Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 3: Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Học sinh quan sát được ít nhất 2 đại diện điển hình cho ngành động vật nguyên sinh là: Trùng roi, trùng đế giày.

- Phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của 2 đại diện này

2. Kĩ năng:

- Rèn kĩ năng sử dụng và quan sát mẫu bằng kính hiển vi

- Quan sát trùng roi, trùng đế giày trên tiêu bản và rèn kĩ năng vẽ hình.

3. Thái độ: Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận khi thao tác soi kính hiển vi.

 II. Phương pháp:

 Sử dụng phương pháp thực hành và hoạt động nhóm.

III.Chuẩn bị phương tiện:

 * Chuẩn bị:

1. Giáo viên:

- Kính hiển vi, lam kính, la men, kim nhọn, ống hút, khăn lau.

- Tranh: Trùng đế giày, trùng roi, trùng biến hình

- Phiếu học tập

2. Học sinh:

- Váng nước ao hồ, rễ bèo Nhật Bản

- Rơm hoặc cỏ khô ngâm trong nước trước 5 ngày

IV.Tiến trình bài giảng

1. ổn định tổ chức lớp:(1phút).

Sĩ số lớp 7C:

2. Kiểm tra đầu giờ:(5phút).

Câu1: Nêu đặc điểm chung của động vật.

Câu2: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh

3. Bài mới:(35phút).

KĐ: GV yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK trang 13 và trả lời các câu hỏi sau:

? Những động vật như thế nào được xếp vào ngành động vật nguyên sinh?

? Động vật nguyên sinh được phân bố ở đâu? Ai phát minh ra

- Học sinh đọc thông tin 2 SGK trang 13? Động vật nguyên sinh có thấy bằng mắt thường không?

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 430 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 3: Thực hành: Quan sát một số động vật nguyên sinh - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 3 Ngày soạn: 22/ 8/ 2009. Ngày dạy: 25/ 8/ 2009.
Chương I . Ngành động vật nguyên sinh
Bài 3 .Thực hành 
 Quan sát một số động vật nguyên sinh
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
- Học sinh quan sát được ít nhất 2 đại diện điển hình cho ngành động vật nguyên sinh là: Trùng roi, trùng đế giày.
- Phân biệt được hình dạng, cách di chuyển của 2 đại diện này
2. Kĩ năng :
- Rèn kĩ năng sử dụng và quan sát mẫu bằng kính hiển vi
- Quan sát trùng roi, trùng đế giày trên tiêu bản và rèn kĩ năng vẽ hình.
3. Thái độ : Nghiêm túc, tỉ mỉ, cẩn thận khi thao tác soi kính hiển vi. 
 II. Phương pháp : 
 Sử dụng phương pháp thực hành và hoạt động nhóm.
III.Chuẩn bị phương tiện:
 * Chuẩn bị:
1. Giáo viên: 
- Kính hiển vi, lam kính, la men, kim nhọn, ống hút, khăn lau.
- Tranh : Trùng đế giày, trùng roi, trùng biến hình 
- Phiếu học tập	 
2. Học sinh: 
- Váng nước ao hồ, rễ bèo Nhật Bản
- Rơm hoặc cỏ khô ngâm trong nước trước 5 ngày
IV.Tiến trình bài giảng
1. ổn định tổ chức lớp:(1phút).
Sĩ số lớp 7C: 
2. Kiểm tra đầu giờ:(5phút).
Câu1: Nêu đặc điểm chung của động vật.
Câu2: Kiểm tra sự chuẩn bị của học sinh
3. Bài mới:(35phút).
KĐ: GV yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK trang 13 và trả lời các câu hỏi sau:
? Những động vật như thế nào được xếp vào ngành động vật nguyên sinh?
? Động vật nguyên sinh được phân bố ở đâu? Ai phát minh ra
- Học sinh đọc thông tin 2 SGK trang 13? Động vật nguyên sinh có thấy bằng mắt thường không?
Hoạt động 1. (15phút).
Quan sát được trùng giày và trùng roi.
- Mục tiêu: Học sinh quan sát và nêu được hình dạng, cấu tạo và cách di chuyển của trùng giày và trùng roi.
- Tiến hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
- Yêu cầu học sinh đọc thông tin mục I và II theo SGK tr 13.
- Cho học sinh quan sát mẫu dưới kính hiển vi, Quan sát hình 3.1 và 3.2, 3.3 trang 14-15.phiếu học tập.
Đại diện
Hình
dạng
Di
chuyển
cơ/q di chuyển
1
2
? Vậy trùng giày có cấu tạo và di chuyển như thế nào?
-Yêu cầu học sinh đọc thông tin SGK trang 15 quan sát hình3.3 hoàn thành bài tập 2
? Vậy trùng roi có hình dạng và di chuyển như thế nào?
- giáo viên lưu ý: 
? Vì sao nếu để trùng roi vào trong bóng tối thì không có màu xanh?
? Qua 2 đại diện trên chúng có đặc điểm nào giống và khác nhau 
- Hoạt động nhóm bàn, cá nhân đọc và nêu được  của bài.
- Các nhóm lần lượt quan sát mẫu dưới kính hiển vi , thảo luận nhóm hoàn thành phiếu học tập.
- Đại diện nhóm lên hoàn thành phiếu học tập trên bảng.
-Các nhóm khác bổ sung.
-Cá nhân đọc  ghi nhớ kiến thức, thảo luận nhóm thống nhất ý kiến, hoàn thành bài tập 2 
- gọi đại diện nhóm lên trình bày.
-Trùng roi là cơ thể đơn bào, có khả năng:
Tự dưỡng: giống thực vật
Dị dưỡng.
I. Yêu cầu
II. chuẩn bị SGK trang13 
III. Nội dung
1.Quan sát trùng giày:
- Hình dạng: Hình khối giống chiếc giày, cơ thể không đối xứng
- Di chuyển:Trùng giày di chuyển bằng chân bơi
2. quan sát trùng roi: 
- Hình dạng: Hình thoi
- Di chuyển: Bằng roi bơi.
Hoạt động 2.(20phút).
Thu hoạch
- Mục tiêu: Học sinh vẽ hình trùng roi và trùng giày
- Tiến hành: 
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
- Giáo viên yêu cầu học sinh thực hiện theo mục SGK trang 16.
- Vẽ hình trùng giày và trùng roi mà HS quan sát được, ghi chú thích đầy đủ 
- Học sinh hoạt động cá nhân.
+ Học sinh vẽ hình trùng roi và trùng giày
3. Thu hoạch:
 - Giáo viên thu bài của một số học sinh và chấm điểm:Hình vẽ trùng roi, trùng giày
4. Củng cố và kiểm tra: (3phút).
- Giáo viên treo trùng roi và trùng giày. Yêu gầu học sinh lên gắn các thành phần mà học sinh quan sát được trên kính hiển vi lên trên tranh.
5. Dặn dò và hướng dẫn học bài: (1phút). 
- Học bài theo câu hỏi SGK, Chuẩn bị Bài 4: Trùng roi.
- Làm thí nghiệm theo thông tin SGK trang 18
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy: 

File đính kèm:

  • doctiet3.doc