Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 49: Cấu tạo trong của thỏ - Năm học 2009-2010
I. Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức:
- Nhận biết được đặc điểm cấu tạo và chức năng của hệ cơ quan của thỏ.
- Tóm tắt được sự tiến hoá của thỏ so với động vật ở các lớp trước.
2. Kĩ năng:
- Kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm.
3. Thái độ:
- Giáo dục ý thức yêu thích môn học, bảo vệ động vật.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên:
+ Mô hình: thỏ.
+ Tranh: bộ xương của thỏ và bộ xương của thằn lằn.
+ Tranh: cấu tạo trong của thỏ.
+ Não thỏ, bảng phụ, phiếu học tập.
- Học sinh:
+ Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 155.
+ Chuẩn bị kiến thức về cấu tạo trong của thằn lằn.
III. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại, HĐN
IV.Tổ chức dạy học:
1. ổn định tổ chức lớp:
2. Kiểm tra đầu giờ: (5).
Câu 1: Hãy nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống?
* Khởi động: Bài trước các em đã học cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống. Bài này chúng ta tiếp tục nghiên cứu cấu tạo trong.
Ngày soạn: 1/ 3/ 2010. Ngày dạy: 3/ 3/ 2010. Tiết: 49 Bài 47: Cấu tạo trong của thỏ I. Mục tiêu bài học : 1. Kiến thức : - Nhận biết được đặc điểm cấu tạo và chức năng của hệ cơ quan của thỏ. - Tóm tắt được sự tiến hoá của thỏ so với động vật ở các lớp trước. 2. Kĩ năng : - Kĩ năng quan sát, phân tích, tổng hợp, hoạt động nhóm. 3. Thái độ : - Giáo dục ý thức yêu thích môn học, bảo vệ động vật. II. Đồ dùng dạy học: - Giáo viên: + Mô hình: thỏ. + Tranh: bộ xương của thỏ và bộ xương của thằn lằn. + Tranh: cấu tạo trong của thỏ. + Não thỏ, bảng phụ, phiếu học tập. - Học sinh: + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang 155. + Chuẩn bị kiến thức về cấu tạo trong của thằn lằn. III. Phương pháp : Quan sát, đàm thoại, HĐN IV.Tổ chức dạy học: 1. ổn định tổ chức lớp: 2. Kiểm tra đầu giờ: (5’). Câu 1: Hãy nêu cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với điều kiện sống? * Khởi động: Bài trước các em đã học cấu tạo ngoài của thỏ thích nghi với đời sống. Bài này chúng ta tiếp tục nghiên cứu cấu tạo trong. 3. Tién teình bài giảng: Hoạt động 1. (13’). Tìm hiểu bộ xương và hệ cơ của thỏ - Mục tiêu: +Chỉ ra được đặc điểm giống và khác nhau giữa bộ xương của thỏ và thằn lằn. + ahanj biết được hệ cơ của thỏ xuất hiện cơ hoành. - Tiến hành: HĐN Hoạt động của thầy & trò Nội dung - Giáo viên treo tranh 47.1và mô hình xương thỏ, y/c HS quan sát, đọc và thu thập , lập bảng so sánh bộ xương thỏ và thằn lằn. -Giáo viên phát phiếu học tập thời gian hoạt động 3 phút. -Gọi các nhóm hoàn thiện phiếu học tập bằng cách dán lên bảng phụ GV đã kẻ sẵn. ?Qua phiếu học tập, bộ xương thỏ có chức năng gì? -Đọc SGK phần II SGK trang 152 trả lời câu hỏi: ?Hệ cơ của thỏ khác với những động vật đã học ở những điểm nào? ?Hệ cơ có chức năng gì? -Giáo viên nhận xét và nêu đáp án đúng I. Bộ xương và hệ cơ: 1. Bộ xương: - Giống nhau: bộ xương gồm: +Xương đầu +Xương cột sống. +Xương các chi - Khác nhau: + Đốt sống cổ: 7 đốt. +Xương sườn kết hợp với đốt sống lưng và xương ức tạo thành lồng ngực. +Chi thẳng góc, nâng đỡ cơ thể lên cao. +Chức năng: Nâng đỡ cơ thể tạo khoang bảo vệ các nội quan giúp cơ thể vận động. 2. Hệ cơ: - Xuất hiện cơ hoành chia cơ thể thành khoang ngực và bụng. - Cơ hoành và cơ liên sườn tham gia vào hô hấp. - Hệ cơ cùng với bộ xương giúp cơ thể vận động. Hoạt động 2. (14’). Tìm hiểu các cơ quan dinh dưỡng. - Mục tiêu: + Tóm tắt được vị trí và thành phần các cơ quan dinh dưỡng. -Tiến hành: HĐN -Quan sát hình 47.2 SGK trang 152 và 47.3 quan sát và xác định vị trí, thành phần các hệ cơ quan và hoàn thành bảng phụ 1 SGK trang 153 vào vở bài tập. -Giáo viên gọi các nhóm hoàn thành bảng phụ 1. -Giáo viên gợi ý, nhận xét và đưa ra đáp án đúng. II. Các cơ quan dinh dưỡng: Học theo bảng phụ 1 Bảng phụ: Vị trí thành phần của các hệ cơ quan Các hệ cơ quan Vị trí Các thành phần 1. Tiêu hoá -Nằm trong khoang bụng là chủ yếu Miệng: Thiếu răng manh, răng cửa cong, sắc, mọc dài, răng hàm kiểu nghiền. Manh tràng rất lớn là nơi tiêu hoá. 2. Hô hấp Nằm trong khoang ngực Gồm mũi -> khí quản -> phế quản và hai lá phổi. 3. Tuần hoàn Tim nằm trong khoang ngực, còn các mạch máu phân bố khắp cơ thể -Tim 4 ngăn hoàn chỉnh (giống chim) các mạch máu: động mạch, tĩnh mạch và mao mạch. 4. Bài tiết Nằm trong bụng sát sống lưng Gồm hai quả thận, ống dẫn nước tiểu, bóng đái, đường tiểu 5. Sinh sản Nằm khoang bụng dưới -Con cái: gồm buồng trứng, ống dẫn trứng, tử cung. -Con đực gồm tinh hoàn, ống dẫn tinh, cơ quan giao phối. Hoạt động 3. (8’). Tìm hiểu về hệ thần kinh và giác quan. - Mục tiêu: + Tóm tắt được đặc điểm tiến hoá của bộ não thỏ so với những động vật đã học. -Tiến hành: HĐCN -Treo tranh bộ não thỏ, quan sát hình 47.4 SGK trang 154 trả lời câu hỏi: ?Bộ não thỏ tiến hoá hơn thằn lằn ở những điểm nào? ?Não phát triển có ý nghĩa gì đối với đời sống của thỏ? ?Nêu đặc điểm giác quan của thỏ? -Đọc phần kết luận chung III. Thần kinh và giác quan: 1.Thần kinh: -Bộ não phát triển đặc biệt là bán cầu não và tiểu não phát triển che lấp các phần của não. +Bán cầu não: là trung ương của hoạt động phức tạp, các phản xạ phức tạp. +Tiểu não: phát triển liên quan tới cử động 2.Giác quan: Học theo bài 46 4. Củng cố và đánh giá:(5’). - Ghi vào bảng những đặc điểm cấu tạo của hệ tuần hoàn, hô hấp, thần kinh của thỏ thể hiện sự hoàn thiện so với các lớp đã học (làm vào vở bài tập trang 106) - Nêu tác dụng của cơ hoàn qua mô hình thí nghiệm 47.5 SGK trang 155 5. Dặn dò: - Học bài theo câu hỏi SGK trang 155. - Đọc mục: “ Em có biết” - Chuẩn bị Bài 48 Đa dạng của lớp thú, bộ thú huyệt, bộ thú túi, bộ dơi và bộ cá voi. - Tìm hiểu thú mỏ vịt, thú có túi, bộ dơi và bộ cá voi. - Hoàn thiện bảng 1 SGK trang 157 vào vở bài tập. 6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:
File đính kèm:
- tiet49.doc