Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Suối Bau - Tuần 15

A.MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT.

- Cảm nhận được nội dung và nghệ thuật của truyện “ Chiếc lược ngà”

B.TRỌNG TÂM KIẾN THỨC,KĨ NĂNG,THÁI ĐỘ.

1.Kiến thức:

- Nhân vật sự kiện cốt truyện trong một đoạn truyện “ Chiếc lược ngà”

- Cảm nhận được tình cảm cha con éo le trong hoàn cảnh chiến tranh.

- Nghệ thuật tạo tình huống và miêu tả tâm lí nhân vật trong truyện.

2.Kĩ năng:

- Đọc – hiểu văn bản truyện

-Vận dụng kiến thức đã học để cảm nhận văn bản thuộc thể loại và nhiều phương thức biểu đạt.

3.Thái độ:

- Trân trọng tình cảm cha con.

C.PHƯƠNG PHÁP.

- Thảo luận, phân tích, vấn đáp, giảng bình.

D.TIẾN TRÌNH DẠY HỌC.

 

doc10 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 930 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Trường THCS Suối Bau - Tuần 15, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
hương con bằng hành động gì?
 (Làm một cây lược ngàdể thực hiện lời hứa với con khi ra đi và cũng là để chuộc lại sự nóng giận của mình khi đã đánh con .Nó chứa đựng bao tình cảm thương nhớ, mong đợi, yêu mến của ông đối với con → vật thiêng liêng, quý giá. )
(?)Giây phút nào thể hiện tình cảm mãnh liệt nhất của anh Sáu đối với con?
(?) Qua đây em thấy ông Sáu là một người cha như thế nào?
* GV liên hệ câu chuyện người con gái Nam xương
(?) Theo em truyện hấp dẫn người đọc ở điểm nào về nội dung và nghệ thuật?
(?)Nhắc lại nội dung và nghệ thuật của truyện?
* HOẠT ĐỘNG 3 : Hướng dẫn tự học
- Kể tóm tắt nội dung truyện.
 - Hệ thống lại nội dung bài.
- Chuẩn bị bài : Ôn tập Tiếng Việt.chuẩn bị cho kiểm tra
I. GIỚI THIỆU CHUNG.
1. Tác giả: 
- Nguyễn Quang Sáng sinh năm 1932, quê ở An Giang. Các sáng tác của ông chủ yếu viết về cuộc sống và con người Nam Bộ.
2.Tác phẩm:
- “Chiếc lược ngà” được viết năm 1966 khi cuộc kháng chiến chống Mĩ đang diễn ra ác liệt.
- Truyện viết về tình cha con cảm động và sâu sắc trong hoàn cảnh chiến tranh.
II. ĐỌC- HIỂU VĂN BẢN
1. Đọc – tìm hiểu từ khó.
2. Tìm hiểu văn bản.
a. Bố cục: 3 phần
+ P1: Từ đầu đến “Bắt nó về”àTình cảm của bé Thu 2 ngày đầu 
+ P2: Tiếp đến “Tuột xuống” - > Buổi chia tay đầy nước mắt.
+ P3: Còn lại: Anh Sáu ở chiến khu làm chiếc lược ngà và hi sinh.
b. Phân tích.
b.1. Diễn biến tâm lí và tình cảm của bé Thu khi anh Sáu về thăm nhà.
* Hai ngày đầu:
- “Giật mình, ngơ ngác, mặt tái đi, vụt chạy, thét lên” 
à Hốt hoảng, sợ hãi, ngờ vực, lảng tránh.
- Gọi trống không, tự chắt nước nồi cơm, hất trứng cá ,bị đánh không khóc mà bỏ về bên ngoại cố ý khua dây xuồng kêu to.
à Lạnh lùng, xa cách và khước từ tình cảm của anh Sáu
=> Bé Thu là đứa trẻ ương ngạnh, ngây thơ, có cá tính mạnh mẽ, tình cảm sâu sắc, rất thương yêu ba.
HẾT TIẾT 71 CHUYỂN TIẾT 72
*Ngày thứ ba.
- Thu buồn rầu, nghĩ ngợi, đứng góc nhà quan sát anh Sáu.
- Kêu thét lên tiếng “ba” như xé lòng. Vừa kêu vừa chạy xô tới, ôm chặt cổ ba, nói trong tiếng khóc, hôn tóc
- Tình cảm nỗi mong nhớ cha đã bị dồn nén bấy lâu nay bùng lên mạnh mẽ, cuống quýt xen lẫn hối hận.
=> Thu là một em bé cứng cõi, mạnh mẽ, có tình yêu thương cha sâu sắc, mãnh liệt .
b.2.Tình cảm của ông Sáu đối với con
- Gặp lại con sau nhiều năm xa cách: “cái tình của người cha cứ nôn nao
- Nhón chân nhảy thót lên , kêu to
- Tìm mọi cách vỗ về, chiều chuộng, gần gũi chăm sóc con: gắp trứng cho con, mong con gọi ba
à Vồ vập, vui mừng, mong gặp con nhưng rồi buồn bã, thất vọng khi bị con từ chối.
 - Dồn hết tâm trí, cẩn thận tỉ mỉ làm lược ngà cho con .
- Giây phút hấp hối vẫn ráng không quyên kỉ vật tặng con.
à Ông sáu là một người cha yêu thương con tha thiết, dành tất cả tình cảm cho con.
3.Tổng kết.
* Ý nghĩa văn bản: Là câu chuyện cảm động về tình cảm cha con sâu nặng, "Chiếc lược ngà" cho ta hiểu thêm những mất mát to lớn trong chiến tranh mà nhân dân ta dã trải qua trong cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước.
III. HƯỚNG DẪN Ở NHÀ:
- Nắm chắc nội dung văn bản
- Cảm nhận của em về nhân vật bé Thu ?
- Ôn lại nội dung tiết ôn tập để tiết sau kiểm tra Tiếng Việt.
E.RÚT KINH NGHIỆM.
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
Tuần:15	Ngày soạn:02.12.2012
Tiết: 73	Ngày dạy :05.12.2012
ĐỀ KIỂM TRA TIẾNG VIỆT MÔN NGỮ VĂN 9
THỜI GIAN: 45 PHÚT
I.MỤC ĐÍCH CỦA ĐỀ KIỂM TRA
 - Thu thập thông tin để đánh giá mức độ đạt chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình học kì I môn ngữ văn 9 theo nội dung tiếng Việt. Nhằm đánh giá năng lực trau dồi vốn từ của học sinh.
 - Giúp hs vận dụng kiến thức về Tiếng Việt để viết một đoạn văn.
II.HÌNH THỨC ĐỀ KIỂM TRA.
 - Hình thức: Trắc nghiệm kết hợp tự luận.
 - Cách tổ chức kiểm tra: 
+ Cho học sinh làm kiểm tra phần trắc nghiệm: 15 phút
+ Cho học sinh làm kiểm tra phần tự luận: 30 phút
III.THIẾT LẬP MA TRẬN.
 - Liệt kê tất cả chuẩn kiến thức, kĩ năng chương trình ngữ văn 9, kì I
 - Chọn các nội dung cần đánh giá và thực hiện các bước thiết lập ma trận
 - Xác định khung ma trận.
 Mức độ
Chủ đề
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng
Cộng
TN
TL
TN
TL
Thấp
cao
Chủ đề 1
Tiếng việt
 Nhận biết phương châm quan hệ. 
(câu 1)
- Sự phát triển của từ vựng (câu 4)
- Phát hiện phương châm cách thức,lịch sự (câu 2+3) 
- Sự phát triển cảu từ vựng
 (câu 5+6)
- Sự phát triển của từ vựng
(câu 7)
Số câu 6
Số điểm 3
Tỉ lệ 30%
Số câu 2
Số điểm 1
Tỉ lệ 20%
Số câu 4
Số điểm 2
Tỉ lệ 10%
Số câu 6
Số điểm 3
Tỉ lệ 50%
Chủ đề 2
Tiếng việt kết hợp tập làm văn
 Vận dụng các phương châm hội thoại để viết đoạn văn.(câu 8)
Số câu 1
Số điểm 5
Tỉ lệ 50%
Số câu 1
Số điểm 5
Tỉ lệ 50%
Số câu 1
Số điểm 5
Tỉ lệ 50%
Cộng 
Số câu 8
Số điểm 10
Tỉ lệ 100%
Số câu 2
Số điểm 1
Tỉ lệ 20%
Số câu 4
Số điểm 2
Tỉ lệ 10%
Số câu 1
Số đ 2 
Tỉ lệ 20%
Số câu 1
Số điểm 5 
Tỉ lệ 50%
Cộng 
Số câu 8
Số điểm 10
Tỉ lệ 100%
IV.BIÊN SOẠN CÂU HỎI THEO MA TRẬN.
I. TRẮC NGHIỆM:(3 đ) Khoanh tròn vào chữ cái đầu ý em cho là đúng:
Câu 1: Cách nói nào sau đây đảm bảo phương châm quan hệ trong hội thoại?
A. Nói đúng đề tài giao tiếp, không nói lạc đề
B. Nói những điều mình tin là đúng và có chứng cứ xác thực
C. Nói ngắn gọn, rành mạch, trnh nói mơ hồ
D. Nói tế nhị, tôn trọng người đối thoại
Câu 2 : Thành ngữ “ Lời chào cao hơn mâm cỗ” liêm quan đến phương châm hội thoại nào?
A. Phương châm về lượng. B. Phương châm về chất.
C. Phương châm cách thức. D. Phương châm quan hê.
Câu 3 Em chọn cách nói nào sau dây dể thể hiện phương châm lịch sự trong giao tiếp?
A. Bài văn của anh quá tệ. 
B. Bài văn của anh chưa được hay lắm.
C. Bài văn này dở quá đi . 
D. Bài văn này dở lắm
Câu 4: Nhận định nào nói đầy đủ nhất các hình thức phát triển từ vựng tiếng Việt ? 
A. Tạo từ mới 
B. Mượn từ ngữ của tiếng nước ngoài
C. Thay đổi hoàn toàn cấu tạo và ý nghĩa của các từ cổ 
D. Cả A, B đều đúng 
Câu 5: “ Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá”
 Từ “ vai” trong câu thơ trên dùng theo:
A. Nghĩa gốc .
B. Nghĩa chuyển theo phương thức ẩn dụ.
C. Nghĩa chuyển theo phương thức hóan dụ.
D. Trường từ vựng về người.
Câu 6: Từ nào sau đây không phải mượn của tiếng Hán?
A. Trang trọng B. Nở nang
 C. Thu thủy. D. Xuân sơn.
 II .TỰ LUẬN (7 đ). 
Câu 7. (2 điểm) Thế nào là cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp?
 Chuyển câu sau sang lời dẫn gián tiếp : Lê Nin nói: "Học,học nữa, học mãi."
Câu 8. (5 điểm)Viết đoạn hội thoại ngắn khoảng (7-10 dòng) sao cho các cuộc thoại dảm bảo các phương châm về lượng, về chất và phương châm lịch sự . 
V.ĐÁP ÁN VÀ THANG ĐIỂM
* PHẦN I : TRẮC NGHIỆM.
 Mỗi câu đúng được 0.5 đ.
Câu
1
2
3
4
5
6
Đáp án
A
C
B
D
C
B
 * PHẦN II : TỰ LUẬN
 Câu 1 :
Câu 1 (Câu 1 ) Học sinh trình bày dược hai các khái niệm về cách dẫn trưc tiếp và cách dẫn gián tiếp
Chuyển: Lê Nin khuyên chúng ta nên học,học nữa, học mãi.
( 2 điểm)
Câu 2 :
 Học sinh viết được đoạn hội thoại có sử dụng được ba trong năm phương châm hội thoại đã học.
( chủ đề tự chọn) 
 Yêu cầu: Viết đúng chính tả,nội dung lành mạnh, phù hợp
( 5 điểm)
VI.XEM XÉT LẠI VIỆC BIÊN SOẠN ĐỀ KIỂM TRA
......................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................................
–.------------------------------------------ & -------------------------------------------—
Tuần: 15 	Ngày soạn: 25/ 11/ 2014
Tiết PPCT: 74,75 	Ngày dạy : 28/ 11/ 2014
Tập Làm Văn: ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
Văn bản: ÔN TẬP THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
*ÔN TẬP TẬP LÀM VĂN
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hệ thống kiến thức đã học về môn tập làm văn ở học kì I.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Khái niệm văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Sự kết hợp giữa các phương thức biểu đạt trong văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Hệ thống văn bản thuộc kiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
2. Kĩ năng:
- Tạo lập văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
- Vận dụng kiến thức đã học vào đọc- hiểu văn bản thuyết minh và văn bản tự sự.
3. Thái độ:
- Yêu thích môn học.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Vấn đáp, thảo luận 
*ÔN TẬP THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
HƯỚNG DẪN LÀM BÀI KIỂM TRA THƠ VÀ TRUYỆN HIỆN ĐẠI
A. MỨC ĐỘ CẦN ĐẠT:
- Hệ thống hóa kiến thức đã học về thơ và truyện hiện đại.
- Củng cố kiến thức chuẩn bị làm bài kiểm tra 1 tiết.
B. TRỌNG TÂM KIẾN THỨC, KĨ NĂNG, THÁI ĐỘ:
1. Kiến thức:
- Nội dung và nghệ thuật các tác phẩm thơ và truyện hiện đại.
- Ý nghĩa văn bản.
2. Kĩ năng:
- Vận dụng kiến thức đã học làm bài viết kiểm tra 1 tiết vào buổi học hôm sau.
3. Thái độ:
- Ôn tập chu đáo, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết.
C. PHƯƠNG PHÁP:
- Thuyết minh, lập bảng hệ thống.
D. TIẾN TRÌNH DẠY HỌC:
1. Ổn định tổ lớp:
Lớp: 9A .: Sĩ số:Vắng:..(P:; KP:..)
Lớp: 9A .: Sĩ số:Vắng:..(P:; KP:..)
2. Kiểm tra bài cũ: Không( kết hợp trong quá trình ôn tập)
3. Bài mới : GV giới thiệu bài
Trong suốt các năm học ở bậc học THCS, các em đã được làm quen với hai loại văn bản chính là thuyết minh và tự sự. Bài ôn tập hôm nay giúp các em hệ thống hóa những kiến thức đã học từ đó các em có thêm những kiến thức bổ ích cho bài kiểm tra học kì.
HOẠT ĐỘNG CỦA GV VÀ HS
NỘI DUNG GHI BẢNG
 * HOẠT ĐỘNG 1 : Ôn tâp tập làm văn.
(?)Câu hỏi 1 (sách giáo khoa trang 206).
(?)Em thấy có gì giống và khác so với chương trình lớp dưới?
(Lặp lại, nâng cao về kiến thức và kĩ năng).
(?)Xác định vai trò, vị trí, tác dụng?
(?)Thường sử dụng các biện pháp nghệ thuật nào?
(So sánh, ẩn dụ, nhân hoá, tưởn

File đính kèm:

  • docvan 9 tuan 15.doc