Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3

A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT

 - Hiểu được khái niệm dân ca, ca dao .

 - Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của ngững câu ca dao, dân ca về tình cảm gia đình .

 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG

1. Kiến thức:

 - Khái niệm ca dao, dân ca.

 - Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình cảm gia đình.

2. Kĩ năng:

 - Đọc hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.

 - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh,ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình cảm gia đình.

3. Thái độ:

 - Thích sưu tầm và đọc thuộc các câu ca dao, dân ca có nội dung tương tự.

 C. PHƯƠNG PHÁP

 - Vấn đáp kết hợp thuyết trình

 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC

 

doc9 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 806 | Lượt tải: 1download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 7 - Tuần 3, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
sánh.
® Thể hiện sự gắn bó thiêng liêng của tình anh em .
III. Tổng kết 
 1. Nghệ thuật:
- Sử dụng các biện pháp so sánh, ẩn dụ, đối xứng tăng cấp....
- Có giọng điệu ngọt ngào mà trang nghiêm.
- Diễn tả tình cảm qua những mô típ.
- Sử dụng thể thơ lục bát và lục bát biến thể...
2. Ý nghĩa: 
-Tình cảm đối với ông bà cha mẹ ,anh em và tìng cảm của ông bà, cha mẹ đối với con cháu luôn là ngững tình cảm sâu nặng, thiêng liêng nhất trong đời sống mỗi con người
 * Ghi nhớ sgk/36
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Học thuộc khái niệm ca dao,dân ca.
- Học thuộc 4 bài ca dao và nội dung của mội bài , học thuộc phần ghi nhớ.
-Sưu tầm một số bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc.
- Soạn bài “ Những câu hát về tình yêu quê hương , đất nước , con người
F. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 30/08/2013
Ngày dạy: .
Tiết 10: NHỮNG CÂU HÁT VỀ TÌNH YÊU QUÊ HƯƠNG ĐẤT NƯỚC CON NGƯỜI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nắm được giá trị tư tưởng, nghệ thuật của những câu ca dao – dân ca qua những bài ca dao thuộc chủ đề tình yêu quê hương , đất nước , con người .
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức: 
 - Nội dung ý nghĩa và một số hình thức nghệ thuật tiêu biểu của những bài ca dao về tình yêu quê hương , đất nước , con người .
2. Kĩ năng: 
 - Đọc hiểu và phân tích ca dao, dân ca trữ tình.
 - Phát hiện và phân tích những hình ảnh so sánh,ẩn dụ, những mô típ quen thuộc trong các bài ca dao trữ tình về tình yêu quê hương , đất nước , con người .
3. Thái độ: 
 - Thuộc những bài ca dao trong vb và biết thêm một số bài ca dao thuộc hệ thống của chúng 
C. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp kết hợp thuyết trình
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ 
 ? Thế nào là cao dao – dân ca ?
 ? Đọc 4 bài ca dao về tình cảm gia đình và nêu nội dung từng bài ?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài (1p)
 - Trong kho tàng ca dao – dân ca cổ truyền VN , các bài ca về chủ đề tình yêu quê hương , đất nước, con người rất phong phú . Mỗi miền quê trên đất nước ta đều có không ít câu ca hay , đẹp , mượt mà , mộc mạc tô điểm cho niềm tự hào của riêng địa phương mình . Bốn bài dưới đây chỉ là 4 ví dụ tiêu biểu mà thôi .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 Hướng dẫn HS đọc và tìm hiểu chú thích.
? Theo em , vì sao bốn bài ca khác nhau có thể hợp thành một vb 
? Từ nội dung cụ thể của từng bài , hãy cho biết : Những bài nào phản ánh tình cảm quê hương đất nước , bài nào kết hợp phản ánh tình yêu con người ? (Bài 1,2,3;Bài 4)
HS :Thảo luận (3’)_ trình bày.
GV : Hiện tượng này được gọi là hiện tượng dị bản , một bài ca dao có nhiều bản khác nhau . Đó là một đặc điểm vh dân gian .
*HOẠT ĐỘNG 2: Tìm hiểu văn bản
GV : HD HS đọc bằng giọng vui , trong sáng , tự tin và chậm rãi.
Gv : Gọi hs đọc bài 1 
?Bài ca dao này lời của 1 người hay 2 người ? So với các bài khác , bài ca dao này có bố cục khác thế nào 
Gv : Hỏi đáp là hình thức đối đáp trong ca dao dân ca . Em biết bài ca dao nào khác có hình thức đối đáp ?Theo em,hình thức này có phổ biến trong ca dao không ?
? Các địa danh trong bài này mang những đặc điểm riêng và chung nào?( Riêng :Gắn với mỗi địa phương . Chung : đều là những nơi nổi tiếng ở nước ta) 
GV ghi bảng phụ câu hỏi:Nội dung đối đáp toát lên nhiều ý nghĩa : Em hiểu theo ý nghĩa nào trong các nghĩa sau : Bày tỏ hiểu biết về văn hoá , lịch sử ; tình cảm quê hương đất nước thường trực trong mỗi con người ; niềm tự hào về vẻ đẹp văn hoá lịch sử của dân tộc .
Gv : Gọi hs đọc bài 2 
? Theo em , vì sao bài ca này không nhắc đến Hà Nội mà vẫn gợi nhớ về Hà Nội ?
HS: Phát hiện.
Gv giảng: Lời ca Hỏi ai gây dựng nên non nước này gợi nhiều cách hiểu : Khẳng định công đức của ông cha ta ; Ca ngợi tài hoa và công lao dựng nước của ông cha ta ; Nhắc nhở mọi người hãy hướng về HN , chăm sóc và bảo vệ các di sản văn hoá dân tộc .
 ? Theo em chọn cách hiểu nào ? Hs : Phát biểu.
Gv : Gọi hs đọc bài 4 
? Quan sát 2 dòng đầu và nhận xét cấu tạo đặc biệt của 2 dòng này ? 
? Phép lặp , đảo, đối đó có tác dụng gì trong việc gợi hình , gợi cảm ? (Tạo không gian rộng lớn của cánh đồng lúa xanh tốt; Biểu hiện cảm xúc phấn chấn , yêu đời của người nông dân)
Gv :Giảng 
? Từ những vẻ đẹp đó , bài ca đã toát lên tình cảm dành cho quê hương và con người . Theo em , đó là tình cảm nào ?
HS: Yêu quí , tự hào về vẻ đẹp , sức sống của quê hương và con người . Tin vào c/s tốt đẹp ở làng quê.
? Từ nội dung bài học và phần ghi nhớ sgk hãy cho biết : Giá trị nội dung nổi bật của những câu hát .. Gía trị hình thức nổi bật của vb này ?
Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời.
Gv : Gọi 1,2 hs thực hiện phần ghi nhớ.
I. GIỚI THIỆU CHUNG:
* Tình yêu quê hương , đất nước , con người là một trong những chủ đề góp phần thể hiện đời sống tâm hồn, tình cảm của con người Việt Nam.
*-Thể thơ: thể thơ lục bát và lục bát biến thể
 (Có hiện tượng dị bản trong bài 3 ).
II. ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
1. Đ ọc – tìm hiểu từ khó
2. Tìm hiểu văn bản:
*Bài 1 
- Lời của 2 người ( người hỏi và người đáp )
- Đặc sắc của mỗi vùng nhưng đều là những di sản văn hoá lịch sử nổi tiếng của nước ta .
- Ý nghĩa : Bộc lộ những hiểu biết và tình cảm yêu quý tự hào vẻ đẹp văn hoá lịch sử dân tộc .
*Bài 2 
 - Địa danh Hà Nội .
 - Các danh lam thắng cảnh Hà Nội .
- Phản ánh sức hấp dẫn và tình cảm yêu quí tự hào của mọi người dành cho Hà Nội 
* Ý nghĩa : Ca ngợi tài hoa và công lao dựng nước của ông cha ta .
*Bài 3 
- Phong cảnh Huế mang một vẻ êm dịu , trong sạch , hiền hoà .
* Ý nghĩa : Lời nhắn nhủ chào mời thể hiện tình yêu và niềm tự hào dành cho xứ Huế tươi đẹp , hấp dẫn.
*Bài 4 :
- Phép đảo , lặp và đối xứng ở 2 dòng đầu 
gợi tả vẻ đẹp và sức sống thanh xuân đầy hứa hẹn của người thôn nữ .
- Vẻ đẹp của đồng quê ,vẻ đẹp của con người.
* Ý nghĩa : Biểu hiện tình cảm yêu quí , tự hào , lòng tin vào cuộc sống tốt đẹp nơi quê hương .
III. Tổng kết
1. Nghệ thuật :
- Sử dụng kết cấu lời hỏi đáp,lời chào mời, lời nhắn gửi...., thường gợi nhiều hơn tả.
- Có giọng điệu thiết tha tự hào.
- Cấu tứ đa dạng, độc đáo.
- Sử dụng thể thơ lục bát và lục biến thể..
2. Ý nghĩa: 
- Ca dao bồi đắp thêm tình cảm cao đẹp 
của con người đối với quê hương, đất nước.
E. HƯỚNG DẪN TỰ HỌC 
- Học thuộc 4 bài ca dao 
 - Học thuộc phần ghi nhớ .
-Sưu tầm một số bài ca dao, dân ca khác có nội dung tương tự và học thuộc.
 - Soạn bài “ Từ láy ”.
F. RÚT KINH NGHIỆM
Ngày soạn: 30/08/2013
Ngày dạy: .
Tiết 9: Tiếng Việt: TỪ LÁY
 A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT
 - Nhận diện được hai loại từ láy : Từ láy toàn bộ và từ láy bộ phận (Láy phụ âm đầu và láy vần)
 - Nắm được đặc điểm về nghĩa của từ láy.
 - Hiểu được giá trị tượng thanh,gợi hình ,gợi cảm của từ láy: Biết cách sử dụng từ láy.
- Có ý thức rèn luyện, trau dồi vốn từ láy.
 B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG 
1. Kiến thức: 
 - Khái niệm từ láy
 - Các loại từ láy.
2. Kĩ năng:
 a .Kĩ năng chuyên môn: 
 - Phân tích cấu tạo từ , giá trị tu từ của từ láy trong văn bản.
 - Hiểu nghĩa và biết cách sử dụng một số từ láy quen thuộc để tạo giá trị gợi hình, gợi tiếng, biểu cảm, để nói giảm hoặc nhấn mạnh.
b.Kĩ năng sống: 
- Ra quyết định : lựa chon cách sử dụng từ láy phù hợp với thực tiễn giao tiếp của bản thân
- Giao tiếp : trình bày suy nghĩ , ý tưởng, thảo luận và chia sẻ quan điểm cá nhân về cách sử dụng từ láy
3. Thái độ: 
 - Biết vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa của từ láy để sử dụng tốt từ láy.Nghiêm túc trong giờ học.
 C. PHƯƠNG PHÁP
 - Vấn đáp kết hợp thực hành.
 D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC
1. Ổn định : 
2. Kiểm tra bài cũ 
 ? Thế nào là từ ghép chính phụ ? Từ ghép chính phụ có tính chất gì ? Cho vd ?
 ? Thế nào là từ ghép đẳng lập? Nêu tính chất của từ ghép đó ? Cho vd minh hoạ ?
3. Bài mới : GV giới thiệu bài (1p)
 - Ở lớp 6 các em đã biết khái niệm về từ láy , đó là những từ phức có sự hoà phối âm thanh . Với tiết học hôm nay , các em sẽ nắm được cấu tạo của từ láy và từ đó vận dụng những hiểu biết về cấu tạo và cơ chế tạo nghĩa để các em sử dụng tốt từ láy . 
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG BÀI DẠY
* HOẠT ĐỘNG 1 (15P) Tìm hiểu về các loại từ láy. Tìm hiểu nghĩa của từ láy.
GV :Yêu cầu hs : Hãy nhắc lại cho cô thế nào là từ láy ?
? Hãy tìm những từ láy trong 2 vd ở sgk ?
HS: Đăm đăm , mếu máo , liêu xiêu .
? Nhận xét về đặc điểm âm thanh của 3 từ láy đó ? 
Hs : Thảo luận (3’)
HS: - Tiếng láy lại hoàn toàn : đăm đăm .
 - Biến âm để tạo nên sự hài hoà về vần và thanh điệu ( mếu máo , liêu xiêu ).
Gv giảng: - Từ láy toàn bộ : đăm đăm .
 - Láy bộ phận : mếu máo , liêu xiêu .
Gv : Yêu cầu hs đọc tiếp 2 vd trong phần 3 
? Trong các từ mếu máo,liêu xiêu. Tiếng nào là tiếng gốc? Tiếng nào láy lại tiếng gốc? Chỉ ra sự giống nhau trong các từ láy trên?
? Vậy thế nào là từ láy toàn bộ , từ láy bộ phận ?
 Hs: Đọc Ghi nhớ sgk (lấy vd minh hoạ)
 Gv :Yêu cầu hs tìm hiểu vd.
? Nghĩa của các từ láy : Ha hả , oa oa , tích tắc , gâu gâu được tạo do đặc điểm gì của âm thanh ?
? Trong từ láy mãi mãi, khe khẽ từ nào có nghĩa nhấn mạnh?Từ nào có nghĩa giảm nhẹ? ® Rút ra nghĩa của từ láy toàn bộ?
Hs : Phát biểu.
 ? Qua tìm hiểu,em hãy rút ra nhận xét về nghĩa của TLTB và nghĩa của TLBP?
Hs : Dựa vào ghi nhớ trả lời.
* HOẠT ĐỘNG 2 (12P) Hướng dẫn HS luyện tập
? Bài tập 1 yêu cầu chúng ta phải làm gì ? (
? Hãy nêu yêu cầu bài tập 2 ?
 Gọi hs đọc bài tập 3 
? Nêu yêu cầu bài tập 4 
I. TÌM HIỂU CHUNG:
1. Các loại từ láy. 
VD:
a. - Đăm đăm.
® Các tiếng lặp lại hoàn toàn 
 - Bần bật, thăm thẳm.
® Biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối 
Þ Từ láy toàn bộ 
* Từ láy toàn bộ: Các tiếng lặp lại nhau hoàn toàn ( Nho nhỏ,xiêu xiêu ) hoặc tiếng đứng trước biến đổi thanh điệu hoặc phụ âm cuối để tạo ra sự hài hoà về âm thanh .
 b. Mếu máo,liêu xiêu.
® Giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu hoặc phần vần .
Þ Từ láy bộ phận: 
*Từ láy bộ phận: Giữa các tiếng có sự giống nhau về phụ âm đầu ( long lanh ) hoặc phần vần ( lác đác ).
*. Ghi nhớ 1 sgk/42
2. Nghĩa của từ láy. 
VD1: - Mãi mãi® Có nghĩa nhấn mạnh.
- Khe khẽ® Có nghĩa giảm nhẹ.
Þ Nghĩa của từ láy toàn bộ do tiếng 

File đính kèm:

  • docTuan 3.doc
Giáo án liên quan