Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 30: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: - Tóm tắt được đặc điểm chung của ngành chân khớp.

 - Giải thích được sự đa dạng của ngành chân khớp.

 - Nhận biết được vai trò thực tiễn của chân khớp.

2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, HĐN.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật có ích và phòng trừ những loài chân khớp có hại, bảo vệ đa dạng sinh học.

II. Đồ dùng dạy học:

- Giáo viên:+Tranh: Một số đại diện của ngành chân khớp hình

 29.2: Cấu tạo cơ quan miệng

 29.3: Sự phát triển của chân khớp

 29.4: Lát cắt ngang qua ngực châu chấu

 29.5: Cấu tạo mắt kép

 29.6: Tập tính ở kiến

- Học sinh: + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang.

 + Sưu tầm tranh ảnh về ngành chân khớp.

 + Bảng phụ SGK trang 96-97.

III. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại và hoạt động nhóm.

IV.Tiến trình bài giảng:

1. Tổ chức dạy học:

2. Kiểm tra đầu giờ: xen lồng vào giờ

3. Bài mới:

* Khởi động: Đọc SGK trang 95. Đại diện của ngành chân khớp sống ở đâu? Kể tên các đại diện của ngành chân khớp?

Hoạt động 1. (15).Đặc điểm chung của ngành chân khớp.

- Mục tiêu: Thông qua hình vẽ và đặc điểm của các đại diện ngành chân khớp, tóm tắt được đặc điểm chung của ngành chân khớp.

- Tiến hành: HĐNB

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 527 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 30: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 6/ 12/ 2009. 
Ngày dạy: 9/ 12/ 2009. 
Tiết: 30
Bài 29: Đặc điểm chung và vai trò của ngành chân khớp
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: - Tóm tắt được đặc điểm chung của ngành chân khớp.
 - Giải thích được sự đa dạng của ngành chân khớp.
 - Nhận biết được vai trò thực tiễn của chân khớp.
2. Kĩ năng: - Rèn kĩ năng quan sát, phân tích, HĐN.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ các loài động vật có ích và phòng trừ những loài chân khớp có hại, bảo vệ đa dạng sinh học.
II. Đồ dùng dạy học:
- Giáo viên:+Tranh: Một số đại diện của ngành chân khớp hình
 29.2: Cấu tạo cơ quan miệng
 29.3: Sự phát triển của chân khớp
 29.4: Lát cắt ngang qua ngực châu chấu
 29.5: Cấu tạo mắt kép
 29.6: Tập tính ở kiến
- Học sinh: + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang.
 + Sưu tầm tranh ảnh về ngành chân khớp. 
 + Bảng phụ SGK trang 96-97.
III. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại và hoạt động nhóm.
IV.Tiến trình bài giảng: 
1. Tổ chức dạy học: 
2. Kiểm tra đầu giờ: xen lồng vào giờ
3. Bài mới: 
* Khởi động: Đọc  SGK trang 95. Đại diện của ngành chân khớp sống ở đâu? Kể tên các đại diện của ngành chân khớp?
Hoạt động 1. (15’).Đặc điểm chung của ngành chân khớp.
- Mục tiêu: Thông qua hình vẽ và đặc điểm của các đại diện ngành chân khớp, tóm tắt được đặc điểm chung của ngành chân khớp.
- Tiến hành: HĐNB
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung 
-Yêu cầu học sinh quan sát hình 29.1; 29.2; 29.3; 29.4; 29.5; 29.6 , đọc ghi chú để lựa chọn đặc điểm chung của ngành để trả lời câu hỏi:
?Chân khớp có đặc điểm chung gì?
I. Đặc điểm chung: 
-Có bộ xương ngoài bằng kitin nâng đỡ, che chở.
-Các chân phân đốt khớp động với nhau.
-Sự phát triển và tăng trưởng gắn liền với lột xác.
Hoạt động 2. (15 ‘)Sự đa dạng ở chân khớp.
- Mục tiêu: Giải thích được sự đa dạng ở chân khớp về cấu tạo, môi trường sống và đa dạng về tập tính.
-Tiến hành: HĐN 5’
 -Yêu cầu học sinh hoàn thành ẹ1 theo bảng phụ 1; hoàn thành ẹ2 theo bảng phụ 2 SGK tr 96-97
-Giáo viên treo bảng phụ 1, 2.
+Nhóm 1, 3, 5: hoàn thành bảng 1.
+Nhóm 2, 4, 6: hoàn thành bảng 2.
-Giáo viên đưa ý kiến bổ xung, đưa ra đáp án hoàn thành bảng phụ 1, 2.
-Kết luận: về sự đa dạng của ngành chân khớp.
II. Sự đa dạng về cấu tạo và môi trường sống:
1. Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống:
Học theo bảng phụ 1.
2. Đa dạng về tập tính:
Học theo bảng phụ 2
*Kết luận: nhờ sự thích nghi với điều kiện sống và môi trường khác nhau mà chân khớp đa dạng về cấu tạo, môi trường sống và tập tính
 Bảng 1: Đa dạng về cấu tạo và môi trường sống của chân khớp
Tên đại diện
Môi trường sống
các phần cơ thể
Râu
Chân ngực
Cánh
nước
ở ẩm
ở cạn
số lượng
không có
không có
có cánh
1,giáp xác: tôm
x
2
2 đôi
5 đôi
x
2.hình nhện: nhện
x
2
ỗi
4 đôi
x
3.Sâu bọ: châu chấu
x
3
1 đôi
3 đôi
x
 Bảng 2: Đa dạng về tập tính
STT
Các tập tính chính
tôm
tôm ở nhờ
nhện
ve sầu
kiến 
ong mật
1
Tự vệ, tấn công
x
x
x
x
x
2
Dự trữ thức ăn
x
x
x
3
Dệt lưới, bẫy mồi
x
4
Cộng sinh để tồn tại
x
5
Sống thành xã hội
x
x
6
Chăn nuôi động vật khác
x
7
Đực, cái nhận biết nhau bằng tín hiệu
x
8
Chăm sóc thế hệ sau
x
x
x
Hoạt động 3. (10’)Vai trò thực tiễn của ngành chân khớp.
- Mục tiêu: Nhận biết được vai trò thực tiễn của ngành chân khớp.
-Tiến hành: HĐCN
 -Yêu cầu học sinh đọc „ mục III dựa vào kiến thức đã học thực hiện ẹ hoàn thành bảng 3
?Kể tên một số chân khớp ở địa phương?
?Vậy chân khớp có vai trò gì đối với tự nhiên và đời sống?
- Đại diện nhóm báo cáo nội dung bảnh 3 SGK trang 97, các nhóm khác bổ sung.
III.Vai trò thực tiễn:
1. Có ích:
-Cung cấp thực phẩm cho người: tôm.
-Là thức ăn cho các động vật khác.
-Làm thuốc chữa bệnh: mật ong
-Thụ phấn cho cây trồng.
-Làm sạch môi trường.
2. Có hại:
-Phá hại mùa màng, cây trồng.
-Làm hại nông nghiệp, đồ gỗ, tàu thuyền.
-Là vật trung gian truyền bệnh.
- Kết luận: SGK trang 98
Bảng 3: Vai trò của ngành chân khớp
STT
Các lớp
Tên đại diện có ở địa phương
Có lợi
Có hại
1
Lớp giáp xác
-Tôm càng xanh.
-Tôm sú.
-Tôm hùm
-Làm thực phẩm
-Xuất khẩu.
2
Lớp hình nhện
Nhện chăng lưới
-Nhện đỏ.
-Bọ cạp
-Bắt sâu bọ có hại
Hại cây trồng
3
Lớp sâu bọ
-Bướm
-Ong mật
-Kiến
Thụ phấn.
Lấy mật, thụ phấn cho hoa, bắt sâu bọ có hại
Hại cây như sâu non ăn lá
4. Củng cố - đánh giá:(5’).
-Đặc điểm cấu tạo nào khiến chân khớp đa dạng về: tập tính và môi trường sống.
-Trong các đặc điểm của chân khớp thì các đặc điểm nào ảnh hưởng lớn đến sự phân bố rộng rãi của chúng?
5. Dặn dò: 
- Học bài theo câu hỏi SGK trang 98.
- Đọc mục: “ Em có biết” 
- Chuẩn bị Bài 31: Cá chép.
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctiet30.doc