Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 60: Đa dạng sinh học - Năm học 2009-2010
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức:
- Nhận biết được sự đa dạng về loài là do khả năng thích nghi cao của động vật với môi trường sống rất khác nhau.
- Nhận dạng được cụ thể sự đa dạng về hình thái và tập tính của động vật ở những miền khí hậu khác nhau, là đặc trưng về số lượng loài.
2. Kĩ năng: Quan sát, so sánh, hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh vì nó là yếu tố ảnh hưởng đến sự đa dạng của động vật.
II. Phương pháp: Đàm thoại, quan sát, HĐN
III.Dồ dùng dạy học
- Giáo viên:+Tranh hình 57.1: Một số loài động vật ở môi trường đới lạnh.
+ Tranh hình 57.2: Một số loài động vật ở môi trường đới nóng và hoang mạc.
- Học sinh: + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 188.
+ Hoàn thành bảng SGK tr 187: Sự thích nghi của động vật trong môi trường đới lạnh và hoang mạc, đới nóng.
IV. Tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ (kiểm tra 15 phút):
Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật?
* Khởi động: GV cho HS nêu những nơi phân bố của ĐV vì sao ĐV phân bố ở mọi nơi Tạo nên sự đa dạng.
3. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động 1. (5 phút).
Những yếu tố biểu thị sự đa dạng sinh học.
- Mục tiêu:+ Diễn đạt được khái niệm đa dạng sinh học là gì và môi trường sống chủ yếu của động vật?
- Tiến hành: HĐCN
Ngày soạn: 06/ 04/ 2010. Ngày dạy: 09/ 04/ 2010. Tiết: 60 Chương VIII. Động vật và đời sống con người Bài 54: Đa dạng sinh học. I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: - Nhận biết được sự đa dạng về loài là do khả năng thích nghi cao của động vật với môi trường sống rất khác nhau. - Nhận dạng được cụ thể sự đa dạng về hình thái và tập tính của động vật ở những miền khí hậu khác nhau, là đặc trưng về số lượng loài. 2. Kĩ năng: Quan sát, so sánh, hoạt động nhóm. 3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ cây xanh vì nó là yếu tố ảnh hưởng đến sự đa dạng của động vật. II. Phương pháp : Đàm thoại, quan sát, HĐN III.Dồ dùng dạy học - Giáo viên:+Tranh hình 57.1: Một số loài động vật ở môi trường đới lạnh. + Tranh hình 57.2: Một số loài động vật ở môi trường đới nóng và hoang mạc. - Học sinh: + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 188. + Hoàn thành bảng SGK tr 187: Sự thích nghi của động vật trong môi trường đới lạnh và hoang mạc, đới nóng. IV. Tổ chức dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ (kiểm tra 15 phút): Trình bày ý nghĩa và tác dụng của cây phát sinh giới động vật? * Khởi động: GV cho HS nêu những nơi phân bố của ĐV vì sao ĐV phân bố ở mọi nơi Tạo nên sự đa dạng. 3. Tiến trình bài giảng: Hoạt động 1. (5 phút). Những yếu tố biểu thị sự đa dạng sinh học. - Mục tiêu:+ Diễn đạt được khái niệm đa dạng sinh học là gì và môi trường sống chủ yếu của động vật? - Tiến hành: HĐCN Hoạt động của thầy & trò Nội dung -Yêu cầu HS đọc SGK tr 158 và trả lời câu hỏi: ? Sự đa dạng sinh học thể hiện bởi những yếu tố nào? ? Vì sao có sự đa dạng về loài? -GV đưa ra kết luận. I. Tìm hiểu sự đa dạng sinh học: - Sự đa dạng sinh học biểu thị bằng số lượng loài. - Sự đa dạng loài là do khả năng thích nghi của động vật với điều kiện sống khác nhau. Hoạt động 2 (20phút). Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh, đới nóng và hoang mạc. -Mục tiêu: Nhận biết được đặc điểm thích nghi đặc trưng ở môi trường đới lạnh, đới nóng và hoang mạc. -Tiến hành: HĐN ( 5 phút) Hoạt động của thầy & trò Nội dung -Yc học sinh đọc * phần I và II SGK tr185 -186, QS hình 57.1 và 57.2 hoàn thành bảng SGK trang 187 vào vở bài tập. - Gv treo bảng phụ, y/c các nhóm lên hoàn thành bảng phụ. - Gv đưa ra kiến thức chuẩn. ?Em có nhận xét gì về cấu tạo và tập tính của hai vùng nói trên? ?Vì sao hai vùng này số loài động vật lại ít? ?Mức độ đa dạng hai loại môi trường này như thế nào? II.Đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh, hoang mạc và đới nóng: Học theo bảng *Kết luận: - Độ đa dạng sinh học ở môi trường đới lạnh, đới nóng và hoang mạc thấp vì: +Khí hậu khắc nghiệt nhất. +Động vật ở đó phải thích nghi cao mới tồn tại. +Nên giới thực vật nghèo nàn, độ đa dạng của động vật thấp. - Kết luận: SGK Bảng: Sự thích nghi của động vật ở môi trường đới lạnh, hoang mạc và đới nóng Đặc điểm Đới lạnh Đới nóng và hoang mạc 1.Khí hậu - Rất lạnh, đóng băng quanh năm, mùa hè ngắn - Nóng và khô, rất ít vực nước, các vực nước phân bố xa nhau 2.Cấu tạo - Bộ lông dầy nên giữ nhiệt cho cơ thể (gấu trắng). - Mỡ dưới da dầy nên giữ nhiệt, dự trữ năng lượng để chống rét (cá voi, chim cánh cụt). - Lông màu trắng nên lẫn vào màu tuyết, che mắt kẻ thù (chồn, cáo, cú trắng) - Chân cao, móng rộng, nệm thịt dầy: chân cao móng rộng để không bị lún cát, nệm thọc dầy chống nóng (lạc đà) - Chân dài: Cơ thể nằm cao so với cát nóng (chuột nhảy), nhảy xa hạn chế ảnh hưởng của cát nóng. - Bướu mỡ trên lưng lạc đà: khi cần mỡ trong bướu biến đổi thành nước giúp sự hoạt động của cơ thể. - Màu lông nhạt, giống màu cát để chống nóng (không bắt nắng), dễ lẩn trốn kẻ thù 3.Tập tính - Ngủ đông hoặc di cư tránh rét (gấu trắng và một số loài chim) nên tiết kiệm năng lượng, tìm nơi ấm ấp có nhiều thức ăn. - Hoạt động ban ngày trong mùa hè vì thời tiết ấm hơn. - Mỗi bước nhảy cao, xa nên hạn chế cát nóng. - Di chuyển bằng cách quăng thân nên hạn chế cát nóng. - Khả năng đi xa: Tìm nguồn nước. - Khả năng chịu khát nên thời gian tìm nước chậm. - Chui rúc trong cát để chống nóng. - Hoạt động về ban đêm: thời tiết mát hơn 4. Củng cố đánh giá :(5phút) - Bài tập trắc nghiệm: Khoanh tròn chữ cái ở đầu câu trả lời đúng: 1.Chuột nhảy ở hoang mạc và đới nóng có chân dài để: a. Tìm nguồn nước. b. Nhảy xa, cơ thể cao so với mặt cát nóng c. Đào bới thức ăn. Đáp án: 1 - b 2.Độ đa dạng ở môi trường đới lạnh, đới nóng và hoang mạc rất thấp vì: a. Động vật ngủ đông dài. b. Sinh sản ít. c. Khí hậu rất khắc nghiệt. Đáp án:2 - c 5. Dặn dò - Học bài theo câu hỏi SGK trang 188. - Đọc mục “Em có biết”. - Chuẩn bị Bài 58: Đa dạng sinh học (tiếp theo). V. Rút kinh nghiệm:
File đính kèm:
- tiet60.doc