Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 5: Trùng biến hình và trùng giày - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo, cách dinh dưỡng, di chuyển và sự sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.

- Sự phân hoá chức năng các bộ phận trong tế bào của trùng giày đó là biểu hiện mầm mống của động vật đa bào.

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh và tìm tòi kênh hình

- Kĩ năng hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học .

II. Phương pháp:

 Sử dụng phương pháp hỏi đáp và tìm tòi .

III.Chuẩn bị phương tiện:

* Phương tiện: SGK, Giáo án, Sách bài tập, Sách tham khảo

* Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Tranh: 5.1, 5.2, 5.3 SGK trang 20, 21.

- Bảng phụ và phiếu học tập

2. Học sinh:

- Kẻ bảng theo phiếu học tập

- Trả lời câu hỏi theo SGK trang 22

 IV.Tiến trình bài giảng:

1. Ổn định tổ chức lớp:(1phút).

Lớp Học sinh

7C

2. Kiểm tra đầu giờ: (5phút).

Câu1: Trùng roi giống và khác thực vật ở điểm nào?

Câu2: Nêu cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi?

3. Bài mới:(33 phút)

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 457 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 5: Trùng biến hình và trùng giày - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 5 Ngày soạn: 4/ 9/ 2009. Ngày dạy: 8/ 9/ 2009.
Bài 5 :Trùng biến hình và trùng giày.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: - Nêu được cấu tạo, cách dinh dưỡng, di chuyển và sự sinh sản của trùng biến hình và trùng giày.
- Sự phân hoá chức năng các bộ phận trong tế bào của trùng giày đó là biểu hiện mầm mống của động vật đa bào.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, so sánh và tìm tòi kênh hình
- Kĩ năng hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức yêu thích môn học .
II. Phương pháp : 
 Sử dụng phương pháp hỏi đáp và tìm tòi .
III.Chuẩn bị phương tiện:
* Phương tiện: SGK, Giáo án, Sách bài tập, Sách tham khảo
* Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
- Tranh: 5.1, 5.2, 5.3 SGK trang 20, 21.
- Bảng phụ và phiếu học tập 
2. Học sinh: 
- Kẻ bảng theo phiếu học tập 
- Trả lời câu hỏi theo SGK trang 22
 IV.Tiến trình bài giảng: 
1. ổn định tổ chức lớp:(1phút).
Lớp
Học sinh
7C
2. Kiểm tra đầu giờ: (5phút).
Câu1: Trùng roi giống và khác thực vật ở điểm nào? 
Câu2: Nêu cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của trùng roi?
3. Bài mới:(33 phút)
Hoạt động 1. (30phút).
 Trùng biến hình, trùng giày.
- Mục tiêu: + Học sinh nêu được cấu tạo, dinh dưỡng, di chuyển, sinh sản của trùng giày và trùng biến hình.
+ So sánh được trùng giày và trùng biến hình
- Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
-GV yêu cầu HS nghiên cứu ÿ ở mục I, SGK trang20 và 21 
-Quan sát hình 5.1, 5.2 SGK trang 20, hoàn thành phiếu học tập: Thời gian 5 phút
-Giáo viên phát phiếu học tập cho các nhóm.
-Gọi đại diện các nhóm lên hoàn thành phiếu học tập, Giáo viên treo bảng phụ cho HS bổ sung kiến thức và đưa ra kiến thức chuẩn phần I trùng biến hình
-Cho học sinh đọc Ž SGK mục II, quan sát hình 5.3, hoàn thành phiếu học tập phần trùng giày.
-Gọi đại diện các nhóm lên hoàn thành phiếu học tập 
 -Giáo viên chữa bài và đưa ra kết quả chuẩn theo phiếu học tập sau.
-Hoạt động nhóm lớn. Học sinh đọc Ž tự thu thập và xử lí Ž, thống nhất ý kiến, hoàn thành phiếu học tập, cần nêu được:
+Cấu tạo cơ thể: Đơn bào
+Di chuyển: Chân giả, lông bơi
-Đại diện nhóm N1, N2 lên hoàn thành phiếu học tập phần trùng biến hình
-HS thực hiện yêu cầu của giáo viên để hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm lên hoàn thiện, nhóm khác bổ xung.
*Lưu ý:
Không bào tiêu hoá ở động vật nguyên sinh hình thành khi lấy thức ăn vào cơ thể:
-Trùng giày: Tế bào mới chỉ có sự phân hoá đơn giản.
-Sinh sản hữu tính ở trùng giày là hình thức trao đổi (tiếp hợp )
-Trình bày quá trình tiêu hoá và bắt mồi của trùng giày .
-Không bào co bóp của trùng giày khác trùng biến hình như thế nào?
-Số lượng nhân và vai trò của nhân của trùng giày?
I. Trùng biến hình:
Học theo phiếu học tập
II.Trùng giày
Học theo phiếu học tập.
Phiếu học tập:
Đặc điểm
Trùng biến hình
Trùng giày.
Nơi sống
-Sống ở mặt bùn trong các ao tù hay hồ nước lặng
-Sống trong váng cống rãnh hoặc bình nuôi cấy động vật nguyên sinh từ ngày thứ 4 trở đi bắt đầu có váng.
Cấu tạo
-Là một tế bào có chất nguyên sinh lỏng và nhân, ko bào tiêu hoá và không bào co bóp.
- Cấu tạo cơ thể đã phân hoá thành nhiều bộ phận như: Nhân lớn, nhân nhỏ, không bào co bóp, không bào tiêu hoá, rãnh miệng hầu, lông bơi xung quanh cơ thể.
Di chuyển
-Nhờ chân giả
Nhờ lông bơi 
Dinh dưỡng
-Tiêu hoá nội bào. 
-Bài tiết: chất thừa dồn đến không bào co bóp. Thải ra ngoài ở mọi nơi trên màng cơ thể.
- Thức ăn được lông bơi dồn về lỗ miệng.Thức ăn qua miệng và hầu được vo thành viên trong không bào tiêu hoá, rời hầu di chuyển trong cơ thể theo một quỹ đạo nhất định. Enzim tiêu hoá biến thức ăn thành chất lỏng thấm vào chất nguyên sinh. Chất bã được thải ra ngoài qua lỗ thoát ở thành cơ thể.
Sinh sản
-Vô tính bằng cách phân đôi. 
-Vô tính bằng cách phân đôi cơ thể theo chiều ngang.
- Hữu tính: Tiến hợp 
4. Củng cố và kiểm tra đánh giá:(5phút).
Câu1: Bài tập trắc nghiệm: 
 Em hãy xắp xếp các ý ở cột A và cột B sao cho tương ứng nhau như sau:
Cột A
Cột B
1.Trùng biến hình
2.Trùng roi 
3.Trùng giày
a.Di chuyển bằng roi bơi
b.Di chuyển bằng lông bơi 
c.Không có cơ quan di chuyển
Câu2: Trùng biến hình và trùng giày có cấu tạo di chuyển như thế nào?
5. Dặn dò và hướng dẫn học bài: (1phút).
- Học bài theo câu hỏi SGK trang 22 .
- Đọc mục : Em có biết
- Chuẩn bị Bài 6: Trùng kiết lị và trùng sốt rét
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctiet5.doc