Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Nguyễn Thị Huyền - Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận

I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận

? Em hiểu bố cục của 1 văn bản là gì

( Bố cục là cách bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo 1 hệ thống, trình tự rành mạch, hợp lí gồm 3 phần)

? Đọc lại văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” xác định bố cục của bài văn

Gợi ý:

Bố cục 3 phần:

+ Phần 1: “ Dân ta. lũ cướp nước”

+ Phần 2: “ Lịch sử ta. yêu nước”

+ Phần 3: “ Tinh thần yêu nước. kháng chiến”

? Nêu luận điểm chính, luận điểm phụ của bài

 

doc4 trang | Chia sẻ: Thúy Anh | Ngày: 05/05/2023 | Lượt xem: 228 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn Lớp 7 - Nguyễn Thị Huyền - Bố cục và phương pháp lập luận trong văn nghị luận, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Trường: THCS Hồng Hưng
Môn: Ngữ văn
Khối: 7
Giáo viên: Nguyễn Thị Huyền
 Tiết 84: BỐ CỤC VÀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A.MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
Giúp học sinh:
Biết cách lập bố cục và lập luận trong bài văn nghị luận.
Nắm được mối quan hệ giữa bố cục và phương pháp lập luận của bài văn nghị luận.
B. HƯỚNG DẪN HỌC SINH TÌM HIỂU BÀI
I. Mối quan hệ giữa bố cục và lập luận
? Em hiểu bố cục của 1 văn bản là gì
( Bố cục là cách bố trí, sắp xếp các phần, các đoạn theo 1 hệ thống, trình tự rành mạch, hợp lí gồm 3 phần)
? Đọc lại văn bản “ Tinh thần yêu nước của nhân dân ta” xác định bố cục của bài văn
Gợi ý:
Bố cục 3 phần:
+ Phần 1: “ Dân ta... lũ cướp nước”
+ Phần 2: “ Lịch sử ta... yêu nước”
+ Phần 3: “ Tinh thần yêu nước... kháng chiến”
? Nêu luận điểm chính, luận điểm phụ của bài
( Luận điểm chính: Dân ta có một lòng nồng nàn yêu nước ( luận điểm xuất phát)
Luậ điểm phụ 1: Lòng yêu nước trong quá khứ ( thời đại Bà Trưng...)
Luận điểm phụ 2: Lòng yêu nước trong hiện tại.
? Vậy bố cục của bài văn nghị luận gồm mấy phần? Nêu rõ chức năng từng phần
Ghi nhớ ( SGK – 31)
HS: Theo dõi sơ đồ trong SGK – 30
Lưu ý: Để đảm bảo sự mạch lạc cho văn bản cần có sự liên hệ giữa các đoạn người ta gọi đó là lập luận.
Xem lại khái niệm luận điểm, luận cứ, lập luận.
? Nhìn sơ đồ xác định hàng ngang 1, 2,3 lập luận theo quan hệ gì
( Hàng ngang I: Suy luận nhân quả; Hàng ngang II: Tổng – phân – hợp, Hàng ngang III: Suy luận tương đồng)
II. HƯỚNG DẪN HỌC SINH GIẢI BÀI TẬP PHẦN LUYỆN TẬP
Đọc kĩ bài văn: “ HỌC CƠ BẢN MỚI CÓ THỂ TRỞ THÀNH TÀI LỚN”
? Tìm luận điểm chính của bài
? Tìm các luận điểm nhỏ
? Xác định bố cục của bài văn
( Gợi ý: Ở văn bản này, để lập luận chứng minh cho luận điểm nêu ở nhan đề và phần mở bài, tác giả kể một câu chuyện, từ kết quả câu chuyện mà rút ra kết luận . Câu chuyện vẽ trứng của Đơ Vanh – xi cho người ta thấy chỉ ai chịu khó luyện tập động tác cơ bản thật tốt thật tinh mới có tiền đồ)
III. BÀI TẬP CỦNG CỐ KIẾN THỨC
Câu 1: Bố cục của bài văn nghị luận gồm mấy phần ?
A. 2 phần
B. 3 phần
C. 4 phần
D. 5 phần
Câu 2: Phần mở bài của bài văn nghị luận thường làm gì?
A. Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội
B. Giới thiệu nhân vật, sự việc
C. Trình bày nội dung chủ yếu của bài
D. Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tương, thái độ, quan điểm.
Câu 3: Phần thân bài của bài văn nghị luận thường làm gì?
A. Nêu vấn đề có ý nghĩa đối với đời sống xã hội
B. Miêu tả chi tiết đối tượng.
C. Kể diễn biến sự việc.
D. Trình bày nội dung chủ yếu của bài
Câu 4: Phần kết bài của bài văn nghị luận thường làm gì?
A. Trình bày suy nghĩ về đối tượng được miêu tả
B. Nêu kết luận nhằm khẳng định tư tưởng, thái độ, quan điểm của bài.
C. Trình bày kết thúc sự việc.
D. Trình bày nội dung chủ yếu của bài.
Lưu ý: Các em làm các bài tập cô giao vào vở soạn văn. Phần trắc nghiệm chỉ ghi đáp án đúng vào vở nhé!. Khi làm bài nhớ phải ghi rõ tên từng bài nhé, khi nào đi học trở lại cô sẽ kiểm tra, đánh giá ý thức tự học của các em ở nhà. Làm bài vào vở phải trình bày sạch sẽ, gọn gàng. Em nào làm ẩu, bẩn cô sẽ yêu cầu chép phạt lại.
***********************************
Tiết 85: LUYỆN TẬP VỀ PHƯƠNG PHÁP LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
A.MỤC TIÊU 
Giúp học sinh qua luyện tập hiểu thêm về khái niệm lập luận.
B. HƯỚNG DẪN HỌC SINH LÀM BÀI
I. LẬP LUẬN TRONG ĐỜI SỐNG
GỢI Ý
Luận cứ
Kết luận
Hôm nay trời mưa
chúng ta không đi chơi công viên nữa
   Quan hệ luận cứ với kết luận là mối quan hệ nhân quả.
   Có thể thay đổi vị trí luận cứ và kết luận. Ví dụ : Chúng ta không đi chơi công viên nữa vì hôm nay trời mưa.
Tương tự làm bài tập 2, 3 ( SGK – 33)
II. LẬP LUẬN TRONG VĂN NGHỊ LUẬN
GỢI Ý: 
Câu 1   Đặc điểm của luận điểm trong văn nghị luận : những kết luận có tính khái quát, triết lí cao, có ý nghĩa.
Câu 2   Lập luận cho luận điểm : “Sách là người bạn lớn của con người”
   - Sách nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ cho con người.
   - Sách mang đến chân trời mới về thế giới, về con người.
   - Sách giúp ta tích lũy kinh nghiệm.
   → Sách là bạn tốt.
Câu 3   Qua hai truyện ngụ ngôn Thầy bói xem voi và Ếch ngồi đáy giếng, có thể rút ra kết luận : Hiểu biết sâu rộng mới nhận định đúng đắn, sâu sắc về sự vật, hiện tượng.
   - Truyện Thầy bói xem voi :
   + Bản chất sự vật, hiện tượng rất đa dạng và phong phú.
   + Chỉ nhận định về một mặt phiến diện, hẳn sẽ có sự thiếu sót, sai lạc.
   - Truyện Ếch ngồi đáy giếng :
   + Tự phụ, kiêu căng, chủ quan dẫn đến nhận thức và hành động sai lầm.
   - Cần rèn tính khiêm tốn, học hỏi để có hiểu biết.
Lưu ý: Từ phần gợi ý trên, các em làm vào vở soạn.

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_ngu_van_lop_7_nguyen_thi_huyen_bo_cuc_va_phuong.doc