Giáo án môn Ngữ văn khối 9 - Học kì II
I. Mục tiêu
1. Kiến thức: Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách.
- Phương pháp đọc sách cho hiệu quả.
2. Kĩ năng: Biết cách đọc hiểu một văn bản dịch (không sa đà vào phân tích ngôn từ).
- Nhận ra bố cục chặt chẽ, hệ thống luận điểm rõ ràng trong một văn bản nghị luận.
- Rèn thêm cách viết một bài avwn nghị luận.
3. Thái độ: GDHS Ý nghĩa, tầm quan trọng của việc đọc sách và phương pháp đọc sách. Vận dụng kiến thức đã học vào học tập.
II. Chuẩn bị của GV và HS:
- GV: Tham khảo tài liệu "Hướng dẫn đọc hiểu Ngữ văn 9" NXBGD
- HS: Soạn bài theo câu hỏi SGK.
III. Tiến trình bài dạy:
• * Kiểm diện HS:
1. Kiểm tra (2'): Kiểm tra việc chuẩn bị bài ở nhà của HS
2. Bài mới: * Giới thiệu
quát. 3. Củng cố: 4phút - GV hệ thống những nét chung cơ bản về nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ đã học trong chương trình ngữ văn 9 4. Hướng dẫn học ở nhà: 1phút - Đọc lại những bài thơ đã học trong chương trình, chuẩn bị kiểm tra 1 tiết - Soạn bài: Nghĩa tường minh và hàm ý. Tiết 128 Giảng:9A.......... 9B..................... ............................................................................................................. NGHĨA TƯỜNG MINH VÀ HÀM Ý (Tiếp theo) I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: 2 điều kiện sử dụng hàm ý liên quan đến người nói, người nghe. 2. Kĩ năng: Giải đoán và sử dụng hàm ý. 3. Thái độ: Ý thức cẩn thận trong khi sử dụng hàm ý. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. GV: giáo án, sgk, bảng phụ. 2. HS: Soạn bài theo câu hỏi sgk III. Tiến trình dạy học * Ổn định lớp: 1.Kiểm tra bài cũ: (4phút) Phân biệt nghĩa tường minh và hàm ý trong câu? Ví dụ? 2. Bài mới Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1. (15phút) - HS đọc ví dụ (SGK T.90) GV? Nêu hàm ý của những câu in đậm? HS: GV?Vì sao chị Dậu không dám nói thẳng với con mà phải dùng hàm ý? HS: GV? Hàm ý trong câu nói nào của chị Dậu rõ hơn? HS: Câu nói thứ hai. GV? Vì sao chị Dậu phải nói rõ hơn như vậy? HS: Cái Tí không hiểu được hàm ý của câu nói thứ nhất. GV? Chi tiết nào trong đoạn trích cho thấy cái Tí đã hiểu hàm ý trong câu nói của mẹ? HS: "giãy nảy" "U bán con thật đấy ư?". GV? Qua ví dụ, em thấy để sử dụng hàm ý cần có những điều kiện nào? - HS đọc ghi nhớ HĐ2. Luyện tập (20phút) - HS đọc bài tập 1. Nêu yêu cầu. - HS thảo luận theo 3 nhóm - Đại diện nhóm trình bày - Các nhóm khác nhận xét - GV kết luận bằng bảng phụ - Người nói: anh thanh niên - Người nghe: ông hoạ sĩ và cô gái => Hàm ý: mời bác và cô gái uống nước - Hai người nghe đều hiểu hàm ý đó - Chi tiết: ông theo liền anh thanh niên vào trong nhà và "ngồi xuống ghế" - HS đọc bài tập 2. Nêu yêu cầu - Hàm ý của câu " Cơm sôi rồi, nhão bay giờ"? HS: Vì đã có lần (trước đó) nói thẳng rồi mà không có hiệu quả -> bực mình. Vả lại lần nói thứ hai này có thêm nhiều yếu tố thời gian bức bách. GV? Việc sử dụng hàm ý có thành công không? Vì sao? - HS đọc bài tập 3. Nêu yêu cầu - Gọi hai HS lên bảng làm - Lớp nhận xét - HS đọc bài tập 4 - Nêu yêu cầu -Tìm hàm ý của Lỗ Tấn qua việc so sánh "hy vọng" với "con đường" trong đoạn văn? I. Điều kiện sử dụng hàm ý: * Ví dụ (sgk/90) - "Con chỉ được ăn ở nhà bữa này nữa thôi". Sau bữa này con không còn được ở nhà với thầy mẹ và các em nữa. Mẹ đã bán con. => Đây là điều đau lòng nên chị Dậu tránh nói thẳng ra: - "Con sẽ ăn ở nhà cụ Nghị thôn Đoài": Mẹ sẽ bán con cho nhà cụ Nghị thôn Đoài. *Ghi nhớ: (sgk/91) II. Luyện tập Bài tập 1 (T. 91 - 92) a. "Chè đã ngấm rồi đấy" b. "Chúng tôi cần phải bán các thứ này để đi..." - Người nói: anh Tấn - Người nghe chị hàng đậu -> Hàm ý: Chúng tôi không thể cho được - Người nghe hiểu được hàm ý đó Chi tiết: "Thật là càng giàu có càng không dám rơi một xu! Càng không dám rơi một xu lại càng giàu có" c. "Tiểu thư cũng có bây giờ đến đâý" - Hàm ý: quyền quý như tiểu thư cũng có lúc phải đến trước "hoa nô" này ư? - "Càng oan nghiệt lắm càng oan trái nhiều" - Hàm ý: Hãy chuẩn bị nhận sự báo oán thích đáng . =>Hoạn Thư hiểu hàm ý->"Hồn lạc phách xiêu - Khấu đầu dưới trướng liệu điều kêu ca" Bài tập 2. (T. 92) "Cơm sôi rồi, nhão bây giờ": Chắt giùm nước để cơm khỏi nhão. => việc sử dụng hàm ý không thành công vì "Anh Sáu vẫn ngồi im" (tức là anh tỏ ra không hợp tác - vờ như không nghe, không hiểu) Bài tập 3: (T. 92) * Mẫu: - Mình bận ôn thi. - Mình phải đi thăm người ốm . Bài tập 4 (T. 92) - Tuy hy vọng, chưa thể nói thực hay hư, nhưng nếu cố gắng thực hiện thì có thể được. 3 Củng cố (4phút) - Các điều kiện để sử dụng hàm ý? 4 Hướng dẫn học ở nhà (1phút) - Học thuộc lòng ghi nhớ - Làm tiếp bài tập 5 (T. 93) - Ôn tập phần thơ - Giờ sau kiểm tra một tiết: Nắm chắc giá trị nội dung và nghệ thuật của các tác phẩm thơ trong học kì II. Ôn tập thêm cách làm bài văn nghị luận về một bài thơ, đoạn thơ. ..................................................................................................... Tiết 130 Giảng:9A.......... 9B..................... TRẢ BÀI TẬP LÀM VĂN SỐ 6 I. Mục tiêu bài học. 1. Kiến thức: Nắm vững hơn cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích). 2. Kỹ năng: Rèn luyện kỹ năng tìm hiểu đề, lập dàn ý, cách diễn đạt. 3. Thái độ: Có ý thức sửa những lỗi sai mà mình mắc phải. II. Chuẩn bị của GV và HS: 1. GV: Chấm, chữa bài., nhận xét. 2. HS: Ôn lại cách làm bài văn nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) III. Tiến trình bài dạy: * Sĩ số: (1phút) 1.Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ 2. Bài mới: Hoạt động của thầy và trò Nội dung HĐ1: Đọc đề bài, tìm hiểu dề, lập dàn bài (15phút) - HS nhắc lại đề bài - GV chép đề lên bảng GV? Hãy xác định thể loại, yêu cầu về nội dung? HS: - HS: Thảo luận xây dựng dàn ý cho đề bài -> Trình bày. - GV: Treo bảng phụ ghi dàn ý -> HS đối chiếu HĐ2: Nhận xét chung (8phút) - GV hướng dẫn HS nhận xét theo gợi ý trong SGK - HS tự nhận xét - GV nhận xét chung HĐ3: Chữa lỗi, trả bài (16phút) + GV: trả bài cho h/s và yêu cầu các em tự đọc lại bài viết của mình và tự sửa các lỗi mà GV đã phê. + GV: Đưa ra một số lỗi -> Gọi HS lên bảng sửa -> Nhận xét. GV: Nhận xét. - GVtrả bài cho HS tự sửa lỗi ->Trao đổi bài cho bạn đọc. - GV đọc cho cả lớp nghe một số bài đạt điểm khá, giỏi. * Công bố kết quả: - Điểm 8 - 9 : - Điểm 6 - 7 : - Điểm 4 - 5 : - Điểm 2 - 3 : I. Đề bài, Tìm hiểu đề, Lập dàn ý * Đề bài Cảm nhận của em về đoạn trích truyện “Chiếc lược ngà” của Nghuyễn Quang Sáng. * Tìm hiểu đề - Thể loại: nghị luận về một tác phẩm truyện (hoặc đoạn trích) - Nội dung: Nêu những nhận xét về nội dung và nghệ thuật của đoạn trích * Lập dàn ý: a. Mở bài: Giới thiệu về truyện ngắn “Chiếc lược ngà” b. Thân bài: - Nêu những nét chính về nhân vật ông Sáu và bé Thu + Những ngày ông Sáu ở nhà + Ngày chia tay + Những ngày ông Sáu trở về đơn vị - Suy nghĩ về việc làm của ông Sáu đối với con, nghệ thuật tạo tình huống, cách trần thuật c. Kết bài: Nhận định, đánh giá chung về tác phẩm II. Nhận xét * Ưu điểm - Đa số các em hiểu yêu cầu của đề bài. - Một số bài viết có cảm nhận khá sâu sắc về nội dung cũng như nghệ thuật của đoạn trích. - Một số bài có bố cục rõ ràng, lập luận chặt chẽ. * Nhược điểm: - Nhiều bài viết cảm nhận chưa sâu, đặc biệt chưa nêu nhận xét về nghệ thuật của truyện. - Nhiều bài viết thiên về kể tóm tắt truyện - Chữ viết còn sai lỗi chính tả, viết hoa tuỳ tiện - Một số sử dụng dấu câu chưa hợp lí - Diễn đạt chưa mạch lạc, trình bày ẩu III. Trả bài- chữa lỗi 3. Củng cố (3phút) - GV nhận xét giờ trả bài, nhấn mạnh một số lỗi thường mắc để HS có ý thức sửa. - Ghi điểm vào sổ. 4. Hướng dẫn về nhà (2phút) - Xem lại cách làm bài nghị luận về một tác phẩm (hoặc đoạn trích). - Chuẩn bị bài: Tổng kết văn bản nhật dụng. Soạn bài theo câu hỏi SGK -94,96 ............................................................................................ Tiết 131 Giảng:9B.......... TỔNG KẾT VĂN BẢN NHẬT DỤNG I. Mục tiêu: 1. Kiến thức: Giúp HS: - Đặc trưng của văn bản nhật dụng là tính cập nhật của nội dung. - Những nội dung cơ bản của các văn bản nhật dụng đã học. 2. Kĩ năng: - Tiếp cận một văn bản nhật dụng. - Tổng hợp và hệ thống hóa kiến thức. 3: Thái độ: - Thấy được tầm quan trọng của văn bản nhật dụng trong cuộc sống II. Chuẩn bị: 1. Thầy: Hệ thống kiến thức về văn bản nhật dụng. 2. Trò: Chuẩn bị bài, thống kê những văn bản nhật dụng đã học từ lớp 6 đến lớp 9 III. Tiến trình bài dạy- học: *. ổn định tổ chức lớp: 1. Kiểm tra bài cũ: Kết hợp trong giờ 2. Bài mới:* Giới thiệu bài: Nêu yêu cầu tiết học: Hoạt động của thầy và trò Nội dung Hoạt động 1: Củng cố khái niệm văn bản nhật dụng GV? Thế nào là văn bản nhật dụng ? GV? Khái niệm văn bản nhật dụng phải được hiểu như thế nào là đúng ? HS: Khái niệm văn bản nhật dụng không phải là khái niệm thể loại, cũng không chỉ kiểu văn bản, nó đề cập đến chức năng, đề tài, tính cập nhật của nội dung văn bản. GV? Em hãy cho biết đề tài của văn bản nhật dụng ? HS: GV? Tính cập nhật có nghĩa là gì ? Tính cập nhật và tính thời sự có liên quan gì tới nhau không ? HS: Kịp thời, đáp ứng yêu cầu, đòi hỏi của cuộc sống hàng ngày GV? Phương pháp phản ánh của văn bản nhật dụng là gì ? Chức năng của văn bản nhật dụng là gì ? HS: GV? Tại sao giá trị văn chương không phải là yêu cầu cao nhất đối với văn bản nhật dụng nhưng vẫn là một yêu cầu quan trọng ? Và nó có phải là một thể loại văn chương hay không ? HS: Vì văn có hay thì người đọc mới thấm thía về tính thời sự nóng hổilà một thể loại văn học nhất định vì có miêu tả, kể, thuyết minh HĐ 2:Tìm hiểu nội dung của văn bản nhật dụng. GV giúp học sinh hệ thống lại các nội dung của văn bản nhật dụng đã học: I. Khái niệm văn bản nhật dụng. 1. Khái niệm: - Văn bản nhật dụng đề cập tới chức năng, đề tài, tính cập nhật. 2. Đề tài: Thiên nhiên, môi trường, văn hoá, giáo dục, chính trị, xã hội, thể thao, đạo đức lối sống. 3. Tính cập nhật: Là tính thời sự kịp thời, đáp ứng yêu cầu đòi hỏi của cuộc sống hằng ngày. Tính cập nhật có tính lâu dài đối với sự phát triển của xã hội như: Về mà tuý, chống hút thuốc lá 4. Chức năng: Bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá..những vấn đề , những hiện tượng của đời sống con người và xã hội. 5. Giá trị văn chương: - Có giá trị văn chương là một thể loại văn học nhất định vì có miêu tả, kể, thuyết minh II. Nội dung của văn bản nhật dụng đã học Lớp Tên văn bản Nội dung 6 1. Cầu Long Biên - Chứng nhân lịch sử 2. Động Phong Nha. 3. Bức thư của thủ lính da đỏ. - Giới thiệu và bảo vệ di tích lịch sử, danh làm thắng cảnh. - Giới thiệu danh lam thắng cảnh. - Quan hệ giữa thiên nhiên và con người. 7 4. Cổng trường mở ra 5. Mẹ tôi 6. Cuộc
File đính kèm:
- giao an 9 ki 2.doc