Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 13: Giun đũa - Năm học 2009-2010

I. Mục tiêu bài học

1. Kiến thức: - Học sinh nêu được đặc điểm cơ bản về cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh.

- Nêu được tác hại của giun đũa và cách phòng tránh.

2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, tìm tòi, vấn đáp và hoạt động nhóm.

3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh cá nhân.

II. Phương pháp: Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và hoạt động nhóm.

III.Chuẩn bị phương tiện:

* Phương tiện: SGK, Giáo án, Sách bài tập, Sách tham khảo

* Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh giun đũa và các bệnh do giun đũa gây nên.

- Học sinh: Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang .

 IV. Các hoạt động dạy - Học.

1. ổn định tổ chức lớp: (1phút).

Lớp Học sinh

7C

2. Kiểm tra đầu giờ: (5phút).

 Câu 1: Nêu đặc điểm chung của ngành giun dẹp và cho biết ngành giun dẹp xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào?

3. Bài mới: (33phút).

KĐ: Cho HS đọc SGK tr 47? Ngành giun tròn khác với giun dẹp như thế nào?

 Hoạt động 1. (18phút).

Cấu tạo và di chuyển của giun đũa

- Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng, di chuyển của giun đũa.

- Tiến hành:

 

doc2 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 494 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Tiết 13: Giun đũa - Năm học 2009-2010, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Tiết thứ: 13 Ngày soạn: 2/ 10/ 2009. Ngày dạy: 6/ 10/ 2009.
B. Ngành giun tròn
Bài 13 : Giun đũa
I. Mục tiêu bài học
1. Kiến thức: - Học sinh nêu được đặc điểm cơ bản về cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng và sinh sản của giun đũa thích nghi với đời sống kí sinh.
- Nêu được tác hại của giun đũa và cách phòng tránh.
2. Kĩ năng: Rèn kĩ năng quan sát, tìm tòi, vấn đáp và hoạt động nhóm.
3. Thái độ: Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, vệ sinh cá nhân.
II. Phương pháp : Sử dụng phương pháp quan sát tìm tòi và hoạt động nhóm.
III.Chuẩn bị phương tiện:
* Phương tiện: SGK, Giáo án, Sách bài tập, Sách tham khảo
* Chuẩn bị: - Giáo viên: Tranh giun đũa và các bệnh do giun đũa gây nên. 
- Học sinh: Chuẩn bị kiến thức theo câu hỏi SGK trang .
 IV. Các hoạt động dạy - Học.
1. ổn định tổ chức lớp: (1phút).
Lớp
Học sinh
7C
2. Kiểm tra đầu giờ: (5phút).
 Câu 1: Nêu đặc điểm chung của ngành giun dẹp và cho biết ngành giun dẹp xâm nhập vào cơ thể vật chủ qua các con đường nào?
3. Bài mới: (33phút).
KĐ: Cho HS đọc ž SGK tr 47? Ngành giun tròn khác với giun dẹp như thế nào? 
 Hoạt động 1. (18phút).
Cấu tạo và di chuyển của giun đũa
- Mục tiêu: HS nêu được đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng, di chuyển của giun đũa. 
- Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung 
- Yêu cầu HS đọc  SGK phần I, II, III SGK tr 47-48, hoàn thành phiếu học tập sau:
- GV treo bảng phụ và ghi kiến thức bổ sung của HS.
- Đưa đáp án đúng phiếu học tập.
- Qua bảng hoàn thành bài tập ẹ theo phần III SGK tr 48 vào vở. 
- HĐ nhóm lớn, hs đọc và xử lí  ghi nhớ kiến thức hoàn thành phiếu học tập:
- Đại diện các nhóm 1, 2, 3 lên ghi kết qủa vào bảng phụ, các nhóm khác nhận xét.
+HS hoàn thành bài tập ẹ ở phần III, đại diện lên hoàn thành bài tập.
I. Cấu tạo, di chuyển, dinh dưỡng: 
Học theo phiếu học tập đã hoàn thiện kiến thức.
Phiếu học tập: Đặc điểm cấu tạo, dinh dưỡng, di chuyển giun đũa
Nơi sống
Cấu tạo
Di chuyển
Dinh dưỡng
Cấu tạo ngoài
Cấu tạo trong
Kí sinh ở ruột non của người
- Hình dạng: giống chiếc đũa, dài 25 cm.
- Bên ngoài có lớp vỏ cuticun bảo vệ, giúp giun đũa không bị tiêu huỷ bởi dịch tiêu hoá.
- Bên ngoài: là thành cơ thể có lớp biểu bì và lớp cơ dọc
- Bên trong: là khoang cơ thể chưa chính thức, trong khoang có ống tiêu hoá bắt đầu từ miệng đến hậu môn.- Tuyến sinh dục dài và cuộn khúc xung quanh ruột
- Cơ dọc phát triển.
-Giun đũa di chuyển hạn chế bằng sự cong, duỗi cơ thể.
-Hút chất dinh dưỡng nhanh và nhiều có trong ruột non của người và động vật để sống.
Hoạt động 2. (15phút).
Sinh sản
- Mục tiêu: + Chỉ rõ trên tranh và nêu được vòng đời của giun đũa.
 + Biện pháp phòng tránh các bệnh về giun.
-Tiến hành:
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung cơ bản
 -Y/c học sinh đọc ‚ phần IV SGK trang 48, trả lời câu hỏi:
?Cơ quan sinh dục có cấu tạo như thế nào?
?Giun thuộc động vật phân tính hay lưỡng tính?
?Số lượng trứng?
-Yêu cầu quan sát hình 13.3; 13.4 thực hiện ẹ SGK trang 49.
? Trình bày vòng đời của giun đũa?
*Nêu cách phòng chống bệnh giun đũa?
* Tại sao phải ủ phân trước khi bón cho cây trồng?
- Hoạt động nhóm bàn đọc và xử lí ˜, ghi nhớ kiến thức, trả lời:
+ Cơ quan sinh dục dạng ống.
+ Giun thuộc động vật phân tính con đực và con cái riêng.
+ Đẻ rất nhiều.
-Vòng đời
+ Trứng phát triển ấu trùng.
+ Con đường xâm nhập.
+ Nơi kí sinh. 
- Phòng chống: ăn chín uống sôi, vệ sinh ăn uống
II. Cơ quan sinh sản:
1. Cơ quan sinh dục:
- Cơ quan sinh dục: có cấu tạo dạng ống.
- Giun đũa phân tính:
+ Con cái: 2 ống sinh dục.
+ Con đực: 1 ống sinh dục.
Thụ tinh trong.
- Đẻ khoảng 
 200.000 trứng/ ngày
2. Vòng đời của giun đũa:
 Giun đũa đẻ đ trứng ra MT, PTđấu trùng trong trứngđ (người ăn phải) ấu trùng vào ruộtđChui ra, vào máu đến tim, gan, phổi, xuống ruột nonđ phát triển thành giun đũa.
4. Củng cố và kiểm tra đánh giá:(5phút).
- Bài tập trắc nghiệm: khoanh tròn vào chữ cái câu trả lời đúng nhất.
Câu 1: Lớp vỏ cutincun bao bọc ngoài cơ thể của giun đũa luôn căng tròn có tác dụng gì? a. Như bộ áo giáp, tránh sự tấn công của kẻ thù.
 b.Như bộ áo giáp, tránh không bị tiêu huỷ bởi các dịch tiêu hóa trong ruột non.
Thích nghi với đời sống kí sinh.
Câu a và b đúng. Đáp án: 1 - b
Câu 2: Khi nào người bị nhiễm trứng giun đũa:
Ăn rau sống chưa rửa sạch còn trứng giun đũa.
Ăn quả tươi chưa rửa sạch còn trứng giun đũa.
Ăn thức ăn có nhiều ruồi nhặng đậu
Cả a, b và c đều đúng Đáp án: 2- d
5. Dặn dò và hướng dẫn học bài: (1phút).
- Học bài theo câu hỏi SGK 49.
- Đọc mục: “Em có biết”. Chuẩn bị Bài 14: Một số giun tròn khác và đặc điểm chung của ngành giun tròn.
V. Rút kinh nghiệm giờ dạy:

File đính kèm:

  • doctiet13.doc