Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 36

I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT

- Thấy được cảm xúc của tác giả khi nghe tiếng đàn bầu trong đêm, nghĩ về dân tộc với quá khứ đau thương và hiện tại hào hùng, chiếng thắng qua thể thơ năm chữ giàu chất trữ tình.

- Thương cảm và tự hào về dân tộc: đau thương, anh hùng và cũng rất trữ tình.

II/ CHUẨN BỊ

- Sưu tầm bài hát (bản nhạc) Tiếng đàn bầu của nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc.

- Có thể cho học sinh mang đàn bầu, hát, nghe băng đĩa minh họa.

III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP

A. ỔN ĐỊNH LỚP - KIỂM TRA BÀI CŨ

- Ổn định nền nếp.

- Kiểm tra: + Đặc điểm tiếng địa phương Thanh Hóa

 + Vốn hiểu biết của h/s về thơ hiện đại Thanh Hóa.

- GV chuyển tiếp giới thiệu bài mới.

 

doc3 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 2547 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn lớp 6 - Tuần 36, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
TUẦN 36
Tiết 137,138 KIỂM TRA TỔNG HỢP HỌC KÌ II
 (Làm theo đề của Sở giáo dục và đào tạo)
Ngày soạn: 07/05/2013	
Ngày giảng: ...................
Tiết 139 Chương trình địa phương: ĐỌC - HIỂU BÀI THƠ TIẾNG ĐÀN BẦU	
	 Lữ Giang
I/ MỤC TIÊU CẦN ĐẠT
- Thấy được cảm xúc của tác giả khi nghe tiếng đàn bầu trong đêm, nghĩ về dân tộc với quá khứ đau thương và hiện tại hào hùng, chiếng thắng qua thể thơ năm chữ giàu chất trữ tình.
- Thương cảm và tự hào về dân tộc: đau thương, anh hùng và cũng rất trữ tình.
II/ CHUẨN BỊ
- Sưu tầm bài hát (bản nhạc) Tiếng đàn bầu của nhạc sĩ Nguyễn Đình Phúc.
- Có thể cho học sinh mang đàn bầu, hát, nghe băng đĩa minh họa.
III/ TIẾN TRÌNH LÊN LỚP
A. ỔN ĐỊNH LỚP - KIỂM TRA BÀI CŨ
- Ổn định nền nếp.
- Kiểm tra:	+ Đặc điểm tiếng địa phương Thanh Hóa
	+ Vốn hiểu biết của h/s về thơ hiện đại Thanh Hóa.
- GV chuyển tiếp giới thiệu bài mới.
B. TỔ CHỨC ĐỌC - HIỂU VĂN BẢN
Hoạt động của thầy và trò
Nội dung cần đạt
Hoạt động 1: HS tìm hiểu chung về bài thơ.
1. HS đọc bài thơ, đọc phần chú thích và tìm hiểu về thể thơ, bố cục - đặt tiêu đề các đoạn.
- HS đứng tại chỗ trả lời. Một số khác nhận xét.
2. GV bổ sung, kết luận.
I. TÌM HIỂU CHUNG
1. Tác giả (Xem TL)
2. Thể thơ: Tự do (năm chữ)
3. Hoàn cảnh sáng tác: Đêm nghe tiếng đàn bầu.
4. Bố cục: 3 phần
- Hai khổ thơ đầu: Đêm nghe tiếng đàn bầu.
- Khổ thơ thứ ba: Nghĩ về tiếng đàn bầu ngày xưa
- Hai khổ thơ cuối: Và tiếng đàn bầu hôm nay.
Hoạt động 2: Tổ chức đọc - hiểu văn bản
1. Cho h/s đọc hai khổ thơ đầu và yêu cầu h/s hình dung bối cảnh dẫn đến cảm xúc sáng tác bài thơ.
2. Tổ chức cho h/s trả lời 2 câu hỏi:
- Cảm nhận của tác giả khi nghe tiếng đàn bầu?
- Em có nhận xét gì về các biện pháp tu từ ở hai khổ thơ này?
3. Gv có thể bình cho h/s bình ngắn gọn 2 khổ thơ đầu.
II. ĐỌC - HIỂU
1. Đêm nghe tiếng đàn bầu
a) Bối cảnh dẫn đến cảm xúc để tác giả viết bài thơ này là đêm nghe tiếng đàn bầu. Tiếng đàn bầu ngân trong đêm - một đêm của năm 1954 sau cuộc kháng chiến chống Pháp thắng lợi.
b) Cảm nhận của tác giả: tiếng đàn êm đềm, đầm ấm, thướt tha, cung thanh, cung trầm ...
c) Các biện pháp tu từ được sử dụng:
+ So sánh:	Êm đềm như dòng suối
	... Cung thanh là tiếng mẹ
	Cung trầm giống giọng cha
	(Các so sánh phù hợp)
+ Câu hỏi tu từ: Chở hồn mình về đâu ...
d) Lời bình: Tiếng đàn trong đêm thánh thót, du dương trầm bổng ... làm xao xuyến, lay động tâm hồn thi sĩ - một sự mênh mang, khó tả.
 Câu hỏi "Chở hồn mình về đâu..." diễn tả nỗi xúc động, bâng khuâng, xao xuyến nhạy cảm của tác giả tràn ngập giữa tiếng đàn bầu trong đêm ... Tiếng đàn chính là lòng người Việt Nam, là câu chuyện đời được kể bằng âm thanh.
4. HS đọc khổ thơ thứ ba, yêu cầu trả lời 2 câu hỏi:
a) Từ tiếng đàn bầu được nghe, tác giả nghĩ gì về tiếng đàn bầu ngày xưa? Đó là tiếng đàn như thế nào? Tiếng đàn ấy nói lên điều gì?
b) Tại sao tác giả lại chọn tiếng đàn của nàng Kiều và người hát xẩm mù?
2. Nghĩ về tiếng đàn ngày xưa
a) Tiếng đàn ngày nay khác tiếng đàn ngày xưa. Cũng âm thanh đó, tiếng đàn ngày xưa có tiếng nức nở của nàng Kiều, có dáng người hát xẩm mù, ôm đàn đi trong đêm. Hình ảnh thơ gợi âm điệu buồn của tiếng đàn quá khứ khi dân tộc mất chủ quyền, nhân dân không được làm chủ cuộc đời mình. Đó là cả một thời kì dài đau buồn. "Cả dân tộc đói nghèo trong rơm rạ/ Văn chiêu hồn từng thấm giọt mưa rơi" hay "Quanh hồ Gương không ai bàn chuyện vua Lê/ Lòng ta đã thành rêu phong chuyện cũ" (Chế Lan Viên).
b) Chọn một nhân vật điển hình trong thơ ca (nàng Kiều) và một số phận giữa cuộc đời (người hát xẩm mù) tác giả muốn hình tượng hóa âm thanh tiếng đàn bầu của quá khứ thảm thương, não nuột.
5. GV cho h/s đọc 2 khổ thơ cuối và nêu câu hỏi:
a) Cách cảm nhận mới về tiếng đàn?
b) Tiếng đàn bầu và ý nghĩa biểu tượng?
HS trao đổi theo nhóm. Các nhóm cử đại diện trình bày. Lớp bổ sung. GV nhận xét và giảng bình thêm.
3. Và tiếng đàn bầu hôm nay
a) Âm điệu trong sáng (ngân giọt vàng trong sáng) mỗi âm thanh được so sánh như những giọt vàng trong sáng.
b) Tiếng đàn bầu cũng theo người ra trận với những cung thanh, cung trầm - Những tâm tình gửi theo người chiến sĩ:
Từng cung thanh cung trầm
Cũng theo người ra trận
c) Đàn bầu vút cao, ngọt ngào, sâu đậm với giai điệu chiến thắng: Hai tiếng Việt Nam - Hồ Chí Minh thành biểu tượng đẹp đẽ - Cung đàn đất nước.
d) Nhịp thơ 2 khổ cuối nhanh hơn, dồn dập hơn như cảm xúc bồi hồi xúc động của tác gia trước một Việt Nam chiến thắng anh hùng.
đ) Đàn bầu, một nhạc cụ độc đáo của nước ta. Tiếng đan bầu là điệu hồn dân tộc. Buồn đau và reo ca cùng đời sống dân tộc, nhân dân lao động dựng xây và chiến đấu. Là biểu tượng của Việt Nam vang ngân trên trường quốc tế.
Hoạt động 3:GV cho h/s phát biểu Ghi nhớ.
4. Ghi nhớ: Bài thơ là sự cảm nhận về quá khứ đau thương và lòng tự hào về chiến thắng của dân tộc đang trên đà đi tới.
Hoạt động 4:Tổ chức luyện tập
1. GV nêu 3 câu hỏi: Tiếng đàn bầu nói với em điều gì?
HS đứng tại chỗ trả lời. Nhận xét, bổ sung.
2. GV nêu câu hỏi 4 để h/s trả lời: Ý định của tác giả chỉ muốn ghi lại lời của đàn bầu? Ý kiến của em?
Có thể chọn 1 trong 2 cách theo nhóm hoặc cá nhân. Lớp góp ý, GV bổ sung.
III. LUYỆN TẬP
a) Tiếng đàn bầu nói với em về quá khứ bi thương, về niềm vui chiến thắng và tự hào dân tộc, đồng thời cho em rõ hơn đời sống tâm hồn phong phú của người dân đất Việt. Đó là cung đàn quê hương, cung đàn đất nước.
b) Tác giả lắng nghe âm thanh đàn bầu trong đêm, liên tưởng đến số phận của con người và dân tộc trong quá khứ, trong hiện tại - chiến thắng kẻ thù và đang vang ngân cùng thế giới.
C. HƯỚNG DẪN HỌC Ở NHÀ
- Cảm nhận của em về bài thơ (Viết thành bài văn 2 trang)
- Chuẩn bị bài tiếp theo.
VI.RÚT KINH NGHIỆM:................................................................................................
Ngày soạn: 07/05/2013	
Ngày giảng: ...................
Tiết 140 TRẢ BÀI KIỂM TRA HỌC KỲ II
A. MỤC TIÊU CẦN ĐẠT:
Giúp học sinh thấy được những ưu, nhược điểm của mình trong bài kiểm tra.
Học sinh được củng cố vững vàng hơn về kiến thức bộ môn.
B.CHUẨN BỊ:
Giáo viên: Chấm, nhận xét bài làm của HS.
Học sinh: Rút ra dàn ý của bài viết.
C.TỔ CHỨC CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC :
* Hoạt động 1 : Khởi động :
1.Ổn định tổ chức: 
2.Kiểm tra bài cũ: Không.
* Hoạt động 2 : Trả bài
I. Đề bài:
 Cho học sinh đọc lại đề bài.
II. Nhận xét bài làm của HS:
1. Ưu điểm:	- Trình bày sạch đẹp.
	 - Ôn tập kiến thức tốt.
2. Tồn tại: - Phần kiến thức về phép tu từ còn hạn chế.
	 - Nhiều em chưa tự giác làm bài
* Hoạt động 3: Sửa lỗi:
GV hướng dẫn 
HS tự sửa lỗi.
* Hoạt động 4 : Củng cố, HDVN :
4. Củng cố:
Những yêu cầu cơ bản khi làm văn tả người?
5. Hướng dẫn về nhà.
Dặn dò h/s ôn tập hè tốt.
RÚT KINH NGHIỆM:.....................................................................................................
............................................................................................................................................ 
Ngày 08 tháng 05 năm 2013
KIỂM TRA ĐỊNH KỲ
.......................................................................
PHỤ TRÁCH CHUYÊN MÔN
Nguyễn Thị Nhàn
Kiểm tra, Ngày 08 tháng 05 năm 2013
Nhận xét
........................................................................
TỔ TRƯỞNG:
Nguyễn Thị Tình

File đính kèm:

  • docTuan 36.doc
Giáo án liên quan