Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Phân môn Tiếng Việt - Xây dựng câu hỏi - Bài tập - C/ Câu hỏi vận dụng thấp
C/ CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP
Câu 1: Giải thích các thành ngữ sau và cho biết chúng liên quan tới phương châm hội thoại nào?
a. Nửa úp nửa mở
b. Mồm loa mép giải
c. Cãi chày cãi cối
Định hướng:
a. Nửa úp nửa mở: Chỉ cách nói không rõ ràng, mập mờ, không hết ý.( PC cách thức )
b. Mồm loa mép giải: Nhiều lời, đanh đá, nói át người khác ( PC lịch sự )
c. Cãi chày cãi cối: Cố tranh cãi lấy được nhưng không có lí lẽ ( PC về chất )
Câu 2: Vận dụng những PCHT đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như:
a. như tôi được biết, nếu tôi không lầm thì, hình như là.
b. cực chẳng đã tôi phải nói, .
Định hướng:
a. Dùng khi người nói muốn báo cho người nghe biết thông tin mà họ nói sau đó chưa chính xác, chưa được kiểm chứng, chưa chắc chắn ( Họ không cố tình vi phạm PC về chất ).
b. Dùng khi người nói vì một lí do nào đó phải nói một điều gì đó mà họ nghĩ rằng người nghe sẽ bị tổn thương ( Họ không cố tình vi phạm PC lịch sự ).
Câu 3: Cho đoạn thơ sau:
Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi
Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi
Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh
Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh linh:
“ Bố ở chiến khu, bố còn việc bố,
Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ,
Cứ bảo nhà vẫn được bình yên. ”
( Bếp Lửa - Bằng Việt )
XÂY DỰNG CÂU HỎI-BÀI TẬP C/ CÂU HỎI VẬN DỤNG THẤP Câu 1: Giải thích các thành ngữ sau và cho biết chúng liên quan tới phương châm hội thoại nào? Nửa úp nửa mở Mồm loa mép giải Cãi chày cãi cối Định hướng: Nửa úp nửa mở: Chỉ cách nói không rõ ràng, mập mờ, không hết ý...( PC cách thức ) Mồm loa mép giải: Nhiều lời, đanh đá, nói át người khác ( PC lịch sự ) c. Cãi chày cãi cối: Cố tranh cãi lấy được nhưng không có lí lẽ ( PC về chất ) Câu 2: Vận dụng những PCHT đã học để giải thích vì sao người nói đôi khi phải dùng những cách diễn đạt như: như tôi được biết, nếu tôi không lầm thì, hình như là... cực chẳng đã tôi phải nói, ... Định hướng: Dùng khi người nói muốn báo cho người nghe biết thông tin mà họ nói sau đó chưa chính xác, chưa được kiểm chứng, chưa chắc chắn ( Họ không cố tình vi phạm PC về chất ). Dùng khi người nói vì một lí do nào đó phải nói một điều gì đó mà họ nghĩ rằng người nghe sẽ bị tổn thương ( Họ không cố tình vi phạm PC lịch sự ). Câu 3: Cho đoạn thơ sau: Năm giặc đốt làng cháy tàn cháy rụi Hàng xóm bốn bên trở về lầm lụi Đỡ đần bà dựng lại túp lều tranh Vẫn vững lòng bà dặn cháu đinh linh: “ Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên. ” ( Bếp Lửa - Bằng Việt ) a. Chỉ ra lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên? b. Trong lời nói của người bà có PCHT nào không được tuân thủ? Vì sao? Định hướng: Lời dẫn trực tiếp trong đoạn thơ trên là : “ Bố ở chiến khu, bố còn việc bố, Mày có viết thư chớ kể này, kể nọ, Cứ bảo nhà vẫn được bình yên. ” b. Trong lời nói của người bà có PC về chất không được tuân thủ, vì Bà đã không cho cháu nói sự thật ở nhà để bố cháu ở chiến khu yên tâm công tác.
File đính kèm:
- XDCH Vận dụng thấp TV 9.doc