Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phân môn Tiếng Việt - Xây dựng đề kiểm tra - Chủ đề: Hoạt động giao tiếp

Phần I: Trắc nghiệm

Trong 6 câu dưới đây, mỗi câu đều có các phương án trả lời . Hãy lựa chọn một đáp án đúng bằng cách ghi lại chỉ một chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng.

Cho đoạn thơ trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:

“ Gần miền có một mụ nào,

Đưa người viến khách tìm vào vấn danh

Hỏi tên, rằng : “ Mã Giám Sinh ”

Hỏi quê, rằng: “ Huyện Lâm Thanh cũng gần ””.

Câu 1: Trong cuộc đối thoại trên, nhân vật Mã Giám Sinh đã vi phạm PCHT nào ?

 A. PC về Chất B. PC về Lượng

 C. PC Quan hệ D. PC Lịch sự

 

doc4 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 1108 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phân môn Tiếng Việt - Xây dựng đề kiểm tra - Chủ đề: Hoạt động giao tiếp, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
XÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA 
CHỦ ĐỀ: HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP 
A/ MA TRẬN ĐỀ
Mức độ
Nhận biết
Thông hiểu
Vận dụng thấp
Vận dụng cao
Tổng số
Chủ đề
- Các phương châm hội thoại: PC về lượng; PC về Chất; PC quan hệ; PC cách thức; PC lịch sự.
- Những nguyên nhân dẫn đến việc không tuân thủ các phương châm hội thoại.
- Quan hệ giữa phương châm hội thoại với tình huống giao tiếp.
- Hệ thống từ ngữ xưng hô Tiếng Việt và việc lựa chọn từ ngữ xưng hô.
- Cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp 
- Biết chuyển đổi câu theo lối dẫn trực tiếp và gián tiếp.
Nhận biết các PCHT trong từng ngữ cảnh cụ thể.
- Nhận biết cách dẫn trực tiếp.
- Nhận biết được các từ ngữ xưng hô Tiếng Việt.
- Hiểu được nguyên nhân của việc không tuân thủ PCHT trong tình huống cụ thể.
- Lí giải được việc lựa chọn sử dụng từ ngữ xưng hô của cá nhân.
- Phân biệt được cách dẫn trực tiếp, cách dẫn gián tiếp.
- Giải thích các thành ngữ và cho biết mối liên quan của chúng với các phương châm hội thoại 
- Viết đoạn văn với chủ đề học tập, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn.
Số câu
Số điểm
4
 2
3
 2,5
1
 1,5
1
 4,0
9
 10
Phần I: Trắc nghiệm 
Trong 6 câu dưới đây, mỗi câu đều có các phương án trả lời . Hãy lựa chọn một đáp án đúng bằng cách ghi lại chỉ một chữ cái trước câu trả lời em cho là đúng.
Cho đoạn thơ trích trong Truyện Kiều của Nguyễn Du:
“ Gần miền có một mụ nào,
Đưa người viến khách tìm vào vấn danh
Hỏi tên, rằng : “ Mã Giám Sinh ”
Hỏi quê, rằng: “ Huyện Lâm Thanh cũng gần ””.
Câu 1: Trong cuộc đối thoại trên, nhân vật Mã Giám Sinh đã vi phạm PCHT nào ?
	A. PC về Chất	B. PC về Lượng
	C. PC Quan hệ	D. PC Lịch sự 
Câu 2 : Hai câu thơ: Hỏi tên, rằng : “ Mã Giám Sinh ”
 Hỏi quê, rằng: “ Huyện Lâm Thanh cũng gần ”
	Đã sử dụng cách dẫn nào? 
	A. Cách dẫn trực tiếp	B. Cách dẫn gián tiếp
Câu 3: Khi nói “Tiền bạc chỉ là tiền bạc”, người nói không tuân thủ phương châm hội thoại vì lí do gì? 
A. Vô ý, vụng về trong giao tiếp.
B. Người nói ưu tiên cho một phương châm hội thoại khác quan trọng hơn. 
C. Người nói ưu tiên cho một yêu cầu khác quan trọng hơn.
D. Người nói muốn người nghe hiểu theo một hàm ý nào đó.
Câu 4. Khi giao tiếp cần nói cho có nội dung, nội dung của lời nói phải đáp ứng đúng yêu cầu của cuộc giao tiếp, không thiếu, không thừa, là :
	A. Phương châm về lượng.	B. Phương châm về chất.
Phương châm lịch sự.	 	D. Phương châm quan hệ.
Câu 5: Thông thường, người ta dùng tên riêng làm từ ngữ xưng hô trong trường hợp nào?
	A. Khi giao tiếp với người hơn tuổi	
B. Khi giao tiếp với người có địa vị cao hơn
C. Khi giao tiếp với người ít tuổi hơn.
D. Khi giao tiếp với bạn bè ngang tuổi. 
Câu 6 : Dòng nào sau đây có chứa từ ngữ không phải là từ ngữ xưng hô trong hội thoại ?
	A. Ông, bà, bố, mẹ, chú , bác, dượng	
	B. Ông , bà, anh, chi, con người, chúng sinh
	C. Chúng ta, chúng nó, các anh, các cô	
	D. Thầy, con, cháu, ngài, trẫm, khanh
Phần II : Tự luận
Câu 1 : Phân biệt cách dẫn trực tiếp và cách dẫn gián tiếp
Câu 2 : Giải thích các thành ngữ sau và cho biết chúng liên quan tới phương châm hội thoại nào?
Nửa úp nửa mở
Mồm loa mép giải
Cãi chày cãi cối
Câu 3 : Hãy viết một đoạn văn ( từ 8 đến 10 câu ) với chủ đề học tập, trong đó có sử dụng cách dẫn trực tiếp. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn văn.
C. ĐÁP ÁN ĐỀ KIỂM TRA HOẠT ĐỘNG GIAO TIẾP
I. PHẦN TRẮC NGHIỆM 
Từ câu 1 đến câu 6, mỗi câu đúng cho 0,5 điểm
Câu 1:
- Mức tối đa: Phương án D
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 2:
- Mức tối đa: Phương án A
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 3:
- Mức tối đa: Phương án D
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 4:
- Mức tối đa: Phương án A
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 5:
- Mức tối đa: Phương án D
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
Câu 6:
- Mức tối đa: Phương án B
- Không đạt: Lựa chọn phương án khác hoặc không trả lời
II. PHẦN TỰ LUẬN 
Câu 1:
+ Mức tối đa: 1,5 điểm. Học sinh về cơ bản đảm bảo các ý sau:
	Cách dẫn trực tiếp	Cách dẫn gián tiếp
- Dẫn lại nguyên văn lời nói, ý nghĩ	- Thuật lại lời nói, ý nghĩ ( Có điều chỉnh )
- Đặt trong dấu ngoặc kép	- Không đặt trong dấu ngoặc kép
- Báo trước bằng dấu hai chấm	- Có hoặc có thể thêm từ “ rằng, là ” vào 
 trước. 
+ Mức chưa tối đa: 1- 1,25 điểm: Học sinh nêu được 4 đến 5 ý
+ Mức chưa tối đa: 0,25-0,75 điểm: Học sinh chỉ nêu được 1 đến 3 ý
+ Không đạt: Không nêu được ý nào hoặc nêu sai.
Câu 2: 
+ Mức tối đa: 1,5 điểm. Học sinh về cơ bản đảm bảo các ý sau:
Định hướng: 
Nửa úp nửa mở: Chỉ cách nói không rõ ràng, mập mờ, không hết ý...( PC cách thức )
Mồm loa mép giải: Nhiều lời, đanh đá, nói át người khác ( PC lịch sự )
c. Cãi chày cãi cối: Cố tranh cãi lấy được nhưng không có lí lẽ ( PC về chất )
+ Mức chưa tối đa: 1 điểm: Học sinh đảm bảo được 2 ý trọn vẹn
+ Mức chưa tối đa: 0,5 điểm: Học sinh chỉ đảm bảo 1 ý trọn vẹn
+ Không đạt: Không nêu được ý nào hoặc giải thích sai hoàn toàn.
+ lưu ý: Mỗi ý nhỏ 0,25 điểm. Sai ý nào trừ điểm ý đó. 
Câu 3: 
Định hướng: 
	- Viết đúng hình thức đoạn văn
Đủ số câu theo yêu cầu, nội dung về chủ đề học tập
Đoạn văn có sử dụng lời dẫn trực tiếp
Chỉ ra được lời dẫn trực tiếp được sử dụng trong đoạn văn.
- Mức tối đa: Điểm 4. Bài viết đáp ứng đầy đủ các yêu cầu, diễn đạt trôi chảy.
- Mức chưa tối đa: Điểm 3. Bài viết đảm bảo các yêu cầu, diễn đạt chưa được trôi chảy.
- Mức chưa tối đa: Điểm 2. Bài viết thiếu 1 yêu cầu, diễn đạt chưa được trôi chảy 
- Mức chưa tối đa: Điểm 1: Bài viết chỉ đáp ứng được 1 yêu cầu, diễn đạt lủng củng.
- Không đạt: Điểm 0: không viết hoặc viết lạc đề.

File đính kèm:

  • docXÂY DỰNG ĐỀ KIỂM TRA.TV 9.doc
Giáo án liên quan