Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 11, Tiết 41: Kiểm tra - Trường THCS Thái Học (Có đáp án)

I. Trắc nghiệm ( 2 điểm )

Câu 1. Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là :

A. Thần thơ thánh chữ. C. Bà chúa thơ Nôm.

B. Nữ hoàng thi ca. D. Thi tiên thi thánh.

Câu 2. Vì sao bài thơ “ Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương) được nhiều người ca ngợi?

A. Bài thơ được miêu tả sinh động hình ảnh chiếc bánh trôi, một món ăn độc đáo của dân tộc.

B. Bài thơ được thể hiện sâu sắc vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu, son sắt, thuỷ chung của người phụ nữ .

C. Bài thơ vừa tả thực về chiếc bánh trôi, vừa thể hiện vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu cao đẹp của người phụ nữ, vừa cảm thông cho thân phận chìm nổi của họ.

D. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hình thức của chiếc bánh trôi và vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ.

Câu3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống ?

 Cảnh Đèo Ngang trong bài “ Qua Đèo Ngang” ( Bà Huyện Thanh Quan) được miêu tả trong thời điểm .

Câu 4. Hai bài thơ “ Qua Đèo Ngang” ( Bà Huyện Thanh Quan) và bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” ( Nguyễn Khuyến ) đều kết thúc bởi từ “ ta với ta”, nhưng nội dung thể hiện mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau.

 A. Đúng B. Sai.

Câu 5: Từ câu thứ hai đến câu thứ sáu trong bài “ Bạn đến chơi nhà”, Nguyễn Khuyến đã nói đến sự thiếu thốn tất cả những điều kiện vật chất để đãi bạn với mục đích gì ?

 

doc6 trang | Chia sẻ: Khải Anh | Ngày: 04/05/2023 | Lượt xem: 245 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Tuần 11, Tiết 41: Kiểm tra - Trường THCS Thái Học (Có đáp án), để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
PHÒNG GDĐT THỊ XÃ CHÍ LINH
 TRƯỜNG THCS THÁI HỌC 
 Tuần 11- Tiết 41 
 KIỂM TRA NGỮ VĂN 7
I. Ma trận đề kiểm tra
 Cấp độ
Tên chủ đề
(Lĩnh vực KT)
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
Cấp độ thấp
Cấp độ cao
TN
TL
TN
TL
TL
TL
Bánh 
trôi 
nước 
Nhận biết về tác giả, thể thơ.
Hiểu khái quát về nd tp.
Số câu:
Số điểm :
Tỉ lệ%: 
1-1ýC6
0,5
5%
1
0,25
2,5%
2
0,75
7,5%
Qua 
Đèo 
Ngang
Nhận biết về thời điểm miêu tả trong bài thơ, thể thơ.
Nhận biết cụm từ “ta với ta” 
 Hiểu được ý nghĩa của cum từ “ta với ta”
Hiểu được sự giống và khác nhau cụm từ “ta với ta”trong hai bài thơ Qua ĐN và BĐCN
Số câu:
Số điểm:
Tỉ lệ%:
1-1ýC6-8
0,75 
7,5%
1
0,25
2,5%
1(1ý C7)
1
10%
3
2
20%
Bạn 
đến 
chơi 
nhà 
Nhận biết về thể thơ,
cụm từ “ta với ta”
 Hiểu nội dung 6 câu giữa.
Hiểu được sự giống và khác nhau cụm từ “ta với ta”trong hai bài thơ Qua ĐN và BĐCN
 Vận dụng kiến thức để cảm nhận về tình bạn của tg’ 
Vận dụng sáng tạo, nêu suy nghĩ nghĩ về tình bạn của tác giả
Số câu:
Số điểm :
Tỉ lệ%:
1
0,75
7,5%
1
0,25
2,5%
1(1ý C7)
1,25
12,5%
1-11ý 
3
30%
1
2
20%
3
7,25
72,5%
TS câu:
TS điểm:
Tỉ lệ %:
3
2
20%
3
0,75
7,5%
1
2,25
22,5%
1
3
30%
1ý(C8)
2
20%
8
10
100%
II. ĐỀ BÀI
I. Trắc nghiệm ( 2 điểm )
Câu 1. Nhà thơ Hồ Xuân Hương được mệnh danh là :
Thần thơ thánh chữ. C. Bà chúa thơ Nôm.
Nữ hoàng thi ca. D. Thi tiên thi thánh.
Câu 2. Vì sao bài thơ “ Bánh trôi nước” (Hồ Xuân Hương) được nhiều người ca ngợi?
A. Bài thơ được miêu tả sinh động hình ảnh chiếc bánh trôi, một món ăn độc đáo của dân tộc.
B. Bài thơ được thể hiện sâu sắc vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu, son sắt, thuỷ chung của người phụ nữ .
C. Bài thơ vừa tả thực về chiếc bánh trôi, vừa thể hiện vẻ đẹp hình thức và tấm lòng nhân hậu cao đẹp của người phụ nữ, vừa cảm thông cho thân phận chìm nổi của họ.
D. Bài thơ ca ngợi vẻ đẹp hình thức của chiếc bánh trôi và vẻ đẹp bên ngoài của người phụ nữ. 
Câu3. Điền từ thích hợp vào chỗ trống ?
 Cảnh Đèo Ngang trong bài “ Qua Đèo Ngang” ( Bà Huyện Thanh Quan) được miêu tả trong thời điểm ...
Câu 4. Hai bài thơ “ Qua Đèo Ngang” ( Bà Huyện Thanh Quan) và bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” ( Nguyễn Khuyến ) đều kết thúc bởi từ “ ta với ta”, nhưng nội dung thể hiện mỗi bài lại hoàn toàn khác nhau. 
 A. Đúng B. Sai.
Câu 5: Từ câu thứ hai đến câu thứ sáu trong bài “ Bạn đến chơi nhà”, Nguyễn Khuyến đã nói đến sự thiếu thốn tất cả những điều kiện vật chất để đãi bạn với mục đích gì ?
A. Miêu tả cảnh nghèo của mình.
B. Giãi bày hoàn cảnh thực tế của mình.
C. Không muốn tiếp đãi bạn.
D. Diễn đạt một cách dí dỏm tình cảm chân thành sâu sắc.
Câu 6: Nối tên tác phẩm cột A với thể thơ tương ứng cột Bcho phù hợp:
A
 Phần nối 
B
1. Bánh trôi nước
( Hồ Xuân Hương)
1-
a. Thất ngôn tứ tuyệt Đường luật 
2. Qua Đèo Ngang
( Bà Huyện Thanh Quan)
2-
b. Ngũ ngôn tứ tuyệt Đường luật.
3 .Bạn đến chơi nhà
( Nguyễn Khuyến )
3-
c. Thất ngôn bát cú Đường luật
II. Tự luận ( 8 điểm )
Câu 1(3 điểm ). 
 So sánh sự giống và khác nhau của cụm từ “ ta với ta” trong bài “ Qua Đèo Ngang” của bà Huyện Thanh Quan và bài “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến 
Câu 2(5 điểm ) 
 Viết đoạn văn ngắn ( khoảng 12-15 câu) cảm nghĩ của em về tình bạn thắm thiết của Nguyễn Khuyến trong bài “ Bạn đến chơi nhà” .
-------------------------------------------
III. Hướng dẫn chấm
I. Trắc nghiệm ( 2 điểm )
* Mức tối đa:
Trả lời đúng được một ý của mỗi câu được 0,25 điểm 
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án 
C
C
Xế chiều (chiều tà)
A
D
D
1-a ; 2-c ; 3-c
* Mức không đạt: 0 điểm.
 Chọn các phương án khác hoặc không chọn phương án nào.
II. Tự luận ( 8 điểm)
 Câu 1(3,0 điểm ): 
a. Mức tối đa: 
* Về phương diện nội dung(2,75điểm )
- Giống nhau:
+ Đại từ “ta” . (0,25đ)
+ Giống về ngữ âm cụm từ “ ta với ta”(0,25đ)
+ Xuất hiện ở câu thơ cuối bài thơ.(0,25đ)
- Khác nhau :
 “ Ta với ta” trong bài thơ “ Qua Đèo Ngang” ( Bà Huyện Thanh Quan) là mình đối diện với chính mình, một mình đứng trên đỉnh đèo, nỗi cô đơn của bà dường như là tuyệt đối không cùng ai chia sẻ. (0,75 điểm)
 “ Ta với ta” trong bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” ( Nguyễn Khuyến) là tôi với bác, chủ nhân với khách, là hai chúng ta tuy hai mà một. Cụm từ “ta với ta” diễn tả tình bạn đẹp, thắm thiết, sâu sắc, cảm thông chia sẻ.(0,75điểm)
 Nếu “ ta với ta” trong bài “ Qua Đèo Ngang” diễn tả nỗi buồn cô đơn của nữ sĩ thì “ ta với ta” trong bài “ Bạn đến chơi nhà” là niềm vui sự hoà hợp giữa hai tâm hồn đồng điệu.(0, 5 điểm )
* Về phương diện hình thức (0,25điểm )
 Trình bày sạch sẽ, khoa học, không sai chính tả, diễn đạt, dùng từ.
b. Mức chưa tối đa : Chỉ đảm bảo được một trong các nội dung về nội dung và hình thức trên.
c. Mức không đạt : Không làm bài hoặc lạc đề.
Câu 2 ( 5,0 điểm )
 a. Mức tối đa :
 * Về nội dung( 4,0 điểm)
 Đảm bảo các yêu cầu :
+ Vận dụng tốt các phương pháp làm bài văn phát biểu cảm nghĩ.
+ Bài làm sáng tạo có sức hấp dẫn với người đọc.
+ Bài viết của HS đảm bảo các ý cơ bản về nôi dung như sau :
 a.Mở đoạn (0,5 điểm) giới thiệu khái quát nội dung bài thơ
 Bài “ Bạn đến chơi nhà” thể hiện tình cảm thắm thiết của tác giả.
 b.Thân đoạn (3,0 điểm): đảm bảo 3 ý :
 Ngay từ câu thơ đầu tiên đã thể hiện niềm vui mừng khi bạn đến chơi. Sau câu chào hỏi, tác giả đã nghĩ ngay đến việc tiếp đãi bạn với điều kiện vật chất không có thứ gì. Có lẽ nào sự thật lại đến mức cái gì cũng đang ở độ không thể “ Trẻ thời đi vắng chợ thời xa”, có gà, cá nhưng không thể đánh, bắt được vì “ao sâu, nước cả”, “vườn rộng rào thưa”, rồi cải, cà, bầu, mướp đều chưa đến lúc thu hái được ngay cả miếng trầu là đầu câu chuyện cũng không có nốt? Vậy tác giả chỉ mượn cớ đó để nói quá, đùa vui dí dỏm, pha trò làm cho cuộc gặp mặt thêm vui tươi, không khí cởi mở (1,5 điểm ) 
 Từ đó mà nhà thơ hạ câu thơ kết thật hay “ Bác đến chơi đây ta với ta”. “ Ta với ta” chỉ có hai người cũng là “ Bữa tiệc tinh thần” như Xuân Diệu viết. Cụm từ “ta với ta” diễn tả thật sâu sắc tình bạn của nhà thơ thật cao đẹp, chân thành, thắm thiết vượt lên trên tất cả những điều kiện vật chất, lễ nghi.( 0,75 điểm )
 Qua bài thơ, em rất cảm phục tình bạn của Nguyễn Khuyến. Đó là tình bạn vô tư, trong sáng. Nền tảng vững chắc của tình bạn là hiểu nhau, sự cảm thông, chia sẻ.Quan niệm về tình bạn của Nguyễn Khuyến là qua niệm đúng đắn không chỉ đúng với xã hội đương thời mà trong xã hội ngày nay và mai sau.(0,75 điểm )
 c.Kết đoạn(0,5 điểm ): Cảm nghĩ của em về nội dung bài thơ.
 Bài thơ “ Bạn đến chơi nhà” của Nguyễn Khuyến xứng đáng là bài thơ hay về tình bạn.
* Về hình thức và các tiêu chí khác : ( 1,0 điểm)
 + Bài viết đảm bảo bố cục 3 phần theo cấu trúc của một đoạn văn.
 + Bài viết không sai lỗi diễn đạt, lỗi chính tả.
 + Lời văn mạch lạc trong sáng, từ ngữ giàu hình ảnh.
b. Mức chưa tối đa: Chưa đảm bảo đầy đủ các yêu cầu về nội dung và hình thức nêu trên. Căn cứ bài làm cụ thể của HS giáo viên đánh giá điểm phù hợp.
c. Mức không đạt : Không làm bài hoặc lạc đề.
-----------------------------------------------------------------------

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_7_tuan_11_tiet_41_kiem_tra_truong_th.doc
Giáo án liên quan