Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 23

A. Mục tiêu bài học.

1- Kiến thức:

- Hiểu biết bước đầu về tác phẩm thơ chữ Hán của HCM.

- Tâm hồn giàu cảm xúc trước vẽ đẹp thiên nhiên và phong thái HCM trong hoàn cảnh ngục tù.

- Đặc điểm nghệ thuật của bài thơ.

2- Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm bản dịch tác phẩm.

- Phân tích một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu.

3- Thái độ:

- Biết trân trọng vẽ đẹp tâm hồn của một chiến sĩ cánh mạng vượt lên mọi hoàn cảnh khó khăn để hoạt động CM nhưng không thờ ơ trước vẽ đẹp của thiên nhiên

- Tự hào trước những trang thơ bất hủ và tâm hồn thanh cao của HCM

B. Chuẩn bị: Giáo viên: Tập nhật ký trong tù, soạn giáo án.

 Học sinh: Học bài cũ chuẩn bị bài mới.

 

doc7 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 840 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 8 - Tuần 23, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
. Tìm hiểu văn bản.
1- Dịch thơ:
 - Câu 2: “khó hững hờ”ở phần dịch thơ chưa sát . Vì ở phiên âm là “ nại nhược hà” ( biết làm thế nào): đã làm mất đi cái xốn xang, bối rối, nổi băn khoăn của Bác
- Hai câu sau đã làm mất đi cấu trúc đăng đối, giảm đi phần nào sức truyền cảm.
2- Phân tích
a- Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác
- Khi tâm hồn thư thái, thảnh thơi, gặp cảnh trăng đẹp thường đem rượu uống trước hoa để ngắm trăng.
-> Hoàn cảnh khó khăn thiếu thốn mọi thứ, giam cầm, mất tự do: Trong tù
- Nghệ thuật: Điệp từ nhấn mạnh sự thiếu thốn đến nghiệt ngã.
- Không: mà trước cảnh đêm trăng quá đẹp HCM bỗng khát khao được thưởng thức một cách trọn vẹn và lấy làm tiếc 
- Tâm hồn vẫn tự do, ung dung, không chút vướng bận đến những khó khăn của gông, xiềng xích chốn nhà lao
-> Xốn xang, bối rối, băn khoăn trước cảnh đêm trăng quá đẹp-> Lộng lẫy, say mê con người làm cho thi sĩ không thể không ngắm trăng được.
-> Niềm say mê lớn với trăng, tình yêu mãnh liệt với thiên nhiên, tư tưởng lạc quan vượt lên trên cảnh ngộ
b- Trăng- thi nhân đôi bạn tri âm tri kỉ
- Hs đọc hai câu thơ cuối
- Kết cấu đăng đối trong từng câu và ở mỗi câu :( người, thi gia) và (trăng, nguyệt) ở hai đầu ở giữa là sắt nhà tù-> tạo thành một cặp câu đối nhau: mối giao hoà đặc biệt giữa người với trăng. Người tù đã vượt ra ngoài cửa sắt để giao hoà với trăng và trăng cũng thế tìm đến “ngắm” nhà thơ
-> Nhân hoá: - Gợi tả trăng như có linh hồn, gần gũi, sinh động, thân thiết.
 Chủ động đến với thiên nhiên, quên đi thân phận tù đày, vượt lên hoàn cảnh.
 - Giáo viên: Như vậy, trong cái không lại có cái có. Ngồi tù mà vẫn ngắm trăng, vẫn thưởng nguyệt. Mặc dù chưa bao giờ nhận mình là nhà thơ. Nhưng khi đến với thiên nhiên, đến với vầng trăng sáng vô tình Người đã hoá thân thành một thi gia. Đây là lần duy nhất Bác tự nhận mình là nhà thơ.
IV- Tổng kết
1- Nghệ thuật: Phép đối, nhân hoá.
- Cả 2 cùng chủ động tìm đến nhau, giao hoà cùng nhau, ngắm nhau say đắm.
-> Gần gũi, thân tình, giao hoà giữa thiên nhiên và con người.
2- Nội dung: Ty t/n – một tâm hồn nhạy cảm với cái đẹp. P/ thái ung dung tự tại.
- Trước cuộc ngắm trăng – Người tù .
- Sau cuộc ngắm trăng – Nhà thơ.
-> Rõ ràng có cuộc vượt ngục.
3- Ý nghĩa văn bản: Tác phẩm thể hiện sự tôn vinh cái đẹp của tự nhiên, của tâm hồn con người bất chấp hoàn cảnh tù ngục.
Đi đường (10 phút) - Hướng dẫn tự học
Hoạt động 1
- Chú ý đọc nhấn mạnh các điệp từ “tẩu lộ, trùng san” giọng chậm rãi, suy ngẫm
Giáo viên đọc mẫu gọi 2 -3 h/sđọc.
Nhận xét cách đọc.
Giải thích từ khó.
? Thể loại của bài (Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật)..
 Hoạt động 2:
? Câu thơ mở đầu nói về điều gì.
? Nghệ thuật gì được sử dụng.
? Tác dụng.
Giáo viên: Đó là những suy ngẫm, thấm thía được Hồ Chí Minh đúc rút từ bao cuộc chuyển lao, đi đường. Nỗi gian lao của người đi bộ trên đường núi là điều nhiều người cũng biết, nhưng không phải ai cũng cảm nhận thấm thía, sâu sắc nếu như mình không trực tiếp trảI qua.
? Tác dụng của việc sử dụng điệp từ “trùng san”.
? Đọc và nhận xét điệp từ. Tác dụng khái quát quy luật gì.
? Học sinh suy nghĩ, nhận xét, phát biểu.
? Mở ra tâm trạng gì.
? Câu thơ tả tư thế nào của người đi đường.
Giáo viên: Người tù dù trong tư thế gò bó, khó chịu, có khi bị trói, bị xiềng xích, bị giải đi, có khi bị trớ trêu hơn: “lủng lẳng chân treo tựa giải hình”. Nhưng người luôn cảm thấy tự do, tranh thủ say sưa thưởng thức ngắm cảnh đẹp trên đường..
? Tâm trạng của người tù khi đứng trên đỉnh núi.
Giáo viên: Cảm giác hài hoà cao – rộng được cân bằng. Đó chính là cái kết thúc độc đáo, mới mẻ, đồng thời tạo nên tầm vóc lớn lao, sâu sắc của tứ thơ, của chủ đề bài thơ.
Hoạt động 3:
? Nêu nghệ thuật đặc sắc của bài thơ.
? Nêu nội dung của bài thơ.
? Ý nghĩa của bài thơ?
I. Đọc, hiểu văn bản.
1/ Đọc.
2/ Thể loại và bố cục.
II. Phân tích.
* Câu khai (1).
Tẩu lộ tài tri tẩu lộ nan.
(Đi đường mới biết gian lao).
-> Chuyện đi đường khó khăn gian khổ.
- Nghệ thuật: Điệp từ “tẩu lộ”.
-> Nhấn mạnh sự trải nghiệm thực tế.
* Câu thừa (2).
Trùng san chi ngoại hựu trùng san.
(Núi cao rồi lại núi cao trập trùng).
-> Nói cụ thể cái gian lao của người đi đường hết lớp núi này đến lớp núi khác tiếp nối, liên miên.
-> Hết khó khăn này đến khó khăn khác, thử thách ý chí nghị lực của người tù.
* Câu chuyển (3).
Trùng san đăng đáo cao phong hậu.
(Núi cao lên đến tận cùng).
- Điệp vòng tròn.
-> Đó là quy luật của việc đi đường, nhưng cũng là quy luật của cuộc đời, quy luật của xã hội.
- Càng nhiều thắng lợi càng nhiều gian truân, khép lại việc đi đường, mở ra một chặng đường mới, vị thế mới.
* Câu hợp (4).
Vạn lí dư đồ cố miện gian.
(Thu vào tầm mắt muôn trùng nước non).
- Từ tư thế người tù bị đày đoạ triền miên trên đường bị giải đi hết ngày này qua ngày khác đã trở thành người khách du lịch đến được vị trí cao nhất tha hồ thưởng ngoạn phong cảnh núi non hùng vĩ bao la trải ra trước mắt
- Tâm trạng sung sướng hân hoan. Đó là hình ảnh người chiến sĩ CM trên đỉnh cao của chiến thắng, trải qua bao gian khổ hy sinh.
III. Tổng kết.
1/ Nghệ thuật: - Miêu tả, biểu cảm, tự sự mang triết lí sâu sắc dung dị, tự nhiên và dễ hiểu, đầy sức thuyết phục.
2/ Nội dung: (sgk – ghi nhớ)
3/ Ý nghĩa: Đi đường viết về việc đi đường gian lao, từ đó nêu lên triết lý về bài học đường đời, đường cách mạng: vượt qua gian lao sẽ tới thắng lợi vẻ vang.
Hướng dẫn h/s học tập: (1 phút)
- Giáo viên khái quát nội dung toàn bài.
- Học thuộc lòng các bài thơ trên
- Soạn bài : Câu cảm thán.
RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................
Ngày soạn: 18/01/2013
Ngày dạy: ..................... 
Tiết 86 Tiếng Việt:	 CÂU CẢM THÁN
A. Mục tiêu cần đạt:
1- Kiến thức:
- Đặc điểm hình thức của câu cảm thán
- Chức năng của câu cảm thán
2- Kĩ năng:
- Nhận biết câu cảm thán trong các văn bản.
- Sử dụng câu cảm thán phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp
B. Chuẩn bị: Giáo viên soạn giáo án, hệ thống ví dụ.
	Học sinh đọc sgk, làm bài tập.
C. Tiến trình: 
1- Ổn định tổ chức.
2- Kiểm tra bài cũ. ? Nêu chức năng câu cầu khiến? Ví dụ?
3- Bài mới.
HĐ1: Giới thiệu bài
Mục tiêu : Tạo tâm thế
PP: Thuyết trình
HĐ2: Hd hs tìm hiểu đặc điểm h/t và chức năng câu cảm thán
Mục tiêu: Hs nắm vững đđ hình thức và chức năng của câu cảm thán.
PP: Vấn đáp, phân tích cắt nghĩa....
? Trong những đoạn trích trên câu nào là câu cảm thán.
? Đặc điểm hình thức nào giúp ta nhận biết câu cảm thán.? Tác dụng 
Gv: Viết nội dung lên bảng phụ- hs làm
? Bài tập nhanh: Hãy thêm các từ ngữ cảm thán và dấu chấm than để chuyển đổi các câu sau thành câu cảm thán.
a. Anh đến muộn quá.
b. Buổi chiều thơ mộng.
c. Những đêm trăng lên.
? Thế nào là câu cảm thán.
? Nêu đặc điểm hình thức, chức năng câu cảm thán.
? Khi viết văn bản công vụ hay trình bày kết qủa giải bài toán có dùng câu cảm thán không? Vì sao?
HĐ3: Hd hs làm luyện tập
Mục tiêu: Vận dụng lí thuyết vào bài tập thực hành
PP: Vấn đáp, giải nghĩa.....
? Nêu yêu cầu bài tập 1/44.
? Nhận biết câu cảm thán.
Các câu còn lại có thể có dấu chấm than nhưng không có từ ngữ cảm thán nên không phải là câu cảm thán.
? Phân tích tình cảm, cảm xúc được thể hiện trong những câu thơ.
? Có thể xếp những câu này vào kiểu câu cảm thán được không? Vì sao?
? Em hãy đặt câu cảm thán để bộc lộ cảm xúc:
a. Trước tình cảm của một người thân giành cho mình.
b. Khi nhìn thấy mặt trời mọc.
? Nhắc lại đặc điểm hình thức và chức năng của câu nghi vấn, câu cầu khiến và câu cảm thán.
c. Câu cảm thán.
- Có chứa các từ ngữ cảm thán: Ôi, than ôi, hỡi ôi, chao ôi, biết bao
- Có chức năng dùng để bộc lộ trực tiếp cảm xúc của người nói, người viết (trong giao tiếp hằng ngày và trong văn chương).
- Khi viết thường kết thúc: Dấu chấm than..
I. Đặc điểm hình thức và chức năng.
1/ Ví dụ: Sgk /43.
a. Hỡi ơi Lão Hạc!
Than ôi!
+ Đặc điểm hình thức: hs trình bày
- Dùng để bộc lộ cảm xúc của người nói, người viết trong giao tiếp hàng ngày và trong văn bản nghệ thuật.
a. Trời ơi! Anh đến muộn quá!
b. Buổi chiều thơ mộng biết bao!.
c. Ôi! Những đêm trăng lên!.
2/ Kết luận (sgk).
II. Luyện tập.
Bài tập 1/44.
a. Than ôi!
Lo thay!
Nguy thay!.
b. Hỡi cảnh rừng ghê gớm của ta ơi!
c. Chao ôi, có biết.mình thôi!
-> Các câu đều là câu cảm thán vì có dùng từ cảm thán (Than ôi, thay, hỡi,.ơi; Chao ôi).
Bài tập 2/ 44.
a. Lời than thân của người nông dân xưa.
b. Lời than thân của người chinh phụ xưa.
c. Tâm trạng bế tắc của thi nhân trước CM.
d. Nỗi ân hận của Dế Mèn trước cái chết tức tưởi của Dế Choắt.
-> Không: Các câu trên có bộc lộ tình cảm, cảm xúc nhưng không có các dấu hiệu đặc trưng của câu cảm thán. Bài tập Bài tập 3/ 45.
a. Chao ôi, một ngày vắng mẹ sao mà dài đằng đẵng!
b. Ôi, mỗi buổi bình minh đều lộng lẫy thay!
Bài tập 4/ 45.
a. Câu nghi vấn.
- Có chứa các từ nghi vấn: ai, gì, nào, sao, tại sao, đâu, bao giờ, bao nhiêu.và có từ “hay” dùng để nối các vế có quan hệ lựa chọn.
- Chức năng chính dùng để hỏi.
- Khi viết kết thúc bằng dấu chấm hỏi.
b. Câu cầu khiến.
- Có chứa các từ cầu khiến: hãy đừng, chớ, đi, thôi, nào hay ngữ điệu cầu khiến.
- Có chức năng dùng để ra lệnh, yêu cầu, đề nghị, khuyên bảo.
- Khi viết thường kết thúc bằng dấu chấm than và dấu chấm (trường hợp ý cầu khiến không được nhấn mạnh).
Hướng dẫn: - Tìm và chỉ rõ tác dụng của câu cảm thán trong một văn bản đã học
 - Chuẩn bị nội dung để làm bài viết số 5- Văn thuyết minh
RÚT KINH NGHIỆM:
............................................................................................
Ngày soạn: 18/01/2013
Ngày kiểm tra: ..................... 
Tiết 87,88: Tập làm văn: VIẾT BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 5
A. Mục tiêu bài học: 
1- Kiến thức:	
- Củng cố nhận thức lí thuyết về văn bản thuyết minh, vận dụng thực hành sáng tạo một văn bản thuyết minh đảm bảo cụ thể các yêu cầu, nhưng vẫn phải phục vụ cho mục đích thuyết minh. Kiểm tra các bước chuẩn bị để viết văn bản.
2- Kĩ năng:
- Biết lập dàn bài cho bài văn t/m,

File đính kèm:

  • docTuan 23.doc
Giáo án liên quan