Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 23 đến tuần 26

A. Mục tiêu cần đạt:

1.Chuẩn kiến thức,kĩ năng, thái độ:

a. Kiến thức:

- Giáo viên kiểm tra kiến thức và kĩ năng làm kiểu văn bản thuyết minh.

b. Kĩ năng:

- Học sinh rèn kĩ năng dùng từ, đặt câu, vận dụng các phương pháp thuyết minh để tạo lập văn bản thuyết minh.

- Rèn kĩ năng trình bày văn bản.

c. Thái độ:

- Giáo dục hs ý thức tự giác làm bài .

2.Năng lực hình thành thông qua kiểm tra:

- Năng lực giải quyết vấn đề

- Năng lực giao tiếp

- Năng lực sáng tạo

- Năng lực sử dụng ngôn ngữ

- Năng lực tạo lập văn bản.

B. Chuẩn bị:

- Giáo viên: đề, đáp án văn bản thuyết minh.

- Học sinh: ôn tập văn bản thuyết minh.

C. Các hoạt động dạy học:

I. Tổ chức lớp:

- Ngày././2015/ lớp 8B /sĩ số 36/vắng:

II. Kiểm tra bài cũ : không kiểm tra.

III. Bài mới:

 A. Đề bài: Có một đoàn khách du lịch từ Quảng Ninh đến thăm quan chùa Côn Sơn. Em hãy viết một bài văn thuyết minh giới thiệu về khu di tích lịch sử này.

B. Hướng dẫn chấm:

* Mức tối đa

 

doc30 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 238 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn Lớp 8 - Tuần 23 đến tuần 26, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
I. Kiểm tra bài cũ:
? ? Để kêu gọi, khích lệ lòng yêu nước, ý chí căm thù giặc của tướng sĩ TQT đã làm ntn?
III. Bài mới:
Hoạt động của thày và trò
Nội dung cần đạt
- Hs theo dõi sgk.
? Đoạn văn nào đã bộc lộ cụ thể tâm trạng của mình. Em hãy tìm những chi tiết thể hiện?
? Em có nhận xét gì về nghệ thuật của đoạn văn ?
? Hình ảnh ẩn dụ so sánh đó gợi lên tâm trạng của tác giả như thế nào ?
- Hình ảnh "nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt/ nước mắt đầm đìa" là hình ảnh ẩn dụ, ước lệ đã quen dùng trong văn chương cổ. Mượn hình ảnh này, tác giả đã bộc lộ trực tiếp tình cảm của mình.
 + Đó là một tâm trạng nhiều đau đớn. Đó là nỗi lo lắng, dằn vặt, trằn trọc, nặng lòng vì Tổ quốc của vị Tiết chế thống lĩnh. Sau này chúng ta sẽ được gặp tâm trạng ấy ở Nguyễn Trãi: " Còn có một lòng, âu việc nước
 Đêm đêm thức nhẫn, nẻo sơ chung".
? Cùng với việc thể hiện nỗi đau tác giả đã bộc lộ thái độ một cách cụ thể. ?Em hãy tìm chi tiết và nhận xét về nghệ thuật?( Cách ngắt nhịp).
? Những động từ mạnh cùng với cách ngắt nhịp đã diễn tả thái độ của tác giả như thế nào? 
- Với lòng căm thù sục sôi, tác giả khao khát được trả thù và phải dùng những hình thức trừng phạt mạnh nhất, ghê gớm nhất như xả thịt, lột da, nuốt gan, uống máu đối với kẻ thù thì mới hả lòng căm giận.
+ Đến đây chúng ta hiểu rằng: cái nguyên cớ sâu xa của nỗi đau khiến cho tác giả tới bữa quên ăn/ nửa đêm vỗ gối/ ruột đau như cắt/ nước mắt đầm đìa", chính là sự căm tức quyết không dung tha lũ giặc cướp. Nỗi đau ấy, tâm trạng ấy được diễn tả một cách cụ thể, xúc động. Lời nói, mạch văn được ngắt thành nhiều vế cân xứng như những đợt sóng dồn dập trào dâng trong lòng, thể hiện lòng căm thù sục sôi của tác giả.
? Có ý kiến cho rằng câu văn cuối đoạn đã thể hiện ý chí, tâm nguyện của tác giả. Ý kiến của em như thế nào? 
- " Xác gói trong" là điển tích nói lên niềm kiêu hãnh, tự hào của các tráng sĩ ngày xưa được hi sinh trên chiến địa.
-Đây là lối nói thậm xưng, khoa trương, phóng đại, ý nói là: dù ta đây có hàng trăm hàng nghìn thân xác, dù có phải hi sinh hàng trăm hàng nghìn lần cũng quyết báo ơn vua, đền nợ nước.
? Việc sử dụng lối nói phóng đại và dùng điển cố ấy có tác dụng gì ?
- Đặc biệt là cụm từ " ta cũng vui lòng" phiên âm " diệc nguyện vi chi",- có nhiều cách dịch khác nữa: " ta cũng cam lòng, ta cũng nguyện làm"à ý chí, tâm nguyện tự nguyện của vị chủ tướng.
- Lời văn trên của vị Quốc công tiết chế là một cách nói rất hay, rất sâu sắc và độc đáo về một lời thề thiêng liêng, thể hiện tư thế hiên ngang, lẫm liệt, tinh thần quyết chiến của người anh hùng thủa " Bình Nguyên". Chính vì vậy mà khi giặc Mông- Nguyên tràn vào nước ta mạnh như gió lướt, sóng dữ, ông vẫn ung dung, nghiêm nghị tâu với vua Trần Nhân Tông: " Nếu bệ hạ muốn hàng thì trước hết hãy chém đầu thần đi đã!..."
-Ý chí của Trần Quốc Tuấn tiêu biểu cho ý chí của một dân tộc anh hùng, một thời đại anh hùng.
? Đến đây, em hiểu thêm điều gì về tác giả?
? Những lời bộc bạch của tác giả đã có tác động như thế nào đối với các tướng sĩ?
? Trần Quốc Tuấn đã đối xử như thế nào với các tướng sĩ dưới quyền.
? Nghệ thuật ? Nói lên điều gì?
* Quan hệ giữa Trần Quốc Tuấn và các tướng sĩ là quan hệ tốt đẹp, ân tình trọn vẹn giữa những người cùng cảnh ngộ.
- Đó là mối quan hệ trên dưới nhưng không theo đạo thần chủ mà là quan hệ bình đẳng ncủa những người cùng cảnh ngộ.
? Mối quan hệ ân tình ấy đã khích lệ điều gì ở tướng sĩ.
* Trần Quốc Tuấn đã khích lệ ý thức trách nhiệm của tướng sĩ.
? Tiếp theo ông phê phán thái độ sống, hành động của họ như thế nào.
* Ông đã chỉ ra những cái sai tưởng như nhỏ nhặt nhưng có tính giáo dục rất cao: phê phán họ bàng quan, thờ ơ trước vận mệnh đất nước, trở thành kẻ vong ân bội nghĩa, vô trách nhiệm với vận mệnh quốc gia.
? Chỉ ra cho họ thấy những sai lầm ấy, em thấy Trần Quốc Tuấn là người như thế nào.
* Trần Quốc Tuấn vừa chân tình chỉ bảo vừa phê phán nghiêm khắc hành động hưởng lạc, thái độ bàng quan trước vận mệnhcủa đất nước. Đó không chỉ là thờ ơ nông cạn mà còn là vong ân bội nghĩa. Sự ham chơi hưởng lạc không chỉ là một vấn đề nhân cách mà còn là sự táng tận lương tâm khi vận mệnh đất nước đang nghìn cân treo sợi tóc.
? Hậu quả của lối sống ấy như thế nào.
* Hậu quả tai hại khôn lường.
? Em hãy nhận xét về cách nói của tác giả?.
? Tác dụng của cách nói ấy.
* Điệp ngữ, câu hỏi, tu từ, liệt kê
* cách nói đa dạng khi sỉ mắng, khi mỉa mai, chế giễu nghiêm khắc răn đe lúc lại chân thành bày tỏ thiệt hơn.
- Ông đã nói đến những tình cảm nhân bản thân thiết, sâu xa cao quí, thiêng liêng nhất của mỗi người (gia quyến, vợ con, mồ mả, xã tắc ...) gắn quyền lợi của mình với quyền lợi của chính họ họ chiến đấu không phải chỉ vì chủ tướng mà còn vì chính mình.
? Cùng với việc phê phán thái độ, hành động sai của họ, ông còn chỉ cho họ điều gì.
* Ông chỉ ra cho họ thấy những việc đúng lên làm là tinh thần cảnh giác, chăm lo luyện tập võ nghiệp.
? Lợi ích của những lời khuyên đó là gì.
* Để thắng kẻ thù, giữ vững nước nhà.
? Ngoài những biện pháp tu từ kể trên, 2 đoạn văn còn thuyết phục người đọc bằng những lối văn NL như thế nào.
+ Nay các ngươi ... thần chủ / nhược bằng ... là kẻ nghịch thù 
? Phần cuối của bài hịch, ông lại một lần nữa vạch rõ điều gì.
? Tác dụng của cách thuyết phục đó.
* Ông kêu gọi tướng sĩ học tập Binh thư bằng cách chỉ rõ 2 con đường chính và tà, sống và chết động viên ý chí quyết tâm chiến đấu của mọi người một cách cao nhất.
? Câu kết bài có gì lạ lạ lùng? Đưa vào bài văn nghị luận có thích hợp hay không? Vì sao?
? Lịch sử đã chứng minh như thế nào cho chủ trương kêu gọi tướng sĩ học tập binh thư của Trần Quốc Tuấn.
- - Quân và dân nhà Trần đã liên tiếp chiến thắng các cuộc xâm lăng của giặc Mông - Nguyên (XIII)
? Em hãy khái quát hình thức nghệ thuật văn bản.
? Em cảm nhận được những điều gì từ nội dung văn bản.
? Phát biểu cảm nhận về lòng yêu nước của Trần Quốc Tuấn qua văn bản này.
? Thử hình dung k/c nghị luận của văn bản ''Hịch tướng sĩ'' bằng một sơ đồ.
I. Giới thiệu chung:
II. Đọc - hiểu văn bản
4. Phân tích:
a. Nêu gương trung thần nghĩa sĩ:
b. Tội ác của giặc và lòng căm thù giặc của vị chủ soái
* Lòng căm thù giặc của Trần Quốc Tuấn 
- Ta thường tới bữa quên ăn, nửa đêm vỗ gối, ruột đau như cắt, nước mắt đầm đìa
-> hình ảnh ẩn dụ so sánh 
→ Tâm trạng đau xót đến tột độ.
+ "căm tức chưa xả thịt, lột da , nuốt gan, uống máu quân thù".
- Động từ chỉ trạng thái tâm lí và hành động mãnh liệt,dùng nhiều dấu phẩy tách các vế câu; giọng điệu thống thiết, tình cảm.
 Thái độ uất ức, căm tức đến tột cùng. 
+ - "Dẫu cho trăm thân này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng vui lòng".
à Nghệ thuật phóng đại, sử dụng điển tích.
→ Ý chí quyết chiến sẵn sàng hi sinh vì nước, vì nghĩa lớn 
- Khắc hoạ sinh động hình tượng người anh hùng yêu nước.
à Lòng yêu nước thiết tha của tác giả.
→ Khơi gợi lòng yêu nước và tinh thần sẵn sàng xả thân vì tổ quốc ở các tướng sĩ.
c) Tình cảm , ân nghĩa và phân tích phải trái của chủ tướng đối với tì tướng:
* Mối quan hệ giữa chủ soái và tướng sĩ :
 - Không có mặc thì cho áo, không có ăn ...cơm; ...
- Lúc trận mạc ... cùng sống chết.
- Lúc ở nhà ... cùng vui cười.
 Câu văn biến ngẫu, hai vế đối xứng. 
→ Tình cảm gắn bó thưong yêu sâu nặng đối với tì tướng.
→ Khích lệ tinh thần trung quân ái quốc và lòng ân nghĩa thủy chung của chủ và tướng
* Phê phán thái độ sai trái của tướng sĩ
- Thái độ:
+ Nhìn chủ nhục mà không biết lo, thấy nước nhục mà không biết thẹn
+ Hầu quân giặc mà không biết tức, nghe nhạc thái thườngmà không biết căm.
→ Phê phán thái độ vô trách nhiệm khi đất nước lâm nguy.
- Hành động:
+ Chọi gà, đánh bạc, thích rượu ngon... Lo làm giàu, ham săn bắn,...
→ Điệp ngữ, tăng cấp, giọng xỉ mắng chì chiết
→ Phê phán thái độ vô trách nhiệm khi đất nước lâm nguy.
- Hậu quả:
+ Chẳng những thái ấp không còn mà bổng lôc mất
+ Chẳng những... gia quyến mà vợ con khốn cùng, tan nát; 
+ Chẳng những xã tắc, tổ tông bị giày xéo, mà phần mộ giày xéo.
 nghệ thuật điệp ngữ
 Hậu quả tai hại khôn lường về nhiều mặt.
→ Khích lệ lòng tự trọng của tướng sĩ.
c. Nhiệm vụ cấp bách:
* Nhiệm vụ:
- Đặt mồi lửa vào dưới đống củi.
- Kiềng canh nóng thổi rau nguội
→ Sử dụng điển tích, điển cố.
→ Nêu cao tinh thần cảnh giác của tướng sĩ.
* Viễn cảnh:
- Chẳng những thái ấp của ta mãi mãi vững bền ... mà tên họ các ngươi cũng sử sách lưu thơm 
- điệp từ, ý tăng tiến; câu văn biến ngẫu cân đối, nhịpnhàng; lí lẽ sắc sảo kết hợp với tình cảm thống thiết, câu hỏi tu từ.
→ Viễn cảnh huy hoàng,vẻ vang 
d) Lời kêu gọi tướng sĩ: 
+ Học tập” Binh thư yếu lược”- đạo thần chủ.
+ Khinh bỏ sách này- nghịch thù.
→ Thái độ cương quyết, dứt khoát.
→ Quyết tâm chiến đấu và chiến thắng kẻ thù xâm lược.
5. Tổng kết 
a. Nghệ thuật 
- Kết cấu chặt chẽ, kết hợp hài hoà lí và tình, lập luận văn chính luận; lời văn thống thiết, giàu hình ảnh, nhạc điệu.
b. Nội dung
- Lời khích lệ chân tình của Trần Quốc Tuấn đối với tướng sĩ.
- Lòng yêu nước, căm thù giặc sâu sắc của Trần Quốc Tuấn và nhân dân ta thời Trần.
* Ghi nhớ: SGK 
III. Luyện tập 
1) - Là người coi trọng danh dự và bổn phận đối với đất nước.
- Khinh ghét thói cầu an, hưởng lạc.
- Căm thù giặc, quyết chiến thắng kẻ thf.
- Tha thiết với vận mệnh của nước nhà...
2) 
IV. Củng cố:
? Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của văn bản.
V. Hướng dẫn về nhà:
- Học kĩ bài, nắm được giá trị và nội dung của văn bản, chọn học thuộc lòng một đoạn văn biền ngẫu mà em thích nhất trong bài.
- Làm bài tập 2 phần luyện tập trong SGK tr61.- Soạn bài ''Nước Đại Việt ta''
Tiết 96. Tiếng Việt 
HÀNH ĐỘNG NÓI 
 A. Mục tiêu cần đạt:
1. Kiến thức:
- Khái niệm hành động nói.
- Các kiểu hành động nói thường gặp.
2. Kĩ năng:
- Xác định được hành động nói trong các văn bản đã học và trong giao tiếp.
- Tạo lập được hành động nói phù hợp mục đích giao tiếp.
3, Thái độ:
- ý thức học tập tự giác.
B. Chuẩn bị:
- Giáo viên: tham khảo ''Ngữ văn nâng cao 8''.
- Học sinh: xem trước bài ở nhà.
C

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_8_tuan_23_den_tuan_26.doc
Giáo án liên quan