Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 23: Tôm sông - Năm học 2009-2010

 Bài 22: Tôm sông

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Giải thích được vì sao tôm được xếp vào ngành chân khớp và lớp giáp xác.

- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời sống nước.

- Tóm tắt được các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của tôm và liên hệ với thực tế nuôi bắt tôm.

2. Kĩ năng:- Kĩ năng quan sát, phân tích, HĐN

3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập bộ môn và bảo vệ và gây nuôi những động vật có giá trị.

II. Chuẩn bị phương tiện:

- Giáo viên:+ Tranh: Cấu tạo ngoài của tôm.

 + Mô hình: tôm

 + Tôm sống, tôm chín.

- Học sinh: + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang.

 + Mỗi nhóm chuẩn bị mẫu: 1 con tôm còn sống, 1 con tôm đã chín.

III. Phương pháp: Quan sát, đàm thoại và hoạt động nhóm

IV. Tổ chức dạy học:

1. ổn định tổ chức lớp:

2. Kiểm tra đầu giờ: (5).

? Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?

* KĐ: Yêu cầu học sinh đọc 1 sgk tr 74? Vì sao lại gọi là ngành chân khớp?

? Sự đa dạng của ngành chân khớp thể hiện như thế nào?

? Lớp giáp xác gồm những đại diện nào?

3. Tiến trình bài giảng:

Hoạt động 1. (6).Đại diện ngành chân khớp.

- Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chung của ngành chân khớp.

- Tiến hành:HĐCN

 

doc3 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 616 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 23: Tôm sông - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 8/ 11/ 2009. 
Ngày dạy: 11/ 11/ 2009.
 Tiết: 23 
Chương V : Ngành chân khớp
 Lớp giáp xác
 Bài 22 : Tôm sông
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
- Giải thích được vì sao tôm được xếp vào ngành chân khớp và lớp giáp xác. 
- Giải thích được các đặc điểm cấu tạo ngoài của tôm thích nghi với đời sống nước.
- Tóm tắt được các đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của tôm và liên hệ với thực tế nuôi bắt tôm.
2. Kĩ năng :- Kĩ năng quan sát, phân tích, HĐN
3. Thái độ: - Giáo dục ý thức học tập bộ môn và bảo vệ và gây nuôi những động vật có giá trị.
II. Chuẩn bị phương tiện:
- Giáo viên:+ Tranh: Cấu tạo ngoài của tôm.
 + Mô hình: tôm
 + Tôm sống, tôm chín. 
- Học sinh: + Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang.
 + Mỗi nhóm chuẩn bị mẫu: 1 con tôm còn sống, 1 con tôm đã chín.
III. Phương pháp : Quan sát, đàm thoại và hoạt động nhóm
IV. Tổ chức dạy học: 
1. ổn định tổ chức lớp: 
2. Kiểm tra đầu giờ: (5’).
? Vì sao lại xếp mực bơi nhanh cùng ngành với ốc sên bò chậm chạp?
* KĐ: Yêu cầu học sinh đọc œ 1 sgk tr 74? Vì sao lại gọi là ngành chân khớp?
? Sự đa dạng của ngành chân khớp thể hiện như thế nào?
? Lớp giáp xác gồm những đại diện nào? 
3. Tiến trình bài giảng:
Hoạt động 1. (6’).Đại diện ngành chân khớp.
- Mục tiêu: Nêu được đặc điểm chung của ngành chân khớp.
- Tiến hành:HĐCN
Hoạt động của thầy & trò
Nội dung 
- HS đọc  ngành chân khớp và trả lời:
?Chân khớp có đặc điểm gì?
?Em hiểu thế nào là lớp giáp xác?
-Giáo viên đưa câu đố SGK tr 76.
“Đầu khóm Trúc
Lưng khúc rồng
Sinh bạch tử hồng
Xuân, hạ, thu, đông
Bốn mùa đều có.”
*Đặc điểm chung của ngành chân khớp:
-Có phần phụ chia đốt và khớp động với nhau.
-Cơ thể có vỏ cứng bao bọc.
Hoạt động 2. (15’).Cấu tạo ngoài và di chuyển của tôm sông.
- Mục tiêu: Mô tả được đặc điểm cấu ngoài của tôm sông thích nghi với đời sống trong nước. Xác định được vị trí chức năng của các bộ phận. 
- Tiến hành: HĐN 5’
-Yêu cầu học sinh đọc , quan sát mẫu tôm và hoàn thành bảng phụ1 vào vở BT thời gian 2 phút.
-Giáo viên phát phiếu học tập và treo tranh, hướng dẫn theo câu hỏi:
?Tôm sống ở đâu?
?Cơ thể gồm mấy phần?
?Vỏ kitin có cấu tạo và đặc điểm gì
-Yêu cầu HS đọc tiếp œ, Qs h 22 (cấu tạo ngoài), sử dụng mô hình tôm để phân biệt được các phần của tôm.
-Đại diện nhóm hoàn thành bảng phụ1.Các nhóm khác bổ sung 
-Học sinh chỉ tranh và mô hình phân biệt được các phần phụ tôm, nhóm khác nhận xét bổ sung.
-GV đưa ra kiến thức chuẩn.
 -YC học sinh đọc tiếp œ phần 3 SGK tr 75, trả lời câu hỏi:
?Tôm có những cách di chuyển nào?
?Trong các cách di chuyển hình thức nào thể hiện tính tự vệ?
I. Cấu tạo ngoài và di chuyển: 
1. Cấu tạo cơ thể:
- Nơi sống:Tôm sống ở nước.
- Cơ thể: Gồm 2 phần
+ Đầu, ngực.
+ Bụng
-Vỏ kitin có tác dụng:
+Vỏ kitin ngấm canxi nên cứng, che chở và làm chỗ bám cho cơ.
+Vỏ có sắc tố, làm tôm có mầu sắc của môi trường.
2. Các phần phụ và chức năng:
a.Phần đầu ngực:
b.Phần phụ:
Học theo bảng phụSGK tr75
3. Di chuyển:
- Bò
- Bơi: tiến và lùi.
- Nhảy.
Bảng 1: Chức năng chính các phần phụ của tôm
STT
Chức năng
Tên các phần phụ
vị trí các phần phụ
Phần đầu ngực
Phần bụng
1.
Định hướng phát hiện mồi
2 mắt kép, 2 đôi râu
x
2.
Giữ và xử lí mồi
chân hàm
x
3.
Bắt mồi và bò
Chân kim, chân bò
x
4.
Bơi, giữ thăng bằng và ôm trứng
Chân bơi (bụng)
x
5.
Lái và giúp tôm nhảy
Tấm lái
x
Hoạt động 3. (14’).Dinh dưỡng và sinh sản của tôm sông.
- Mục tiêu:+ Nêu được đặc điểm dinh dưỡng, sinh sản của tôm.
 + Liên hệ cách nuôi bắt tôm.
-Tiến hành: HĐNB
II. Dinh dưỡng:
*Hệ tiêu hoá: Tôm ăn tạp, hoạt động đêm, thức ăn được tiêu hoá ở dạ dày và hấp thụ ở ruột.
*Hệ hô hấp:
Tôm hô hấp bằng mang.
*Hệ bài tiết:
Là tuyến bài tiết nằm ở gốc đôi râu thứ2(râu ngoài
III. Sinh sản:
- Tôm phân tính: 
+Con đực: càng to
+Con cái: ôm trứng.
- Quá trình phát triển:
Trứng(nở) ấu trùng (lột xác nhiều lần) tôm TT
- Tôm lớn lên nhờ những lần lột xác.
 -Yêu cầu học sinh đọc  phần II, hoàn thành ẹ vào vở bài tập:
?Tôm hoạt động vào thời gian nào trong ngày?
?Thức ăn của tôm là gì?
?Thức ăn có mùi hấp dẫn tôm vì sao?
-Trên đồng nuôi tôm có quạt nước?Vậy quạt nước để làm gì?
(Tăng lượng ôxi trong nước.)
?Tôm hô hấp bằng gì?
?Hệ bài tiết nằm ở vị trí nào?
-Quan sát phân biệt con đực, con cái?
-Tập tính ôm trứng có ý nghĩa gì ?(Bảo vệ trứng)
?Quá trình phát triển của tôm trải qua những giai đoạn nào? (ấu trùng lột xác)
?Tôm có vỏ mềm vì sao?
?Tôm đực và tôm cái khác nhau như thể nào?
4. Củng cố - đánh giá:(5’).
- Theo câu hỏi 1, 2, 3 SGK trang 76
- Bài tập: Phiếu học tập phát cho học sinh làm tại lớp
Chọn câu trả lời đúng nhất
Câu 1: Người ta xếp tôm vào ngành chân khớp vì:
a. Có vỏ cứng bao bọc c. Có các phần phụ chia đốt
b. Cơ thể chi 2 phần. d. Sống ở môi trường nước, thở bằng mang.
 Đáp án: 1- c
Câu 2: Tôm thuộc lớp giáp xác vì:
a. Có vỏ cứng bao bọc cơ thể. c. Có hiện tượng lột xác
b. Sống trong môi trường nước d. Cả a, b và c đều đúng. Đáp án:2- d.
Câu 3: Tôm lớn lên được vì:
a. Chỉ 1 lần lột xác. c. Sau khi lột xác nhiều lần.
b. Sống trong môi trường nước d. Không qua lột xác Đáp án: 3- c
5. Dặn dò: (1’).
- Học bài theo câu hỏi SGK trang 76.
- Đọc mục: “ Em có biết” 
- Chuẩn bị Bài 23: Thực hành. Mổ và quan sát tôm sông.
+ Mẫu: mỗi nhóm chuẩn bị 4 con tôm to còn sống.
+ Dụng cụ: mỗi tổ 1 em đi lấy bộ đồ mổ, nước, xà phòng, khăn lau tay
6. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctiet23.doc