Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 6 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ

A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:

 1. Kiến thức:

 - Cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du.

 - Nhận vật, sự kiện, cốt truyện của Truyện Kiều.

 - Thể thơ lục bát truyền thống của dân tộc trong một tác phẩm văn học trung đại.

 - Những giá trị nội dung, nghệ thuật chủ yếu của tác phẩm Truyện Kiều.

2. Kĩ năng:

 - Đọc - hiểu một tác phẩm truyện thơ Nôm trong văn học trung đại.

 - Nhận ra những đặc điểm nổi bật về cuộc đời và sáng tác của một tá giả văn học trung đại.

B. CHUẨN BỊ CỦA THẦY VÀ TRÒ:

 * Thầy: - Tìm mang đến giới thiệu toàn bộ tác phẩm

 - Chân dung tác giả

 - Các bài giới thiệu về thân thế sự nghiệp

 * Trò: Đọc kĩ nội dung tp,tóm tắt tp

C. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:

 1. Ổn định tổ chức:

 2. Kiểm tra bài cũ: ( 3 phút)

 Hình t¬ượng ngư¬ời anh hùng Nguyễn Huệ trong đoạn trích hồi 14 của “Hoàng Lê nhất thống chí ”?

 3. Bài mới:

Hoạt động 1: Giới thiệu bài

 Đỉnh cao nhất của văn học trung đại VN từ thế kỉ thứ X- hết thế kỉ XIX là đại thi hào - danh nhân văn hóa thế giới Nguyễn Du với kiệt tác Truyện Kiều. Đây là một tác giả quan trọng trong chương trình ngữ văn THCS-THPT. Với lớp 9, chúng ta chỉ tiếp xúc bước đầu; ở lớp 10 các em sẽ tiếp tục được học sâu hơn.

 

doc13 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 883 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 9 - Tuần 6 - Trường THCS Hoàng Văn Thụ, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 tai hoạ đã xảy ra với gia đình nàng, Kiều phải bán mình chuộc cha. Từ đó cuộc đời nàng trải qua 15 năm lưu lạc. Hai lần làm kỹ nữ, nô tỳ bị hành hạ, vùi dập cho đến khi Từ Hải chuộc khỏi lầu xanh. Nhưng sự phản bội hèn hạ của bọn quan triều đình đã hại chết Từ Hải. TK tự trẫm mình ở sông Tiền Đường và được cứu sống. Cuối cùng nàng được đoàn tụ cùng gia đình.
* Gv nhận xét -> cho điểm
2. Tóm tắt tác phẩm: 
 Tác phẩm gồm có ba phần: Gặp gỡ và đính ước – Gia biến và lưu lạc – Đoàn tụ.
GV? Kể tên nv chính diện, phản diện?
- Hstl: N/vật chính diện: Thuý Kiều, Thuý Vân, Kim Trọng, 
N/ vật phản diện: Tú bà, Bạc Hà Bạc Hạnh, Sở Khanh, Mã Giám Sinh, Hồ Tôn Hiến...
N/ vật trung gian: Vương quan, Giác Duyên,Từ Hải
GV bổ sung: Nguyễn-Du cấu-trúc các nhân-vật để dựng lại một sân khấu với toàn-thể bức tranh xã-hội có đủ mọi giai-tầng với đủ mọi hạng người đặc-trưng.
- Ðại-diện cho giới cầm quyền cai-trị thì trên có quan tổng đốc đại-thần Hồ Tôn-Hiến, dưới có quan huyện Lâm-Truy "mặt sắt đen sì", hạ-tầng thì có những sai nha "đầy nhà vang tiếng ruồi xanh" trong vụ tai-biến Vương-gia, những viên thư-lại ở chốn công-đường như viên lại già họ Ðô bên cạnh một tên "thổ-quan" trông coi sắc dân thiểu-số.
- Giới thượng-lưu quý-tộc thì có mẹ con nhà quan Lại-bộ họ Hoạn.
- Xã-hội đen thì có những lầu xanh của hai mụ chủ chứa họ Tú, họ Bạc, với những tay sai: vô học cũng có như Bạc Hạnh, mà trí thức cũng có như Mã giám-sinh và Sở-Khanh. Trong đám dân cùng nô-lệ, kẻ nhẫn-tâm cũng có như bọn Khuyển, Ưng gia nhân nhà họ Hoạn; người có lòng cũng có: như ả Mã-kiều đồng cảnh-ngộ đã vì cảm-thông mà bảo-lãnh Kiều khỏi bị đánh đòn tiếp-tục và thổ-lộ cho nàng biết hết những quỷ-thuật của mụ Tú; và như Mụ quản-gia nhà Hoạn-bà đã thương tình dặn nàng biết trước phải đề-phòng chuyện sẽ gặp Thúc-sinh cùng với Hoạn-Thư; sau cùng như lũ hoa-nô nhà Hoạn-Thư được sai đến hầu-hạ mà canh chừng Kiều nơi am Chiêu-Ẩn.
- Tôn-giáo thì có bà vãi Giác-Duyên, sư Tam-Hợp, có Ðạm-Tiên thuộc thế-giới vô hình nói thay cho Nguyễn Du về tư-tưởng Tự-Do và Ðịnh-Mệnh.
- Và cuối cùng là giới trung-lưu thấp cổ bé miệng sống trong cảnh trên đe dưới búa, quan trên trông xuống thì nhòm ngó tài sản, xã-hội đen nhìn vào thì tự-do bắt nạt hiếp-đáp.
- Thảng-hoặc thấy có bóng người dân lành thì đó là những kẻ vô danh bàng-quan đến nhà Tú-bà coi Kiều tự-sát cho thoả lòng hiếu-kỳ, hoặc chỉ biết chép miệng ngấm-nguýt chê tên Sở-Khanh là "bất nghĩa vô lương", hoặc là người dân vô danh ở Hàng-Châu kể cho Kim trọng biết tin-tức về Kiều.
Ðủ mọi hạng người, nhân-vật nào rõ ra nhân-vật ấy.
3.Nhân vật
a. Nhân vật chính diện
b. Nhân vật phản diện
c. Nhân vật trung gian
GV chuyển ý:
4. Giá trị nội dung và nghệ thuật.
 GV? Qua việc tóm tắt tác phẩm em thấy “Truyện Kiều” có những giá trị nào?
- Phát hiện, suy nghĩ -> trả lời.
a. Giá trị nội dung.
Về nội dung: Có giá trị hiện thực và nhân đạo lớn.
GV? Giá trị hiện thực và giá trị nhân đạo được thể hiện như thế nào trong tp?
- Hs phát hiện: Là bức tranh hiện thực về một xã hội bất công, tàn bạo. Giá trị hiện thực: TP đã phản ánh sâu sắc hiện thực XH đương thời với tất cả bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị & số phận những con l bị áp bức đau khổ, đ/biệt là số phận bi kịch của l p/n.
Giá trị nhân đạo: Niềm cảm thương sâu sắc trước những đau khổ của con l, trân trọng đề cao vẻ đẹp của con l; hướng tới những giải pháp XH đem lại hạnh phúc cho con l. 
* Giá trị hiện thực: Phản ánh sâu sắc hiện thực xh đương thời với bộ mặt tàn bạo của tầng lớp thống trị và số phận những người bị áp bức đau khổ.
* Giá trị nhận đạo: 
- Thể hiện niềm cảm thương sâu sắc trước số phận đau khổ của con người.
- Lên án tố cáo thế lực tàn bạo chà đạp con người.
- Trân trọng đề cao con người.
GV bổ sung: Tiếng nói thảm thương trước số phận bi kịch của con người ; tiếng nói lên án ; tố cáo thế lực xấu xa; tiếng nói khẳng định đề cao nhân phẩm; Thể hiện khát vọng chân chính của con người.
GV? Nêu những nét đặc sắc về nghệ thuật của tp?
- Hs phát hiện -> trả lời: TK là 1 kiệt tác với bút pháp của 1 nghệ sĩ thiên tài trên tất cả các ph/diện của n/thuật truyện thơ Nôm: Thể loại, ngôn từ, bố cục, kết cấu, hình tượng n/v, n/thuật thể hiện nội tâm, m/tả ngoại hình, tả cảnh ngụ tình. Ngôn ngữ dân tộc và thể thơ lục bát đã đạt tới đỉnh cao rực rỡ.
b. Giá trị nghệ thuật:
- Nổi bật là ngôn ngữ và thể loại.
- Có nhiều sáng tạo trong nghệ thuật kể chuyện.
- Nghệ thuật miêu tả điêu luyện.
 GV? Qua bài học, em hiểu gì về Nguyễn Du và tác phẩm “Truyện Kiều”?
- Tổng kết 
- Đọc ghi nhớ.
III.Tổng kết
* Ghi nhớ: sgk/80.
Bài tập:
Câu 1: Nguyễn Du có tên chữ là:
a. Ức Trai b. Bạch Vân Cư Dị
c. Tố Như d. Hải Thượng Lãn Ông
- Câu 2: Nguyễn Du đặt tên cho tác phẩm của mình là:
a. Đoạn Trường Tân Thanh
b. Truyện Kiều
c. Kim Vân Kiều truyện
d. Thúy Kiều
- Câu 3: Truyện Kiều thuộc thể loại văn học nào?
a. Truyện cổ dân gian
b. Tiểu thuyết lịch sử
c. Tiểu thuyết trữ tình
d. Truyện truyền kì
- Câu 4: Hoàn cảnh xã hội thời đại Nguyễn Du và cuộc đời tác giả có ảnh hưởng như thế nào trong việc sáng tác Truyện Kiều?
- Đó là thời đại đầy biến động, đầy khổ đau, rất dữ dội và khốc liệt:
- Giai cấp phong kiến suy sụp, mục rỗng, tranh quyền, đoạt vị; thẳng tay bóc lột, đàn áp nhân dân khiến cho đời sống của họ cực khổ, điêu đứng tột cùng,
- Phong trào khởi nghĩa nông dân nổ ra khắp nơi, tiêu biểu là cuộc khởi nghĩa Tây Sơn của người anh hùng áo vải Nguyễn Huệ.
BẢN ĐỒ TƯ DUY: TRUYỆN KIỀU
Hoạt động 4: Hướng dẫn tự học 
a. Bài vừa học:
 - Nắm nội dung bài vừa học.
 - Tóm tắt tác phẩm	
b. Bài sắp học:THUẬT NGỮ/ Sgk/ 87.
****************************************
***************************
Tuần: 06
Tiết: 28, 29
TIẾNG VIỆT: THUẬT NGỮ
 Soạn: 29/10/2014
Dạy: 01/10/2014
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm thuật ngữ.
 - Những đặc điểm của thuật ngữ.
2. Kĩ năng:
 - Tìm hiểu ý nghĩa của thuật ngữ trong từ điển.
 - Sử dụng thuật ngữ trong quá trình đọc - hiểu và tạo lập văn bản khoa học, công nghệ.
B. PHƯƠNG PHÁP:
	Nêu vấn đề, kĩ thuật động não, thảo luận nhóm, phân tích cắt nghĩa.
C.	CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY - HỌC:
 	1. Ổn định tổ chức:
	2. Kiểm tra bài cũ( 3 phút)
 Các cách phát triển từ vựng trong tiếng Việt? 
( - Tạo từ ngữ mới làm cho vốn từ ngữ tăng lên.
- Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài. Bộ phận từ mượn quan trọng nhất trong tiếng Việt là mượn tiếng Hán.)
 3. Bài mới:
Hoạt động 1: Giới thiệu bài mới.
Mục tiêu: Tạo tâm thế và định hướng chú ý cho HS.
Phương pháp: Thuyết trình.
Thời gian: 2 phút	
 Việc đưa vấn đề thuật ngữ vào sách giáo khoa thể hiện xe thế phát triển của cuộc sống hiện đại, khi khoa học và công nghệ đóng vai trò ngày càng quan trọng đối với con người. Bài học này giúp học sinh có được nhứng kiến thức mới để thích ứng với xu thế phát triển đó
Hoạt động của thầy
Hoạt động của trò
Nội dung
Hoạt động 2: Thuật ngữ là gì?
Mục tiêu: HS nắm được thuật ngữ là gì?
Phương pháp: Phân tích cắt nghĩa, vấn đáp giải thích và thảo luận nhóm
Thời gian: 30 phút.
I. Thuật ngữ là gì?
* GV yêu cầu hs đọc vd 1/ sgk/ 87.
- Hs đọc ví dụ 
GV? So sánh hai cách giải thích về nghĩa của từ “nước” và từ “muối” ?
* Hs thảo luận.
- Cách thứ nhất chỉ dừng lại ở đặc tính bên ngoài của sự vật (dạng lỏng hay rắn, màu sắc, mùi vị như thế nào? Có từ đâu, từ đâu mà có?). Đây là cách giải thích hình thành trên cơ sở kinh nghiệm có tính chất cảm tính.
- Cách thứ 2 thể hiện đặc tính bên trong của sự vật (được cấu tạo từ những yếu tố nào? Quan hệ giữa các yếu tố đó ra sao?). Đặc tính này không thể nhận biết qua khái niệm và cảm tính mà phải qua nghiên cứu bằng lí thuyết, phương pháp khoa học, qua việc tác động vào sự vật -> sự vật bộc lộ đặc tính của nó. Phải có kiếm thức chuyên môn thì mới tiếp nhận được cách giải thích này.
 GV? Hãy cho biết cách giải thích nào không thể hiểu được nếu thiếu kiến thức về hoá học ?
- Hs phát hiện.
-> Cách thứ hai.
* GV: Cách giải thích thứ nhất là cách giải thích nghĩa của từ ngữ thông thường. Cách giải thích nghĩa thứ hai là cách giải thích nghĩa của thuật ngữ.
- Hs nghe, hiểu
-Biểu thị khái niệm KH-CN
Gv treo mẫu 2 trên bảng phụ 
* Y/c HS đọc vd2 / sgk/ 88. 
- Hs đọc ví dụ 2.
 GV? Em đã học các định nghĩa này ở những bộ môn nào ?
- Hstl: +Thạch nhũ (Trong môn Địa lí)
 + Ba-dơ (trong môn Hóa học)
 + Ẩn dụ (trong ngôn Ngữ văn)
 + Phân số thập phân (trong môn Toán)
 GV? Những từ ngữ được định nghĩa chủ yếu được dùng trong loại văn bản nào?
* Hs suy nghĩ -> trả lời.	
- Chủ yếu được dùng trong loại văn bản khoa học, kĩ thuật, công nghệ.
Gv: Thuật ngữ đôi khi cũng được dùng trong các loại văn bản khác như: bản tin, một phóng sự, một bài bình luận trên báo chí.
GV? Những từ ngữ in đậm ở ví dụ 1 và ví dụ 2 được gọi là thuật ngữ. Em hiểu thuật ngữ là gì ?
* Hs rút ra nhận xét chung. * Ghi nhớ : sgk / 88
Thuật ngữ là những từ ngữ biểu thị khái niệm khoa học, công nghệ, thường được dùng trong các văn bản khoa học công nghệ.
Hoạt động 3: Đặc điểm của thuật ngữ
Mục tiêu: HS nắm được đặc điểm của thuật ngữ
Phương pháp: Thảo luận nhóm , phân tích cắt nghĩa và vấn đáp giải thích 
Thời gian: 10 phút.
II. Đặc điểm của thuật ngữ.
* Y/c hs đọc vd ở mục II.1/88	
- Hs đọc ví dụ 1.
GV? Thử xem những thuật ngữ dẫn trong mục I.2 ở trên còn có nghĩa nào khác không ? 
Tại sao ?
* Hs thảo luận: Những thuật ngữ đó không thể có nghĩa nào khác -> thuật ngữ chỉ được biểu thị bằng một khái niệm, nó không thể là từ nhiều nghĩa.
GV? Hãy so sánh với các từ ngữ thông thường khác?
GV: Mỗi thuật ngữ chỉ có một nghĩa.
- Hstl: VD: Ăn (nhiều nghĩa)
 Chạy (nhiều nghĩa)
GV gọi hs đọc mục II.2/ 88
- Đọc ví dụ 2.
 GV? Trong hai ví dụ trên, từ "muối" nào có sắc thái biểu cảm ?
* Hs phát hiện:
- Từ muối ở thứ nhất là một thuật ngữ, không có tình biểu cảm, không gợi lên những ý nghĩ bóng bẩy, muối là muối chứ không phải một thứ gì khác. Còn muối thứ hai là một từ thông thường chỉ tình cảm sâu đậm của con người.
GV? Nó được coi là thuật ngữ không ? Vì sao ?
- Hstl: Kh

File đính kèm:

  • docGIAO AN VAN 9 3 COT TUAN 6.doc
Giáo án liên quan