Giáo án môn Sinh học 12 - Bài: Diễn thế sinh thái

I/ Phần giới thiệu

– Bài 4: Sinh thái học – Phần III/ Sinh thái học quần xã và hệ sinh thái – Mục 1 Sinh thái học quần xã – Tiết 27: Diễn thế sinh thái.

– Bài học góp phần giúp học sinh nâng cao ý thức về khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

– Nội dung chính:

+ Khái niệm diễn thế sinh thái.

+ Các loại diễn thế sinh thái.

+ Nguyên nhân bên trong và bên ngoài của diễn thế.

II/ Mục tiêu bài học

1/ Về kiến thức:

– HS trình bày được khái niệm diễn thế, các giai đoạn của từng loại diễn thế.

– HS trình bày được nguyên nhân của diễn thế, lấy được ví dụ minh hoạ các loại diễn thế.

– HS hiểu rõ được ý nghĩa của diễn thế sinh thái, biết vận dụng thực tế.

2/ Về kĩ năng:

– Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh hình, thông tin phát hiện kiến thức.

– Kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát kiến thức.

– Vận dụng lí thuyết vào thực tế, lấy ví dụ minh hoạ.

3/ Về thái độ:

– HS nâng cao ý thức về khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.

– Yêu khoa học, tích cực học tập.

 

doc9 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1071 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Sinh học 12 - Bài: Diễn thế sinh thái, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 Giáo án Số:
Học phần: Sinh học.
Tên bài học: Diễn thế sinh thái.
Số tiết: 30.
Thời gian: 5 tiết/ tuần.
Ngày giảng:
I/ Phần giới thiệu
Bài 4: Sinh thái học – Phần III/ Sinh thái học quần xã và hệ sinh thái – Mục 1 Sinh thái học quần xã – Tiết 27: Diễn thế sinh thái.
Bài học góp phần giúp học sinh nâng cao ý thức về khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Nội dung chính:
+ Khái niệm diễn thế sinh thái.
+ Các loại diễn thế sinh thái.
+ Nguyên nhân bên trong và bên ngoài của diễn thế.
II/ Mục tiêu bài học
1/ Về kiến thức:
HS trình bày được khái niệm diễn thế, các giai đoạn của từng loại diễn thế.
HS trình bày được nguyên nhân của diễn thế, lấy được ví dụ minh hoạ các loại diễn thế.
HS hiểu rõ được ý nghĩa của diễn thế sinh thái, biết vận dụng thực tế.
2/ Về kĩ năng:
Rèn luyện kĩ năng quan sát, phân tích tranh hình, thông tin phát hiện kiến thức.
Kĩ năng phân tích, so sánh, khái quát kiến thức.
Vận dụng lí thuyết vào thực tế, lấy ví dụ minh hoạ.
3/ Về thái độ:
HS nâng cao ý thức về khai thác hợp lí tài nguyên thiên nhiên và bảo vệ môi trường.
Yêu khoa học, tích cực học tập.
III/ Chuẩn bị
1/ Giáo viên
Chương trình giảng dạy hệ tuyển HS học xong chương trình THPT.
Đề cương bài giảng, giáo trình học phần: SGK Sinh học 12 Cơ bản
Chuẩn bị phương tiện, đồ dùng dạy học: 
+ Phương tiện dạy học: Giáo án, SGK Sinh hoc 12 cơ bản, phiếu học tập “Tìm hiểu về các loại diễn thế sinh thái”.
Đáp án phiếu học tập
Kiểu diễn thế
Giai đoạn khởi đầu
Giai đoạn giữa
Giai đoạn cuối
Diễn thế nguyên sinh
Khởi đầu từ môi trường chưa có hoặc có rất ít sinh vật.
Các quần xã sinh vật biến đổi tuần tự, thay thế lẫn nhau và ngày càng phát triển đa dạng.
Hình thành quần xã tương đối ổn định.
Diễn thế thứ sinh
Khởi đầu ở môi trường đã có một quần xã sinh vật phát triển nhưng bị huỷ diệt do tự nhiên hoặc do khai thác quá mức của con người.
Một quần xã mới phục hồi thay thế quần xã bị huỷ diệt, các quần xã biến đổi tuần tự thay thế lẫn nhau.
Có thể hình thành nên quần xã tương đối ổn định, tuy nhiên rất nhiều quần xã bị suy thoái.
+ Đồ dùng dạy học: phấn, bảng
Dự kiến hình thức, phương pháp đánh giá kiến thức, kĩ năng của học sinh: 
2/ Học sinh
Những kiến thức và kinh nghiệm liên quan đến bài học: các dự án trồng cây gây rừng tại địa phương
Tài liệu học tập: Tranh ảnh liên quan đến các loại diễn thế (nếu có).
IV/ Tiến trình lên lớp
1/ Ổn định lớp: (2 phút)
Kiểm tra sĩ số học sinh:
Nội dung nhắc nhở học sinh (nếu có): vệ sinh lớp, giữ trật tự.
2/ Kiểm tra bài cũ: (7 phút)
TT
Họ tên học sinh
Nội dung câu hỏi kiểm tra
Điểm
1
– Thế nào là quần xã sinh vật? 
2
– Phân biệt quần xã với quần thể?
3/ Bài mới
– Đặt vấn đề:
+ GV giới thiệu sơ đồ cấu trúc động của quần xã yêu cầu HS phân tích sơ đồ
+ HS vận dụng kiến thức để phân tích được
Từ môi trường ban đầu → xuất hiện quần xã sinh vật, quần xã hoạt động gây biến đổi môi trường → môi trường mới → xuất hiện quần xã mới phù hợp.
+ Dựa vào ý kiến của HS, GV dẫn dắt vào bài học.
Nội dung (đề cương chi tiết bài học)
Thời gian (phút)
Phương pháp
Hoạt động dạy học của
Phương tiện, đồ dùng dạy học
Giáo viên
Học sinh
(1)
(2)
(3)
(4)
(5)
(6)
III/ Sinh thái học quần xã và hệ sinh thái.
1/ Sinh thái học quần xã.
a) Quần xã sinh vật và 1 số đặc trưng cơ bản của quần xã
b) Diễn thế sinh thái
● Khái niệm về diễn thế sinh thái
 – Diến thế sinh thái là quá trình biến đổi tuần tự của quần xã qua các giai đoạn, tương ứng với sự biến đổi của môi trường.
● Các loại diễn thế sinh thái.
– Đáp án phiếu học tập.
● Nguyên nhân của diễn thế sinh thái.
* Nguyên nhân bên ngoài:
– Sự thay đổi môi trường vật lí, khí hậu → biến đổi sâu sắc cấu trúc của quần xã.
– Mưa, bão, lũ, cháy rừng, núi lửa → chết hàng loạt các sinh vật.
* Nguyên nhân bên trong:
– Sự cạnh tranh gay gắt giữa các loài trong quần xã.
– Hoạt động mạnh mẽ của nhóm loài ưu thế làm thay đổi điều kiện sống tạo cơ hội cho nhóm loài có khả năng cạnh tranh cao hơn trở thành loài ưu thế mới.
– Hoạt động của con người.
+ Hoạt động tiêu cực: chặt phá rừng, ngăn sônglàm biến đổi, suy thoái quần xã.
+ Hoạt động tích cực: Cải tạo thiên nhiên, tạo môi trường sống tốt cho các sinh vật.
● Tầm quan trọng của việc nghiên cứu diễn thế sinh thái.
– Nghiên cứu diễn thế sinh thái biết được quy luật phát triển của quần xã sinh vật, dự đoán được quần xã tồn tại trước đó và quần xã sẽ thay thế trong tương lai.
– Hiểu biết về diễn thế sinh thái giúp con người chủ động xây dựng kế hoạch bảo vệ, khai thác hợp lí các nguồn tài nguyên thiên nhiên và đề xuất biện pháp khắc phục những bất lợi của môi trường.
7 phút
15 phút
5 phút
5 phút
Vấn đáp
Vấn đáp, làm việc nhóm
Vấn đáp, thuyết trình
Vấn đáp, thuyết trình
– GV yêu cầu HS quan sát hình 41.1 SGK/181 đưa ra nhận xét về sự thay đổi của điều kiện tự nhiên qua các giai đoạn.
– Yêu cầu HS trả lời lệnh ▼ SGK/ 181.
– Diễn thế sinh thái là gì?
– Có mấy loại diễn thế sinh thái? Đó là những loại diễn thế nào?
– Kẻ phiếu học tập: “Tìm hiểu các kiểu diễn thế sinh thái” lên bảng yêu cầu HS nghiên cứu hình 41.1, 41.3 SGK/181, 183 kết hợp thông tin SGK/182, 183 hoàn thành phiếu.
– Nhận xét, đánh giá, bổ sung.
– Sự khác nhau chủ yếu giữa diễn thế nguyên sinh và thứ sinh là gì? Làm thế nào để hận biết diễn thế?
– Yêu cầu HS gấp toàn bộ SGK vận dụng kiến thức đã học cho biết nguyên nhân nào dẫn đến diễn thế sinh thái?
– Nhận xét, đánh giá, khái quát kiến thức.
– Hoạt động khai thác không hợp lí của con người có thể coi là hành động “tự đào huyệt chôn mình” của diễn thế sinh thái được không? Tại sao?
– Nhận xét, bổ sung:
Con người khác với các sinh vật khác là có thể tự cứu mình nhờ ý thức và khả năng ứng dụng khoa học kĩ thuật để bảo vệ môi trường
– Hiểu biết về diễn thế sinh thái được ứng dụng trong thực tế như thế nào?
– Nghiên cứu diễn thế sinh thái có ý nghĩa gì?
– Nhận xét, bổ sung
– Phân tích
+Giai đoạn tiên phong: khí hậu khô nóng, đất không được che phủ nên dễ mất nước và xói mòn, khô và nghèo chất dinh dưỡng..
+ Giai đoạn giữa: mặt đất dần dần có thực vật che phủ nên tăng độ ẩm, xói mòn giảm dần, lượng chất dinh dưỡng trong đất tăng cao
+ Giai đoạn cuối: độ ẩm đất và không khí tăng cao, đất màu mỡ.
– Quan sát, phân tích, trả lời câu hỏi.
– Nghe, ghi chép
–Nghiên cứu SGK trả lời câu hỏi.
 Có 2 loại diễn thế là Diễn thế nguyên sinh và Diễn thế thứ sinh.
– Nghiên cứu, phân tích, hoạt động nhóm hoàn thành phiếu học tập.
– Ghi chép, bổ sung, sửa chữa (nếu cần).
– Vận dụng kiến thức trả lời: sự khác nhau giữa 2 loại diễn thế la giai đoạn khởi đầu → nhận biết.
– Vận dụng kiến thức thực tế trả lời: tác động ngoại cảnh, cạnh tranh giữa các loài trong quần xã, hoạt động sản xuất của con người.
– Nghe, ghi chép
– Vận dụng kiến thức trả lời:
+ Hoạt động khai thác không hợp lí của con người có thể coi là hành động “tự đào huyệt chôn mình” của diễn thế sinh thái.
+ Vì nó gây ra 1 loạt các hậu quả: làm biến đổi, mất môi trường sống của nhiều loài, giảm đa dạng sinh học; thảm thực vật bị mất dần là nguyên nhân của nhiều thiên tai
– Nghiên cứu SGK, vận dụng kiến thức thực tế trả lời câu hỏi:
+ Con người có kế hoạch khai thác tài nguyên hợp lí.
+ Trồng rừng, cải tạo đất.
– Nghiên cứu SGK/184 trả lời câu hỏi.
– Nghe, ghi chép
Phấn, bảng, tranh hinh SGK
Phấn,bảng, tranh hinh SGK, phiếu học tập
Phấn, bảng
Phấn, bảng
4/ Củng cố bài học.
Yêu cầu học sinh khái quát lại kiến thức đã được học.
+ Khái niệm diễn thế sinh thái.
+ Các loại diễn thế sinh thái.
+ Nguyên nhân bên trong và bên ngoài của diễn thế.
HS đọc phần ghi nhớ cuối bài SGK/185.
5/ Giao nhiệm vụ về nhà cho học sinh.
Trả lời các câu hỏi trong SGK/184.
Đọc và chuẩn bị bài “Hệ sinh thái”
6/ Rút kinh nghiệm sau tiết giảng
Về nôi dung:
Về phương pháp:
Về phương tiện:
Về thời gian:
Về học sinh:
7/ Tài liệu tham khảo
Sách giáo viên Sinh học 12.
Sách giáo khoa Sinh học 12 Nâng cao.
Hà Nội, ngày 10 tháng 11 năm 2014
 Tổ bộ môn thông qua	Giáo viên soạn bài
(Ký và ghi rõ họ tên)	 (Ký và ghi rõ họ tên)	rõ họ tên)
Đề cương chi tiết học phần
TT
Nội dung
Số tiết
TS
LT
TH
KT
1
Bài 1: Cấu trúc tế bào
1.1/ Cấu trúc của tế bào tiền nhân
1.2/ Cấu trúc của tế bào nhân thực
3
3
2
Bài 2: Di truyền học
I/ Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị 
1/ Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị ở cấp độ phân tử.
2/ Cơ chế của hiện tượng di truyền và biến dị ở cấp độ tế bào.
II/ Các quy luật di truyền
1/ Quy luật phân li
2/ Quy luật phân li độc lập.
3/ Liên kết và hoán vị gen
14
14
3
Bài 3: Tiến hoá học
I/ Học thuyết Đác uyn.
II/ Thuyết tiến hoá hiện đại
6
6
4
Bài 4: Sinh thái học
I/ Sinh thái học cá thể
II/ Sinh thái học quần thể.
III/ Sinh thái học quần xã và hệ sinh thái
7
6
1
Tổng
30
29
0
1

File đính kèm:

  • docbai 41 dien the sinh thai.doc
Giáo án liên quan