Giáo án môn Sinh học 7 - Học kỳ I - Ngô Tất Thắng

Ngày soạn: 18/08/2011

Ngày dạy: 20/08/2011

Tuần 1 Tiết 2 BÀI 2. PHÂN BIỆT ĐỘNG VẬT VỚI THỰC VẬT

ĐẶC ĐIỂM CHUNG CỦA ĐỘNG VẬT

I. Mục tiêu:

1. Kiến thức:

- Hs biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể động vật và cơ thể thực vật

- HS kể tên được tên một số ngành động vật

- HS nêu được đặc điểm chung và một số vai trò của động vật

2. Kỹ năng: Rèn luyện một số kĩ năng quan sát, nhận biết kiến thức từ mẫu vật, tranh ảnh. Hoạt động nhóm.

3. Thái độ: HS có ý thức bảo vệ đa dạng sinh học

II. Trọng tâm:

- Hs biết được những điểm giống nhau và khác nhau giữa cơ thể động vật và cơ thể thực vật

- HS kể tên được tên một số ngành động vật

III. Phương tiện dạy và học:

1. Giáo viên:

- Tranh hình về ĐV và TV trong SGK.

- Hai bảng phụ 1, 2 và phiếu học tập (trang 7 và 8).

2. Học sinh: Kẻ bảng SGK

IV. Các hoạt động dạy – học:

* Ổn định: KTSS: 7/1 , 7/2

* Bài cũ: Trình bày sự đa dạng về thành phần loài, số lượng cá thể và đa dạng về môi trường sống của động vật? cho ví dụ minh hoạ.

1. Mở bài:

2. Phát triển bài:

Hoạt động 1: Phân biệt động vật với thực vật.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

* Treo hình 2. 1SGK và chia nhóm HS

* Yêu cầu HS điền vào bảng 1

 * GV Nhận xét và đưa ra bảng chuẩn

* Yêu cầu HS trả lời:

- Động vật giống thực vật ở các đặc điểm nào?

* Yêu cầu HS phát biểu, Nhóm khác nhận xét, bổ sung. - HS quan sát, làm việc theo nhóm, thảo luận và điền vào bảng 1.

- Đại diện các nhóm lên bảng ghi kết quả của nhóm

- Các nhóm khác bổ sung

- Các nhóm dựa vào kết quả của bảng 1 thảo luận tìm câu trả lời:

 

* Tiểu kết

So sánh động vật với thực vật:

* Giống nhau: - Đều là các cơ thể sống.

 - Cùng cấu tạo từ tế bào.

 - Có khả năng sinh trưởng và phát triển.

* Khác nhau:

Động vật Thực vật

- Thành tế bào không có xenluloz.

- Có khả năng tự di chuyển.

- Sống dị dưỡng (nhờ vào chất hữu cơ có sẵn).

- Phản ứng nhanh với các kích thích từ môi trường. - Thành tế bào có xenluloz.

- Không có khả năng di chuyển.

- Sống tự dưỡng (tự tổng hợp chất hữu cơ để sống).

- Phản ứng chậm với các kích thích từ môi trường.

 

 

Hoạt động 2: Đặc điểm chung của động vật.

Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Yêu cầu HS làm bài tập mục 2 SGK.

- Giới thiệu bảng phụ, yêu cầu HS điền vào bảng.

- GV nhận xét bổ sung

GV: Nghiên cứu các thông tin trên, cho biết động vật có những đặc điểm chung nào?

- GV nhận xét bổ sung, kết luận - HS hoạt động cá nhân, làm vào vở nháp.

- HS thực hiện điền bảng.

- HS phải nhận ra các đặc điểm chung của ĐV, phát biểu trả lời.

 

 

HS khác nhận xét, bổ sung.

* * Tiểu kết

Động vật có đặc điểm chung là: dị dưỡng, có khả năng di chuyển, có hệ thần kinh và giác quan

 

Hoạt động 3: Sơ lược phân chia giới động vật

 Hoạt động của GV Hoạt động của HS

 - Yêu cầu 1 HS đọc thông tin mục 3 SGK.

* GV giới thiệu sơ lược cách phân chia giới ĐV như hình 2. 2 trang 12 SGK cho HS biết. HS đọc thông tin

HS lắng nghe thu nhận thông tin

* Tiểu kết: ĐV có hơn 20 ngành. Các ngành chủ yếu là: ĐV nguyên sinh, ruột khoang, các ngành giun, thân mềm, chân khớp, ngành ĐV có xương sống

 

Hoạt động 4: Vai trò của động vật

 Hoạt động của GV Hoạt động của HS

- Giới thiệu bảng phụ Động vật với đời sống con người.

 Yêu cầu HS trao đổi nhóm điền vào bảng.

- GV: Vậy em thấy ĐV có ý nghĩa gì với đời sống con người?

- GV liên hệ: ĐV có vai trò quan trọng đối với thiên nhiên và đời sống con người như cung cấp nguyên vật liệu cho công nghiệp, thực phẩm, dùng làm thí nghiệm, hỗ trợ con người lao động, giải trí, thể thao, bảo vệ an ninh Tuy nhiên một số động vật có hại như: gây bệnh: trùng kiết lỵ, sốt rét, amip, ruồi, muỗi rận rệp ) do đó động vật là đối tượng liên quan trực tiếp đến các ngành nghề liên quan trên. - HS trao đổi nhóm thực hiện điền bảng.

- Từng đại diện nhóm lên điền, nhóm khác nhận xét, bổ sung.

 

 

HS thu nhận thông tin nêu được mối liên hệ giữa môi trường và chất lượng cuộc sống từ đó có ý thức bảo vệ sự đa dạng sinh học.

Ứng với mỗi vai trò cũng như tác hại, HS lấy được các ví dụ cụ thể

 

HS nhận xét bổ sung, kết luận

 

doc73 trang | Chia sẻ: lethuong715 | Lượt xem: 487 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Sinh học 7 - Học kỳ I - Ngô Tất Thắng, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 triển bài: 
Hoạt động 1: Một số giun đốt thường gặp. 
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Y/c HS quan sát tranh H17.1; 17.2; 17.3 và thông tin SGK liên hệ thực tế để hoàn thành nội dung bảng 1. 
- Treo bảng phụ có nội dung bảng 1, gọi đại diện nhóm lên hoàn thành nội dung bảng. 
- GV nhận xét bổ sung.
- GV: vắt sống trên đất, trên lá cây, lối sống ký sinh ngoài (hút máu người và động vật). 
- GV: giun đốt có nhiều loài, sống ở các môi trường khác nhau. Có lối sống tự do, định cư hay kí sinh ngoài ... 
- Cá nhân quan sát tranh, đọc thông tin, ghi nhớ kiến thức. 
- Trao đổi nhóm hoàn thành bảng 1. Y/C nêu được:
+ Lối sống của các đại diện
+ Đặc điểm cấu tạo phù hợp với lối sống. 
- Đại diện các nhóm lên điền thông tin, các nhóm khác theo dõi, bổ sung. 
- Hs sửa chữa bài tập
* Tiểu kết
1. Giun đỏ
- Sống cố định ở cống rãnh.
- Thân phân nhiều đốt, luôn uốn sóng để hô hấp. 
2. Đỉa
- Sống ký sinh ngoài (hút máu người, trâu, bò), bơi kiểu lượn sóng
- Ống tiêu hóa phát triển, có giác bám và nhiều ruột tịt để chứa máu hút từ vật chủ.
3. Rươi
- Sống ở nước lợ.
- Cơ thể phân đốt, chi bên có tơ phát triển, phần đầu có: mắt, cơ quan khứu giác, xúc giác
* Giun đốt có nhiều loài, sống ở các môi trường khác nhau. Có lối sống tự do, định cư hay kí sinh ngoài ...
Hoạt động 2: Đặc điểm chung của ngành giun đốt
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Y/C HS đọc thông tin SGK- quan sát các H15.1, H17.1 à 17.3
- Y/C HS thảo luận nhóm hoàn thành bảng 2. 
- Treo bảng phụ: đặc điểm ngành giun đốt, gọi đại diện nhóm đọc thông tin. GV ghi bảng. 
- Qua bảng em hãy rút ra kết luận đặc điểm chung của ngành giun đốt?
- HS nghiên cứu thông tin, quan sát tranh
- Thảo luận hoàn thành bảng 2 trong vở bài tập
- Đại diện nhóm báo cáo kết quả, các nhóm khác theo dõi, bổ sung. 
- HS chữa bài. 
- HS rút ra kết luận chung
* Tiểu kết
* Ngành giun đốt có đặc điểm:
- Cơ thể dài, phân đốt. 
- Có khoang cơ thể chính thức
- Hô hấp qua da hay mang.
- Có hệ tuần hoàn máu thường máu đỏ. 
- Hệ tiêu hóa phân hóa.
- Hệ thần kinh dạng chuỗi hạch, giác quan phát triển.
- Di chuyển nhờ chi bên tơ hoặc thành cơ thể.
Hoạt động 3: Vai trò của giun đốt
* Mục tiêu: Trình bày được vai trò của giun đất trong việc cải tạo đất nông nghiệp
Hoạt động của GV
Hoạt động của HS
- Y/C HS hoàn thành bài tập điền từ
- GV nêu câu hỏi: giun đất có vai trò gì trong thiên nhiên và đời sống con người?
+ Làm thức ăn cho người: Rươi. 
+ Làm thức ăn cho động vật: giun đất, giun đỏ, giun ít tơ nước ngọt
+ Làm màu mỡ cho đất: các loài giun đất
+ Làm thức ăn cho cá: giun đỏ, giun ít tơ, rươi. 
- Có hại: đỉa,vắt à hút máu
àGV: một số giun đốt làm thức ăn cho người và động vật, làm cho đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ.
GV: Một số loài như: rươi, giun đất, giun quế .. có mối quan hệ mật thiết với lĩnh vực sản xuất và chăn nuôi.
- Cá nhân tự hoàn thành bài tập. Y/C 
+ Chọn đúng loài giun đốt
+ Nêu được vai trò của mỗi loài giun
- Trả lời cá nhân lớp nhận xét. 
- 1 HS đọc tóm tắt bài. 
HS có ý thức bảo vệ động vật có ích
HS có nhận thức về một số ngành nghề liên quan
*Tiểu kết
- Lợi ích: Làm thức ăn cho người và động vật, làm đất tơi xốp, thoáng khí, màu mỡ. 
- Tác hại:hút máu người và động vật.
V. Củng cố - Dặn dò: 
1. Củng cố:
- GV chốt lại các kiến thức cơ bản của bài
- HS đọc ghi nhớ SGK và mục “Em có biết?”
Trình bày sự đa dạng của ngành giun đốt, cho các ví dụ minh hoạ?
2. Dặn dò: 
- HS về nhà học bài, đọc mục “Em có biết?”
- Trả lời các câu hỏi, các bài tập trong SGK
- Ôn tập lại toàn bộ các kiến thức thuộc các ngành ĐVNS, ruột khoang, các ngành giun. Tiết sau kiểm tra 1 tiết.
Ngày soạn:	05/10/2011
Ngày kiểm tra: 	08/10/2011
Tuần 11	Tiết 18
KIỂM TRA MỘT TIẾT
I. Mục tiêu:
1. Kiến thức: 
- HS trình bày được khái niệm các ngành ĐVNS, ruột khoang, các ngành giun, thông qua các đặc điểm chung nhất của chúng.
- HS mô tả được hình dạng, cấu tạo và hoạt động của một số loài động vật điển hình đại diện cho các ngành , ruột khoang, các ngành giun
- HS trình bày được tính đa dạng về hình thái, cấu tạo, hoạt động và đa dạng về môi trường sống của các ngành , ruột khoang, các ngành giun.
- HS nêu được vai trò của các đại diện các ngành , ruột khoang, các ngành giun đối với thiên nhiên và đời sống con người.
2. Kỹ năng: 
- Rèn luỵên kỹ năng nhận biết – so sánh – tổng hợp. 
- Rèn luỵên kỹ năng làm việc độc lập. 
3. Thái độ: HS có ý thức nghiêm túc, trung thực trong thi cử kiểm tra. 
II. Chuẩn bị:
1. Giáo viên: Ma trận, đề kiểm tra
2. Học sinh: Ôn tập lại toàn bộ kiến thức đã học. 
III. Thiết kế ma trận, xây dựng đề bài, đáp án:
THIẾT KẾ MA TRẬN HAI CHIỀU
 Bậc nhận thức
Đơn vị kiến thức
Biết 
Hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Ngành ĐVNS 
2
0.5
2
0.5
1
2.0
4
1.0
1
2.0
Ngành ruột khoang 
2
0.5
1
0.25
1
1.25
3
0.75
1
1.25
Ngành giun dẹp 
2
0.5
1
1.75
2
0.5
4
1.0
1
1.75
Ngành giun tròn 
2
0.5
1
0.25
3
0.75
Ngành giun đốt 
2
0.5
1
1.0
2
0.5
1
1.0
Tổng cộng
8
2.0
1
1.0
5
1.25
2
3.75
3
0.75
1
1.25
16
4.0
5
6.0
MA TRẬN CHI TIẾT
 Bậc nhận thức
Đơn vị kiến thức
Biết 
Hiểu
Vận dụng
Tổng cộng
TN
TL
TN
TL
TN
TL
TN
TL
Ngành ĐVNS 
2 
0.5
1, 2
2 
0.5
3, 4
1
2.0
2
4
1.0
1
2.0
Ngành ruột khoang 
2 
0.5
5, 6
1 
0.25
7
1
1.25
4
3
0.75
1
1.25
Ngành giun dẹp 
2 
0.5
8, 9
1
1.75
3
2 
0.5
10, 11
4
1.0
1
1.75
Ngành giun tròn 
2 
0.5
12, 13
1
 0.25
14
3
0.75
Ngành giun đốt 
2 
0.5
15, 16
1
1.0
1
2
0.5
1
1.0
Tổng cộng
8
2.0
1
2.0
5
1.25
2
3.75
3
0.75
1
1.25
16
4.0
5
6.0
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
001: Trùng giày có hình dạng như thế nào?
A. Có hình khối như chiếc giày.	B. Không đối xứng.
C. Dẹp như chiếc giày	.	D. Đối xứng.
002: Trùng roi có màu xanh lá cây nhờ:
A. Màu sắc ở các hạt diệp lục.	B. Sắc tố ở màng cơ thể.
C. Màu sắc của điểm mắt.	D. Màu sắc của nhân.
003: Trùng roi xanh giống tế bào thực vật ở chỗ:
A. Có diệp lục.	B. Có thành xenluloz.	C. Có roi.	D. Có điểm mắt.
004: Cơ thể trùng sốt rét thiếu bộ phận nào sau đây?
A. Các không bào.	B. Nhân.	C. Chất nguyên sinh.	D. Màng tế bào.
006: Nhờ loại tế bào nào của cơ thể thuỷ tức mà mồi được tiêu hoá?
A. Tế bào mô cơ – tiêu hoá.	B. Tế bào mô bì cơ.
C. Tế bào thần kinh.	D. Tế bào gai.
007: San hô được xếp vào ngành ruột khoang vì:
A. Thành cơ thể có 2 lớp tế bào.	B. Thành cơ thể có 3 lớp tế bào.
C. Có thể đối xứng hai bên.	D. Roi bơi tiêu giảm.
008: Loài động vật nào sau đây được người Nhật gọi là “thịt thuỷ tinh”
A. Sứa.	B. Bạch tuộc.	C. San hô.	D. Mực.
009: Sán lá gan, sán dây, sán lá máu thuộc ngành động vật nào?
A. Ngành giun dẹp.	B. Ngành giun tròn.	C. Ngành giun đốt.	D. Ngành ruột khoang.
010: Cơ thể sán lá gan có kiểu đối xứng nào?
A. Đối xứng hai bên.	B. Đối xứng toả tròn.	C. Không đối xứng.	D. Đối xứng tâm.
011: Đặc điểm nào sau đây giúp sán lá gan thích nghi với đời sống kí sinh?
A. Các giác bám phát triển.	B. Mắt phát triển.
C. Lông bơi phát triển.	D. Cơ quan sinh sản tiêu giảm.
012: Nếu người ăn phải thịt trâu, bò, lợn gạo sẽ mắc bệnh gì?
A. Bệnh sán dây.	B. Bệnh kiết lị.
C. Bệnh sốt rét.	D. Bệnh lở mồm long móng.
013: Giun kim kí sinh ở bộ phận nào của cơ thể người?
A. Ruột già.	B. Ruột non.	C. Tá tràng.	D. Mật.
014: Giun đũa kí sinh trong ruột non người, chúng không bị dịch tiêu hoá của cơ thể người tiêu hoá là nhờ:
A. Tiết ra dịch chống lại.	B. Do không di chuyển.	C. Lớp vỏ cuticun.	D. Thành cơ thể.
015: Thói quen mút tay, ăn uống mất vệ sinh của trẻ em giúp khép kín vòng đời của loài giun nào sau đây?
A. Giun kim.	B. Giun rễ lúa.	C. Giun đất.	D. Giun chỉ.
016: Khi tiến hành mổ giun đất nói riêng và động vật không xương sống nói chung, phải mổ ở mặt lưng con vật vì:
A. Hệ thần kinh thường nằm ở mặt bụng.	B. Hệ thần kinh thường nằm ở mặt lưng.
C. Mổ ở mặt lưng thường dễ hơn khi mổ ở mặt bụng.	D. Hệ tuần hoàn thường nằm ở mặt bụng.
017: Cho các bước mổ giun đã bị sắp xếp sai như sau:
1. Đổ nước ngập cơ thể giun, dùng kẹp phanh thành cơ thể, dùng dao tách ruột khỏi thành cơ thể
2. Dùng dao kẹp da, dùng kéo cắt 1 đường dọc chình giữa lưng về phía đuôi
3. Phanh thành cơ thể đến đâu, cắm ghim tới đó. Dùng kéo cắt dọc cơ thể tiếp tục như vậy về phía đầu
4. Đặt giun nằm sấp giữa khay mổ. Cố định đầu và đuôi bằng hai đinh ghim
Hãy sắp xếp lại các bước mổ giun cho đúng. Thứ đúng là:
A. 4 – 2 – 1 – 3.	B. 1 – 2 – 3 – 4.	C. 3 – 4 – 1 – 2.	D. 3 – 2 – 1 – 4.
B. PHẦN TỰ LUẬN
Câu 1. (1điểm) Điền chú thích vào hình vẽ sau: 
Câu 2. (2điểm) Động vật nguyên sinh có vai trò gì đối với thiên nhiên và đời sống con người? Cho ví dụ cụ thể để minh hoạ? 
Câu 3. (1.75 điểm) Cần phải làm gì để phòng và chống giun dẹp kí sinh ở người.
Câu 4. (1.25 điểm) San hô có lợi hay có hại? Cho các ví dụ minh hoạ?
Đáp án biểu điểm
A. PHẦN TRẮC NGHIỆM
Đáp án đúng trong đề gốc là tất cả các phương án A
B. PHẦN TỰ LUẬN:
Câu 1. (1điểm) Điền chú thích vào hình vẽ sau: 
Câu 2. (2điểm) mỗi ý 0.5 điểm (có ví dụ cụ thể, không có ví dụ trừ 0.25 điểm)
* Lợi ích: 
- Là nguồn thức ăn cho động vật nhỏ: trùng giày, trùng biến hình, trùng roi 
- Là vật chỉ thị độ sạch của môi trường nước: trùng giày, trùng biến hình, trùng roi 
- Có ý nghĩa về địa chất: là vật chỉ thị cho các địa tầng có dầu hỏa, cung cấp nguyên liệu sản xuất giấy, phấn, vôi xây dựng: trùng phóng xạ, trùng lỗ
* Tác hại: Gây bệnh cho người và động vật: trùng kiết lị, trùng sốt rét, trùng roi kí sinh 
Câu 3. (1.75 điểm) Cần phải làm gì để phòng và chống giun dẹp kí sinh ở người.
- Phòng: ăn chín, uống sôi, không ăn đồ sống, tái (tiết canh, rau sống, phở tái ) giữ gìn về sinh thân thể, về sinh môi trường 1.25 điểm
- Chống: Định kì kiểm tra và uống thuốc tẩy giun sán. 0.5 điểm
Câu 4. (1.25 điểm) San hô có lợi hay có hại? Cho các ví dụ minh hoạ?
San hô vừa có lợi vừa có hại:
- Lợi ích: có vai trò tạo cảnh quan sinh thái biển, cung cấp nguyên liệu cho xây dựng, làm đồ trang trí, có ý nghĩa trong nghiên cứu địa chất : 1.0 điểm

File đính kèm:

  • docGA SINH 7.doc