Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 53: Bài tập sinh học 7 - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

 ứng dụng các kích thước đã học để làm các bài tập trong SBT môn sinh 7.

2. Kĩ năng:

- Phân tích tổng hợp,vận dụng, HĐN.

3. Thái độ:

 Giáo dục học sinh yêu thích môn học, thích tìm tòi, kiểm nghiệm.

II.Đồ dùng dạy học

- Giáo viên + Chuẩn bị 1 số bài tập lên bảng phụ, đáp án chuẩn kiến thức.

- Học sinh: + Ôn tập phần lý thuyết

 + Kẻ phiếu học tập vào vở bài tập ( GV cho trước)

III. Phương pháp: Đàm thoại, HĐN.

IV.Tổ chức dạy học:

1. ổn định tổ chức lớp: (1phút).

2. Kiểm tra bài cũ: (1phút) : Kiểm tra sơ bộ sự chuẩn bị của học sinh

 * Khởi động: Để hiểu sâu các kiến thức đã học, giờ này chúng ta chữa 1 số bài tập.

3. Tiến trình bài giảng:

 Hoạt động 1. (24 phút).

Tìm hiểu các dạng bài tập trong sinh học 7.

- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh giải 1 số bài tập trong sách sinh học lớp 7

- Tiến hành: HĐN

 

doc5 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 53: Bài tập sinh học 7 - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 14/ 3/ 2010. 
Ngày dạy: 17 / 3/ 2010.
Tiết: 53
 Bài tập sinh học 7 
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
 ứng dụng các kích thước đã học để làm các bài tập trong SBT môn sinh 7.
2. Kĩ năng :
- Phân tích tổng hợp,vận dụng, HĐN.
3. Thái độ :
 Giáo dục học sinh yêu thích môn học, thích tìm tòi, kiểm nghiệm.
II.Đồ dùng dạy học
- Giáo viên + Chuẩn bị 1 số bài tập lên bảng phụ, đáp án chuẩn kiến thức.
- Học sinh: + Ôn tập phần lý thuyết 
 + Kẻ phiếu học tập vào vở bài tập ( GV cho trước)
III. Phương pháp : Đàm thoại, HĐN.
IV.Tổ chức dạy học: 
1. ổn định tổ chức lớp: (1phút).
2. Kiểm tra bài cũ: (1phút) : Kiểm tra sơ bộ sự chuẩn bị của học sinh
 * Khởi động: Để hiểu sâu các kiến thức đã học, giờ này chúng ta chữa 1 số bài tập.
3. Tiến trình bài giảng: 
 Hoạt động 1. (24 phút).
Tìm hiểu các dạng bài tập trong sinh học 7.
- Mục tiêu: Hướng dẫn học sinh giải 1 số bài tập trong sách sinh học lớp 7
- Tiến hành: HĐN
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung
Bài 3( trang 73 - SBT)
- Cho HS đọc tóm tắt đầu bài 
? vì sao số lượng trứng mỗi lứa đẻ của cá chép lên đến hàng vạn?
GV định hướng: Số lượng ít gặp khó khăn gì? ý nghĩa sinh học số lượng 
( so sánh).
ẹ Ngoài cá chép ra - ta còn thấy loại động vật nào phải so sánh số lượng nhiều trứng trong 1 lứa 
( ếch)
Bài 3 (trang 80 - SBT):
? Hãy giải thích vì sao ếch thường sống ở nơi ẩm ướt gần vực nước.
Có tập tính kiếm ăn vào ban đêm?
 GV gợi ý HS trả lời
 Chốt, chuẩn kiến thức
Bài tập 3 ( trang 85 - SBT)
 Nêu những đặc điểm chung của lớp lưỡng cư.
 Yêu cầu các nhóm thảo luận ghi ra giấy những đặc điểm chung của lớp lưỡng cư.
 Gọi đại diện nhóm phát biểu
 Bổ sung
 Hoàn chỉnh câu trả lời vào vở bài tập.
Bài tập 1 ( trang 88- SBT):
 Trình bày đặc điểm cấu tạo ngoài của thằn lằn ( thích nghi với đời sống hoàn toàn ở cạn )
 Yêu cầu : HS trao đổi  đã học lựa chọn đặc điểm mang tính thích nghi điền bảng, Hoàn thành nội dung bài tập vào vở bài tập.
Bài tập 3 (Trang105 -SBT):
 Nêu ưu điểm của HST với Sự đẻ trứng và noãn thai sinh
GV yêu cầu các nhóm :
 Nêu khái niệm về từng hình thức sinh sản 
* Thai sinh ( thú)
* Đẻ trứng ( cá, ếch, chim, bò sát)
* Nhóm thai sinh (1 số loài rắn )
Kẻ bảng so sánh
ưu điểm của hiện tượng sinh con và nuôi con bằng sữa mẹ ( Thú)
 GV mở rộng:
 Vì sao nói " Sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho động vật mới sinh"?
Bài tập 1 ( Trang 112 - SBT):
GV yêu cầu H/S kẻ bảng phân biệt ( đặc điểm đặc trưng)
Thú guốc chẵn
Thú guốc lẻ.
Kết luận : Trao đổi  theo nhóm
 Hoàn thành nội dung bài tập vào vở bài tập
- Cá chép ( Đvcxs) có lối thụ tinh ngoài xảy ra trong môi trường nước. Điều kiện không đảm bảo cho một giống được thụ tinh, cá con (ấu trùng cá ) nở ra không được bảo vệ dễ làm mồi cho kẻ thù. Vì vậy SV với số lượng nhiều để có sự bù lại sự hao hụt cá thể đã mất duy trì nòi giống, Số lượng cá thể trong loài. 
- ếch hô hấp bằng da là chính do vậy da luôn phải ẩm ướt hoặc sống gần vực nước và bắt mồi vào ban đêm ( tránh nắng) giữ da không bị khô thực hiện việc TĐK qua da
- MTS: vừa ở dưới nước, vừa ở cạn da trần luôn ẩm ướt, cơ quan di chuyển = 4 chi.
 Hô hấp bằng da và phổi ( da là chủ yếu) 
 Tim 3 ngăn, máu lưu thông 2 vòng (máu pha), thụ tinh ngoài.
 Nòng nọc phát triển qua biến thái là động vật biến nhiệt.
( Hs kẻ bảng)
Hiện tượng thai sinh là hiện tượng sinh sản tiến bộ nhất:
- Thụ tinh trong ( tỉ lệ trứng được thụ tinh )
- Con non được phát triển đầy đủ trong ưu thế
- Được nuôi dưỡng và được bảo vệ chu đáo.
- Được bú sữa mẹ và ra đời ( sữa mẹ là thức ăn tốt nhất cho con khi còn non)
- có đầy đủ dinh dưỡng, chất kháng sinh và lượng nước.
HS kẻ bảng: ghi nội dung của bài tập 1 ( trang 88 - SBT)
Đặc điểm cấu tạo ngoài
ý nghĩa thích nghi
Thằn lằn có:
- Da khô có vảy sừng bao bọc
Cổ dào
- Chân có 5 ngón, có vuốt
- Hô hấp bằng phổi ( phổi có những vách ngăn )
- Tim có 3 ngăn
- Mắt có mí cử động được
- Giảm sự thoát hơi nước của cơ thể
- Phát huy tác dụng các giác quan trên đầu
- Di chuyển trên môi trường ở cạn ( bò sát )
- Hô hấp trên cạn, diện tích phổi khá rộng thực hiện TĐK trên cạn
- Xuất hiện vòng tuần hoàn phổi ( đặc điểm ĐV ở cạn )
- Bảo vệ mắt, giữ mắt khỏi bị khô
Tên Động vật
Số ngón chân phát triển
Chế độ ăn
Sừng 
Lối sống
Lợn
Hươu
Ngựa
Voi
Tê giác
Chẵn
Chẵn
Lẻ ( 1 ngón)
Lẻ ( 3 ngón)
Lẻ ( 5 ngón)
ăn tạp
Nhai lại
Không nhai lại
Không nhai lại
Không nhai lại
Không có
 có
Không có
Không có
có
Đàn
Đàn
Đàn
Đàn
Đàn
Hoạt động 2. (15 phút).
Hướng dẫn cách giải bài tập.
- Mục tiêu: Qua giờ BT giúp học sinh biết cách tóm tắt và làm BT sinh học
- Tiến hành: HĐCN
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung 
 -GV hướng dẫn HS làm bài tập 1.Dạng bài thực hành gồm:
-Yêu cầu HS đọc bài tập dạng
+ Bài tập lí thuyết.
-GV gọi một hai nhóm lên nhận xét kết quả, 
-GV chốt kiến thức. 
+ Bài tập kĩ năng.
GV gọi một hai nhóm lên nhận xét kết quả, 
-GV chốt kiến thức. 
2.Dạng bài lí thuyết:
- Yêu cầu HS đưa ra bài lý thuyết gồm những gì
- Sau khi Hs trả lời GV chốt kiến thức 
II. Hướng dẫn làm bài tập:
1.Dạng bài thực hành gồm:
+ Bài tập lí thuyết.
+ Bài tập kĩ năng.
2.Dạng bài lí thuyết gồm:
+ Bài tập nhận thức kiến thức mới.
+ Bài tập tóm tắt và ghi nhớ kiến thức cơ bản.
+ Bài tập củng cố, hoàn thiện kiến thức.
 4. Củng cố và đánh giá:(5phút).
 Câu 1: Dùng bảng trong phần nhận thức kiến thức mới để củng cố kiến thức trong bài Bài 40 đa dạng và đặc điểm chung của lớp bò sát.
Câu 2: GV có thể trao đổi thêm về một số bài tập HS cho là khó, để làm
5. Dặn dò: 
- Học bài theo câu hỏi SGK trong các bài tập đã hoàn thiện.
- Chuẩn bị Bài 52: Thực hành: Xem băng hình về đời sống và tập tính của thú. 
 V. Rút kinh nghiệm giờ: 

File đính kèm:

  • doctiet 53.doc