Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 2: Phân biệt động vật với thực vật, đặc điểm chung của động vật - Năm học 2008-2009

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức:

- Học sinh nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật

- Nêu được đặc điểm chung của động vật.

- Giải thích được sơ lược cách phân chia giới động vật và vai trò của động vật.

2. Kĩ năng:Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp và hoạt động nhóm

3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn học

II. Phương pháp: Sử dụng phương pháp quan sát, tìm tòi và hoạt động nhóm.

III.Chuẩn bị phương tiện:

* Chuẩn bị:

1.Giáo viên: - Tranh vẽ: hình 2.1 SGK trang 9

- Tranh vẽ: Hình 2.2 SGK trang12

- Bảng phụ, mô hình tế bào động , thực vật

2.Học sinh: Hoàn thành bảng 1 SGK trang 9. Bảng 2 SGK trang11

IV.Tiến trình bài giảng:

1. ổn định tổ chức lớp:(1 phút).

Sĩ số lớp 7C:

2. Kiểm tra đầu giờ:(7 phút).

Câu1: Kể tên những động vật thường gặp ở địa phương? Chúng có đa dạng phong phú không?

Câu2: Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú?

3. Bài mới:(33 phút).

KĐ: Nếu đem con gà so sánh với cây bàng ta thấy chúng khác nhau hoàn toàn, song chúng đều là cơ thể sống. Vậy để phân biệt chúng bằng đặc điểm nào?

Hoạt động 1.(16 phút).

Đặc điểm chung của động vật.

- Mục tiêu: + Nêu được đặc điểm giống và khác nhau giữa động vật và thực vật.

 + Nêu được đặc điểm chung của động vật.

- Tiến hành:

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 515 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 2: Phân biệt động vật với thực vật, đặc điểm chung của động vật - Năm học 2008-2009, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 2 Ngày soạn: 15/ 8 / 2008. Ngày dạy: 19/8 2008.
Bài 2 : Phân biệt động vật với thực vật, đặc điểm chung của động vật.
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức :
- Học sinh nêu được đặc điểm cơ bản để phân biệt động vật với thực vật
- Nêu được đặc điểm chung của động vật.
- Giải thích được sơ lược cách phân chia giới động vật và vai trò của động vật.
2. Kĩ năng : Rèn kĩ năng quan sát, so sánh, phân tích tổng hợp và hoạt động nhóm 
3. Thái độ: Giáo dục ý thức học tập và yêu thích bộ môn học
II. Phương pháp: Sử dụng phương pháp quan sát, tìm tòi và hoạt động nhóm.
III.Chuẩn bị phương tiện:
* Chuẩn bị:
1.Giáo viên: - Tranh vẽ : hình 2.1 SGK trang 9
- Tranh vẽ : Hình 2.2 SGK trang12
- Bảng phụ, mô hình tế bào động , thực vật 
2.Học sinh : Hoàn thành bảng 1 SGK trang 9. Bảng 2 SGK trang11
IV.Tiến trình bài giảng: 
1. ổn định tổ chức lớp:(1 phút).
Sĩ số lớp 7C:
2. Kiểm tra đầu giờ:(7 phút).
Câu1: Kể tên những động vật thường gặp ở địa phương? Chúng có đa dạng phong phú không?
Câu2: Chúng ta phải làm gì để thế giới động vật mãi mãi đa dạng, phong phú?
3. Bài mới:(33 phút).
KĐ: Nếu đem con gà so sánh với cây bàng ta thấy chúng khác nhau hoàn toàn, song chúng đều là cơ thể sống. Vậy để phân biệt chúng bằng đặc điểm nào?
Hoạt động 1.(16 phút).
Đặc điểm chung của động vật.
- Mục tiêu: + Nêu được đặc điểm giống và khác nhau giữa động vật và thực vật.
 + Nêu được đặc điểm chung của động vật. 
- Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động trò
Nội dung cơ bản
*Vấn đề 1: So sánh động vật với thực vật?
-QS hình 2.1 đọc ‚.
-Hoàn thành bảng 1.
-Giáo viên treo bảng phụ 1 SGK trang 9 lên bảng cho học sinh chữa.
-Giáo viên nên gọi 3-4 nhóm lên điền bảng phụ, học sinh nhận xét.
-GV đưa đáp án đúng.
?Vậy động vật giống thực vật ở điểm nào?
-Động vật khác thực vật ở các đặc điểm nào?
*Vấn đề 2: Đặc điểm chung của động vật.
-Yêu cầu học sinh thực hiện ẹ ở mục II SGK trang 10.
? Vậy động vật có đặc điểm chung gì?
-Hoạt động nhóm bàn, quan sát hình 2.1 SGK trang 9.
-Ghi nhớ kiến thức trao đổi nhóm tìm câu trả lời.
-Đại diện nhóm lên ghi kết quả?
?Các nhóm khác nhận xét bổ sung.
I. Phân biệt động vật với thực vật
+Đặc điểm giống nhau:
-Đều có cấu tạo từ TB, lớn lên và sinh sản.+Đặc điểm khác nhau:
Động vật
-Có khả năng di chuyển.
-Có hệ thần kinh và giác quan.
-Sử dụng chất hữu cơ có sẵn lấy từ TV hoặc ĐV khác.
-Có khả năng tồn tại nếu thiếu ánh sáng mặt trời.
-Không có thành xen lu lô.
Thực vật
-Không di chuyển
-Không có hệ thần kinh và giác quan.
-Tự tổng hợp chất hữu cơ từ nước và CO2. 
-Không có khả năng tồn tại nếu thiếu AS mặt trời.
- Có thành xen lu lô. 
II. Đặc điểm chung của động vật:
- Có khả năng di chuyển.
- Có hệ thần kinh và giác quan.
- Chủ yếu sống dị dưỡng.
Hoạt động 2. (17phút).
Sơ lược phân chia giới động vật và vai trò của động vật.
- Mục tiêu:
+ Học sinh nêu được các ngành động vật sẽ học trong trương trình sinh học 7.
+ Nêu được lợi ích và tác hại của động vật.
- Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
- GV giới thiệu: Giới động vật được phân chia thành 20 ngành thể hiện ở hình 2.2 SGK trang 12.
-Chương trình sinh học 7 chỉ học 8 ngành cơ bản.
-GV đọc „ phần IV và ghi nhớ kiến thức, thực hiện ẹ phần IV
-GV kẻ sẵn vào bảng phụ 2 SGK trang 11 để học sinh lên chữa.
?Vậy động vật có vai trò gì trong đời sống con người?
? Biện pháp để bảo vệ ĐV?
-Cho học sinh đọc phần kết luận?
-HS nghe và ghi nhớ kiến thức?
-HĐN để hoàn thành bảng 2.
-Gọi đại diện các nhóm lên ghi kết quả và cho các nhóm khác bổ sung.
?Chúng ta phải làm gì để bảo vệ những loài động vật có ích?
III.Sơ lược phân chia giới động vật:
- Giới ĐV có 8 ngành. 
- ĐV không xương sống: 5 ngành.
- ĐV có xương sống 1 ngành
III. Vai trò của động vật:
Học theo bảng phụ 2 SGK trang 11.
4. Củng cố và kiểm tra đánh giá:(3phút).
Câu1: Nêu các đặc điểm chung của động vật.
Câu2: ý nghĩa của động vật đối với đời sống con người?
5. Dặn dò và hướng dẫn học bài:(1phút).
- Học bài theo câu hỏi SGK.
- Đọc mục “em có biết”.
- Chuẩn bị Bài sau thực hành:
 + Tìm hiểu đời sống động vật sung quanh.
 + Ngâm rơm và cỏ khô vào bình nước trước 5 ngày.
 + Lấy váng nước ao hồ, rễ bèo nhật bản.
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctiet2.doc
Giáo án liên quan