. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài củ: (5’)
	- Nêu hình dạng ngoài và cách di chuyển của thủy tức?
	- Phân biệt thành phần ở lớp ngoài và lướp trong thành cơ thể thủy tức và chức năng của từng loại tế bào?
2. Mở bài : (SGK) 
3. Các hoạt động học tập: 
a. Hoạt động 1: Sứa
a1. Mục tiêu: Hs nắm được các kiến thức về sứa
a2. Tiến hành: 
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
15’
GV cho học sinh đọc thông tin quan sát hình và làm bài tập Ñ .
Gv : gọi 1 số học sinh lên bảng sửa bài tập.
Gv cho Hs thảo luận theo nhóm câu hỏi trong sgk.
H: Nêu đặc điểm cấu tạo của sứa thích nghi với lối sống di chuyển tự do?
- Hs tiến hành theo hướng dẫn của giáo viên.
-Hs tiến hành hảo luận.
- Cơ thể hình chuông, miệng ở dưới, di chuyển bằng cách co bóp chuông, những vẫn giữ các đặc điểm của ngành ruột khoang như: đối xứng tỏa tròn, tự vệ bằng tế bào gai.
a3. Kết luận:
	- Cơ thể hình chuông, miệng ở dưới, di chuyển bằng cách co bóp chuông, những vẫn giữ các đặc điểm của ngành ruột khoang như: đối xứng tỏa tròn, tự vệ bằng tế bào gai.
b. Hoạt động 2: Cấu tạo của hải quỳ và san hô
b1. Mục tiêu: Học sinh nắm được cấu tạo của hải quỳ và san hô. 
b2. Tiến hành: 
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
20’
Gv cho học sinh nghiên cứu phần thông tin kết hợp quan sát hình 9.2, 9.3 sgk , sau đó làm bài tập Ñ.
H: hải quỳ có hình dạng ngoài như thế nào?
H: nơi sống và thức ăn của hải quỳ?
H: so sánh hải quỳ và san hô? 
Gv lưu ý cho học sinh: hải quỳ và san hô đều thuộc lớp san hô.
HS tiến hành theo hướng dẫn của GV, làm bài tập vào vở bài tập.
- Hình trụ, kích thước từ 2-5cm, có nhiều tua miệng xếp đối xứng, có màu rực rỡ.
- ăn động vật nhỏ, sống bám ở bờ đá .
- Giống: cơ thể hình trụ.
- Khác: san hô sinh sản mọc chồi, cơ thể con dính với cơ thể mẹ, có bộ khung xương đá vôi điển hình.
b3. Kết luận: 
	- Cơ thể hải quỳ và san hô hình trụ, thích nghi với lối sống bám, chúng điều thuộc lớp san hô, nhưng hải quỳ sống đơn độc, không có bộ xương đá vôi điển hình. Chúng đều là động vật ăn thịt và có các tế bào gai độc tự vệ.
4. Củng cố, kiểm tra, đánh giá: (5’)
- HS đọc phần khung Sgk
- Làm bài tập Sgk
5. Dặn dò: (2’)
- Học bài, xem trước bài mới.
Bài 10. ĐẶC ĐIỂM CHUNG VÀ VAI TRÒ CỦA NGÀNH RUỘT KHOANG
Tuần , tiết 
Ngày soạn : 18/09/2010
Ngày dạy :21/09/2010
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức :
	- Thông qua cấu tạo của thủy tức, sứa, san hô mô tả được đặc điểm chung của ruột khoang.
	- Nhận biết được vai trò của ruột khoang đối với hệ sinh thái biển và đối với đời sống con người.
2. Kĩ năng:
- Quan sát, phân tích, liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
	- Biết bảo vệ các loài động vật, giữ gìn môi trường sống.
B. Đồ dùng: 
- GV: Tranh và sơ đồ cấu tạo của thủy tức, sứa, san hô.
- HS: 	học bài củ và chuẩn bị bài mới, kẽ bảng.
C. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra: (15’)
	- Nêu sự đa dạng của ngành ruột khoang, đặc điểm cơ thể và lối sống của các đại diên?
2. Mở bài : (SGK) 
3. Các hoạt động học tập:
a. Hoạt động 1: Đặc điểm chung của ngành ruột khoang
a1. Mục tiêu: Hs nắm được các đặc điểm chung của ngành ruột khoang
a2. Tiến hành: 
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
15’
GV cho học sinh đọc thông tin , kết hợp quan sát hình 10.1 thảo luận theo nhóm hoàn thành bài tập Ñ .
- Gv kẻ bảng , gọi đại diện các nhóm lên làm .
H: Từ kết quả ở bảng trên hãy rút ra đặc điểm chung của ngành ruột khoang?
- Hs tiến hành theo hướng dẫn của giáo viên.
- Các nhóm theo dõi, bổ sung, nhận xét cho nhau.
- Có đối xứng tõa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể gồm hai lớp, đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
a3. Kết luận:
	- Tuy rất khác nhau về hình dạng, kích thước, lối sống nhưng các loài ruột khoang đều có đặc điểm chung là: Có đối xứng tõa tròn, ruột dạng túi, cấu tạo thành cơ thể gồm hai lớp, đều có tế bào gai để tự vệ và tấn công.
b. Hoạt động 2: Vai trò
b1. Mục tiêu: Học sinh nắm được những lợi ích và tác hại của ngành ruột khoang đối với đời sống 	 con người 
b2. Tiến hành: 
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
10’
Gv cho học sinh đọc phần thông tin
H: Ngành ruột khoang mang lại những lợi ích gì?
 H: tác hại của ngành ruột khoang?
HS đọc và nghiên cứu thông tin.
- Tạo nên cảnh quan đọc đáo ở đại dương, là nguyên liệu quý để trang trí và làm đồ trang sức, sứa làm thức ăn.
- 1 số sứa gấy ngứa và độc cho con người, đảo ngầm san hô gây trở ngại cho giao thông.
b3. Kết luận: 
	- Ruột khoang rất đa dạng, phong phú ở biển nhiệt đới, chúng tạo nên một trong những cảnh quan ở đại dương, là nguyên liệu quý để trang trí và làm đồ trang sức, làm nguyên liệu cho xây dựng, cung cấp thực phẩm. một số loài sứa gây ngứa, độc cho con người. Đảo ngầm san hô gây trở ngại lớn cho giao thông đường biển song chúng có vai trò lớn về mặt sinh thái.
4. Củng cố, kiểm tra, đánh giá: (4’)
- HS đọc phần khung Sgk
- Làm bài tập Sgk
5. Dặn dò: (1’)
- Học bài, xem trước bài mới.
Bài 11 .SÁN LÁ GAN
Tuần 6, tiết 11
Ngày soạn : 24/09/2010
Ngày dạy : 27/09/2010
A. Mục tiêu bài dạy:
1. Kiến thức :
	- Nhận biết sán lông còn sống tự do mang đầy đủ các đặc điểm của ngành giun dẹp.
	- Hiểu được sán lá gan đại diện cho ngành giun dẹp, nhưng thích nghi với đời sống kí sinh.
	- Giải thích được vòng đời của sán lá gan.
2. Kĩ năng:
- Quan sát, phân tích, giải thích và liên hệ thực tế.
3. Thái độ:
	- Vệ sinh ăn uống sạch sẻ để khỏi nhiễm sán lá gan.
B. Đồ dùng: 
- GV: Tranh vẽ sán lông, sán lá gan.
 + Tranh vẽ sơ đồ phát triển hay vòng đời của sán lá gan.
- HS: 	học bài củ và chuẩn bị bài mới.
C. Tiến trình bài giảng:
1. Kiểm tra bài củ: (5’)
	- Nêu đặc điểm chung của ngành ruột khoang?
	- Ngành ruột khoang có vai trò gì?
2. Mở bài : (SGK) 
3. Các hoạt động học tập:
a. Hoạt động 1: Cấu tạo, di chuyển và dinh dưỡng ở sán lá gan.
a1. Mục tiêu: Hs nắm được cấu tạo, di chuyển và dinh dưỡng ở sán lá gan.
a2. Tiến hành: 
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
15’
GV cho học sinh đọc phần thông tin kết hợp quan sát hình vẽ sgk sau đó nghiên cứu thông tin phần sán lá gan quan sát H 11.1, thả luận theo nhóm hoàn thành bài tập trong bảng.
GV kẻ bảng, gọi đại diện nhóm lên làm. GV hoàn thiện đáp án đúng.
- HS tiến hành theo hướng dẫn của gv.
- Tiến hành thảo luận.
- Các nhóm theo dõi, bổ sung nhận xét cho nhau.
a3. Kết luận:
	- Sán lá gan có cơ thể dẹp, đối xứng hai bên và ruột phân nhánh. Sống trong nội tạng trâu bò nên mắt và lông bơi tiêu giảm, giác bám, cơ quan tiêu hóa, cơ quan sinh dục phát triển.
b. Hoạt động 2: Vòng đời kí sinh của sán lá gan.
b1. Mục tiêu: Học sinh nắm được vòng đời kí sinh của sán lá gan 
b2. Tiến hành: 
TG
HĐ của GV
HĐ của HS
18’
Gv cho học sinh đọc thông tin, quan sát hình 11.2 làm việc theo cặp để trả lời câu hỏi.
H: trứng sán lá gan không gặp nước hay ấu trùng nở ra không gặp cơ thể ốc thích hợp sẽ như thế nào?
H: Để duy trì nòi giống ở sán lá gan có đặc điểm gì?
H: gọi 1 học sinh lên dựa vào hình vẽ

File đính kèm:

  • docGA SINH 7 TUAN 3 den TUAN 7.doc