Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 50: Đa dạng của lớp thú, bộ thú huyệt, bộ thú túi, bộ dơi - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức:

- Nhận biết được sự đa dạng được đặc điểm cơ bản để phân biệt bộ thú huyệt, bộ thú túi, bộ dơi với các bộ thú khác.

- Tóm tắt được đặc điểm cấu tạo ngoài, đời sống và tập tính của thú mỏ vịt, Kanguru, dơi và thích nghi với đời sống của chúng.

- Giải thích được sự sinh sản của thú túi là tiến bộ hơn của thú huyệt.

2. Kĩ năng:

- Kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.

3. Thái độ:

- Giáo dục ý thức yêu thích môn học, bảo vệ động vật.

II.Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên:

+ Tranh hình 48.1 và 48.2

+ Bảng phụ: Sơ đồ giới thiệu một số bộ thú quan trọng.

 Bảng so sánh đặc điểm đời sống và tập tính giữa thú mỏ vịt và Kanguru.

- Học sinh:

 + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 158.

 + Sưu tầm tranh thú mỏ vịt và Kanguru.

III. Phương pháp:

 Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và hoạt động nhóm.

IV.Tổ chức dạy học:

1. ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra đầu giờ: (5).

Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp của thỏ thể hiện sự tiến hoá so với các lớp động vật đã học?

* Khởi động: Lớp thú hiện nay có khoảng 4600 loài, 26 bộ. Việt Nam phát hiện được 275 loài. Các loài thú đều có lông mao và tuyến sữa. Vậy dựa vào đặc điểm nào để phân biệt chúng?

3. Tiến trình bài giảng:

Hoạt động 1. (13).

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 548 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 50: Đa dạng của lớp thú, bộ thú huyệt, bộ thú túi, bộ dơi - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 2/ 3/ 2010. 
Ngày dạy: 5/ 3/ 2010. 
Tiết: 50
Bài 48: Đa dạng của lớp thú, bộ thú huyệt, 
bộ thú túi, bộ dơi
I. Mục tiêu bài học :
1. Kiến thức :
- Nhận biết được sự đa dạng được đặc điểm cơ bản để phân biệt bộ thú huyệt, bộ thú túi, bộ dơi với các bộ thú khác.
- Tóm tắt được đặc điểm cấu tạo ngoài, đời sống và tập tính của thú mỏ vịt, Kanguru, dơi và thích nghi với đời sống của chúng.
- Giải thích được sự sinh sản của thú túi là tiến bộ hơn của thú huyệt.
2. Kĩ năng :
- Kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
3. Thái độ :
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học, bảo vệ động vật.
II.Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên: 
+ Tranh hình 48.1 và 48.2
+ Bảng phụ: Sơ đồ giới thiệu một số bộ thú quan trọng.
 Bảng so sánh đặc điểm đời sống và tập tính giữa thú mỏ vịt và Kanguru.
- Học sinh: 
 + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 158. 
 + Sưu tầm tranh thú mỏ vịt và Kanguru.
III. Phương pháp : 
 Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và hoạt động nhóm.
IV.Tổ chức dạy học: 
1. ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra đầu giờ: (5’). 
Câu 1: Nêu những đặc điểm cấu tạo của các hệ tuần hoàn, hô hấp của thỏ thể hiện sự tiến hoá so với các lớp động vật đã học? 
* Khởi động: Lớp thú hiện nay có khoảng 4600 loài, 26 bộ. Việt Nam phát hiện được 275 loài. Các loài thú đều có lông mao và tuyến sữa. Vậy dựa vào đặc điểm nào để phân biệt chúng? 
3. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động 1. (13’).
Tìm hiểu đặc điểm phân biệt một số bộ thú quan trọng.
- Mục tiêu: 
+ Chỉ ra những đặc điểm cơ bản phân biệt bộ thú huyệt, bộ thú túi, bộ dơi với các bộ thú khác.
- Tiến hành: HĐCN
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung 
- Giáo viên treo tranh: sơ đồ một số thú quan trọng, yêu cầu học sinh QS, đọc  , trả lời câu hỏi:
? Phân biệt bộ thú huyệt với nhóm thú đẻ con?
? Nêu đặc điểm phân biệt bộ thú túi với các bộ thú còn lại?
? Vậy lớp thú chia ra những bộ thú cơ bản nào?
I. Đa dạng của thú: 
- Đẻ trứng: bộ thú huyệt.
- Đẻ con:
+Bộ thú túi: con sinh ra nhỏ được nuôi ở túi da ở bụng.
+Các bộ thú còn lại: con sơ sinh phát triển bình thường.
Hoạt động 2. (20’).
Tìm hiểu về bộ thú huyệt, bộ thú túi, bộdơi.
- Mục tiêu:
 + Nhận biết được đặc điểm cấu tạo ngoài, đời sống, tập tính của thú mỏ vịt, Kanguru, dơi, thích nghi với đời sống.
+ Giải thích được đặc điểm sinh sản của Kanguru là tiến bộ hơn thú mỏ vịt.
-Tiến hành: HĐN
 -Yêu cầu nghiên cứu  I và II, quan sát hình 48.1 và 48.2 đọc kĩ chú thích trong bảng SGK tr 157 và hoàn thành vào vở bài tập.
-Giáo viên kẻ bảng phụ lên bảng gọi học sinh lên hoàn thiện.
-Giáo viên xửa chữa và đưa đáp án đúng.
-Giáo viên treo tranh 48.1 và hỏi:
?Dựa vào tranh trình bày đặc điểm cấu tạo và tập tính của thú mỏ vịt? Vậy thú mỏ vịt có đặc điểm nào của vịt và có đặc điểm nào của thú?
-Giáo viên treo ranh 48.2, gọi học sinh lên chỉ tranh đặc điểm cấu tạo và tập tính của Kanguru thích nghi đời sống?
?Qua hai đại diện trên so sánh của đại diện nào tiến bộ hơn?
?Tại sao thú mỏ vịt đẻ trứng mà xếp chúng vào lớp thú?
-Giáo viên mở rộng: thú mỏ vịt ưa sống những con suối chảy xiết ở miền núi hoặc con sông, hồ nước lặng ở đồng bằng. Bộ lông mao rậm, mịn và ngắn. Mỏ giống vịt nên sục bùn tìm mồi dễ dàng. Chân năm ngón, móng sắc và có màng bơi. Thủ mỏ vịt đào hang, đẻ 2-3 trứng, thú mẹ ấp trứng khoảng 1 tuần thì nở, con non trần trụi đã có răng sữa.
-Treo tranh 48.2: Kanguru.
?Tại sao Kanguru phải nuôi con trong túi ấp?
- Gọi học sinh đọc kết luận SGK trang 158.
- GV giới thiệu tranh 49.1tr159, yêu cầu HS đọc ‹ và trả lời câu hỏi sau:
?Nêu những đặc điểm cấu tạo ngoài của dơi thích nghi với đời sống bay? 
II. Phân loại thú:
1. Bộ thú huyệt: đại diện thú mỏ vịt
2. Bộ thú túi:
Đại diện Kanguru
Học theo bảng đã hoàn thiện
3.Bộ dơi:
- Chi trước là cánh da
- Chi sau: nhỏ và yếu
- Đuôi ngắn
- Di chuyển bay không có đường bay rõ dệt
-Thức ăn là rau quả, sâu bọ.
- Răng nhọn sắc, để phá vỡ vỏ cứng của sâu bọ.
 Bảng 1: So sánh đặc điểm đời sống và tập tính giữa thú mỏ vịt và Kanguru
Loài
Nơi sống
Cấu tạo chi
Sự di chuyển
Sinh sản
Con sơ sinh
Bộ phận tiết sữa
Cách cho con bú
Thú mỏ vịt
Nước ngọt
Chi có màng bơi
Đi trên cạn bơi trong nước
Đẻ trứng
Bình thường
Chưa có vú chỉ có tuyến sữa
Liếm sữa bám trên lông mẹ hoặc uống sữa hoà tan trong nước
Kanguru
Đồng cỏ
Chi sau lớn, khoẻ
Nhảy
Đẻ con
Rất nhỏ
Có vú
Ngoặm chặt lấy vú, bú thụ động.
Bộ dơi
Hang, hốc
Chi trước biến đổi thành cánh da, chi sau yếu
Bay không có đường bay rõ dệt.
Đẻ con
Bình thường
4. Củng cố và đánh giá:(7’).
Câu1: Chọn nội dung ở cột B nối với cột A sao cho phù hợp
 Đáp án: 1-b; 2- c; 3 – a.
Cột A (bộ thú)
Cột B ( đặc điểm)
1. Bộ thú huyết
a. Đẻ con, con sơ sinh bú mẹ chủ động
2. Bộ thú túi
b. Đẻ trứng, con sơ sinh liếm sữa trên lòng mẹ
3. Các bộ thú còn lại
c. Đẻ con, con sơ sinh bú mẹ thụ động
Câu2: Trả lời câu hỏi 1, 2 SGK trang 158. Câu 1 SGK tr 161.
5. Dặn dò:
- Học bài theo câu hỏi SGK trang158.
- Đọc mục: “ Em có biết” 
- Chuẩn bị bài 50: Đa dạng của lớp thú(Tiếp) bộ cá voi, bộ ăn sâu bọ, bộ gặm nhấm và bộ ăn thịt.
- Tìm hiểu thú ăn sâu bọ, gặm nhấm và thú ăn thịt.
- Hoàn thiện bảng 1 SGK trang 164 vào vở bài tập.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctiet50.doc