Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm học 2014 - 2015

A. Mục tiêu bài học:

1. Kiến thức :

+ Tình cảm sâu nặng của cha mẹ, gia đình với con cái, ý nghĩa lớn lao của nhà trường đối với cuộc dời mỗi con người, nhất là với tuổi thiếu niên nhi đồng .

+ Lời văn thể hiện tâm trạng của người mẹ đối với con trong văn bản.

2. Kĩ năng:

* Kĩ năng bài dạy:

+ Đọc - hiểu một văn bản biểu cảm được viết như những dòng nhật kí của người mẹ.

+ Phân tích một số chi tiết tiêu biểu diễn tả tâm trạng của người mẹ trong đêm chuẩn bị cho ngày khai trường đầu tiên của con .

+Liên hệ vận dụng khi viết một bài văn biểu cảm.

* Kĩ năng sống: :

- Xác định giá trị bản thân: biết ơn những người đã sinh thành và dưỡng dục mình.

- Suy nghĩ, sáng tạo: phân tích, bình luận về những cảm xúc và tâm trạng của người mẹ trong ngày khai trường đầu tiên của con.

3. Thái độ: Thấy được tình mẫu tử thiêng liêng, biết yêu thương gia đình và bố mẹ.

B. Chuẩn bị:

1. Giáo viên: Sgk, Sgv, những bài thơ về tình cảm mẹ con.

2. Học sinh: soạn bài theo câu hỏi trong SGK

 

doc478 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 801 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 7 - Năm học 2014 - 2015, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
mấy phần, xác định giới hạn nội dung khái quát của từng phần ?
GV : Bố cục của văn bản theo mạch cảm xúc, liên tưởng ; không theo trình tự sự việc, thời gian, không gian, cũng không theo trình tự cách kể lại tỉ mỉ quá trình làm cốm. Đó chính là nét đặc sắc riêng của tùy bút.
GV : Nguyên kiệu để làm ra hạt cốm là gì ?
HS : Hạt lúa
GV : Dấu hiệu nào báo trước một mùa cốm mới ?
GV : Em hiểu « vừng sen » có nghĩa là gì ?
GV : Cảm hứng của tác giả được gợi lên từ hương thơm của lá sen trong làn gió mùa hè lướt qua vừng sen trên mặt hồ.
GV : Từ « lướt » cho em cảm nhận gì về làn gió?
HS : Làn gió thổi nhanh và nhẹ
GV : « Nhuần thấm » có nghĩa là như thế nào ?
HS : Thấm sâu, mang đậm hương thơm của lá sen
GV : Hương thơm của sen, của lá sen đã thấm vào không gian, quyện hòa vào làn gió mùa hạ, làm nên tín hiệu cho mùa cốm.
GV : Cốm được nhà văn xem là một thức quà như thế nào ?
GV : « Thanh nhã », « tinh khiết » thuộc từ loại nào, diễn tả điều gì ?
HS : Tính từ → Cốm, thức quà giản dị mà thanh tao, nhã nhặn, lịch sự
GV : Từ hương thơm của lá sen mà gợi nhắc đến hương vị của cốm, cách dẫn nhập vào bài như thế quả rất tự nhiên và gợi cảm.
GV : Hương thơm của lá sen đã gợi cho tác giả tưởng tượng như thế nào về cánh đồng lúa xanh ?
GV : Em có nhận xét gì về câu văn ?
HS : Câu hỏi tu từ, hỏi để khẳng định, để miêu tả
GV : Thạch Lam đã cảm nhận được điều gì trong hạt thóc nếp còn tươi kia ?
GV : Em hiểu như thế nào về « chất quý trong sạch của Trời » ?
HS : Là sự kết tinh những gì tinh túy nhất của trời đất
GV : Nhận xét phương thức biểu đạt của đoạn văn ?
HS : Miêu tả kết hợp với cảm xúc và suy ngẫm
GV : Để miêu tả thành công, tác giả đã kết hợp những giác quan nào ?
HS : Thị giác, thính giác
GV : Mắt quan sát, mũi cảm nhận, tâm hồn đắm say của người nghệ sĩ khiến cho hạt sữa của bông lúa, tiền thân của hạt cốm được đánh giá bằng những hình ảnh đẹp, cao quý.
GV : Nhận xét về từ ngữ, hình ảnh, cách diễn đạt cảm xúc trong đoạn văn ?
HS : Từ ngữ chọn lọc, hình ảnh đẹp, câu văn dài có nhịp điệu gần như một câu thơ văn xuôi
GV : Qua cách diễn tả của nhà văn, em có cảm nhận gì về sự hình thành hạt lúa ?
GV : Hạt cốm chưa hoài thai đã được giới thiệu bằng lời văn rất đẹp.
GV : Qua đó, em có nhận xét gì về sự quan sát và tâm hồn của Thạch Lam ?
HS : Quan sát tinh tế, tâm hồn rung động, nhạy cảm
Gv : Sự quan sát và rung động tâm hồn ấy cho em hiểu gì về thái độ tình cảm của nhà văn với bông lúa – nguyên liệu làm ra hạt cốm ?
GV : Trân trọng, nâng niu, yêu quý sâu sắc đối với bông lúa.
GV : Đó cũng chính là tình yêu sâu nặng của Thạch Lam đối với hương vị và cảnh sắc của vùng nông thôn Hà Nội, nhẹ nhàng mà vô cùng sâu lắng.
GV : Cốm được làm ra như thế nào ?
GV : Em hiểu như thế nào là « lúc vừa nhất » ?
GV : Em có suy nghĩ gì về quá trình làm ra hạt cốm ?
HS : Quá trình làm ra hạt cốm gồm nhiều công đoạn, vất vả
GV : Qua cách kể và tả rất khái quát của Thạch Lam, hình ảnh người làm cốm hiện lên như thế nào ?
GV : Như vậy, cốm là báu vật hòa quyện hương trời, sữa lúa và tài năng, tâm hồn của người nông dân Việt Nam, người nghệ sĩ chân lấm tay bùn. Để có hạt lúa non trở thành hạt cốm, nó phải trải qua một quá trình vật vã, gian khổ, đòi hỏi phải có sự khéo léo của đôi tay và tâm hồn của người làm cốm.
GV : Cốm dẻo thơm nhất được làm nên từ đôi tay của ai ?
GV : Làng Vòng là vùng quê nào ?
GV : Sự nổi tiếng của cốm làng Vòng được thể hiện qua chi tiết nào ?
HS : - Tiếng cốm làng Vòng lan khắp tất cả ba kì
 - Mùa cốm, người Hà Nội vẫn ngóng trông cô gái bán cốm
GV : Hình ảnh những cô gái làng Vòng bán cốm được miêu tả như thế nào ?
GV : Cái dấu hiệu của những cô gái làng Vòng đi bán cốm được miêu tả qua biện pháp nghệ thuật gì ?
HS : So sánh
GV : Nhận xét về từ ngữ dùng để miêu tả hình ảnh những cô gái làng Vòng ?
HS : Tính từ
GV : Qua từ ngữ và nghệ thuật so sánh, em có cảm nhận gì về hình ảnh những cô gái làng Vòng ?
GV : Đặc tả hình ảnh những cô gái làng Vòng đi bán cốm rong có ý nghĩa gì ?
HS : - Cốm gắn liền với vẻ đẹp của người làm ra cốm
 - Cái cách cốm đến với mọi người thật duyên dáng và lịch thiệp
 - Vẻ dẹp của người tôn thêm vẻ đẹp của cốm
GV : Người Hà Nội trông ngóng khi mùa cốm tới có lẽ bởi không phải chỉ vì cốm ngon mà còn bởi người bán cốm xinh giòn làm cuộc sống thêm sắc màu ý vị. Sự trông ngóng ấy cũng chứng tỏ cốm đã gia nhập văn hóa ẩm thực Hà Nội, trở thành nhu cầu thưởng thức của người Hà Nội.
GV : Trong suy nghĩ của Thạch Lam, cốm được đánh giá như thế nào ?
GV : Em hiểu như thế nào là « thức quà riêng biệt của đất nước » ?
HS : Thức quà đặc biệt chỉ có trên đất nước Việt Nam
GV : Hai tiếng « thức dâng » biểu thị một thái độ như thế nào ?
HS : Nâng niu, trân trọng
GV : Những người nông dân trồng lúa cần cù, giản dị, chất phác ở xử xở nhiệt đới nắng lắm, mưa nhiều đã đổ mồ hôi làm nên những cánh đồng lúa xanh với mùi hương thoang thoảng thơm, mộc mạc, gảin dị, thanh khiết, của đồng quê nội cỏ An nam. Hương vị ấy đã thấm sâu vào hạt cốm.
GV : Em có suy nghĩ gì về lời đánh giá của Thạch Lam ?
GV : Lời ca ngợi ấy hết sức chân thật, sâu sắc, thấm thía, có tác dụng khái quát cho cả đoạn văn và cũng chính là chủ đề của bài tùy bút.
GV : Qua lời ngợi ca ấy, em cảm nhận được điều gì về cốm ?
GV : Trong cuộc sống, cốm còn được dùng để làm gì ?
GV : Sêu tết là gì ?
GV : Trong quà sêu tết, cốm được xem là thức quà như thế nào ?
GV : Với sự « vương vít của tơ hồng », giá trị của cốm vượt lên trên mọi thức quà hàng ngày để trở thành một thứ lễ vật rất thanh quý, rất sang trọng, rất Việt Nam (lễ tết, sính lễ trong phong tục cưới hỏi).
GV : Hình ảnh của cốm bỗng trở nên đẹp hơn bên cạnh hình ảnh gì ?
GV : Sự gặp gỡ và vương vít giữa hai thứ hồng và cốm được tác giả miêu tả như thế nào ?
GV : Sự hòa hợp, tương xứng giữa cốm và hông được phân tích tích trên những phương diện nào ? 
HS : Màu sắc và hương vị
GV : Miêu tả màu sắc của hồng và cốm, tác giả đã sử dụng nghệ thuật gì ?
HS : So sánh
GV : Em hiểu như thế nào về « ngọc thạch », « ngọc lựu » ?
HS : Giải thích
GV : Phép so sánh cho em cảm nhận gì về sắc màu của hồng cốm ?
HS : Sắc màu tươi đẹp, cao quý
GV : Màu sắc và hương vị của hồng - cốm có sự hòa hợp tuyệt vời theo triết lí âm dương. Âm dương hòa hợp sẽ tạo nên hạnh phúc lâu bền cho đôi lứa.
GV : Xoáy sâu vào miêu tả « hồng cốm tốt đôi », Thạch Lam muốn khẳng định giá trị gì của cốm ?
GV : Từ những suy ngẫm về vẻ đẹp và giá trị của cốm, Thạch Lam bày tỏ thái độ như thế nào khi những tục lệ tốt đẹp mất dần đi ?
HS : Thật đáng tiếcvà nhũn nhặn)
GV : Câu văn này được tác giả đặt trong dấu ngoặc đơn nhằm mục đích gì ?
HS : - Như một lời nhắn gửi và chê trách
 - Như một lời cảnh tỉnh nghiêm khắc : một nét sắc màu văn hóa dân tộc sẽ mất dần trong lối sống hiện đại.
GV : Lời cảnh báo, lời chê trách ấy cách chúng ta hơn một nửa thế kỉ, nhưng đọc lên vẫn thấy nóng hổi tính thời sự.
GV : Ca ngợi giá trị của cốm, bày tỏ thái độ trước sự mất dần của hình ảnh « hồng cốm tốt đôi », nhà văn muốn truyền tới bạn đọc tình cảm, thái độ gì đối với thức quà của dân tộc ?
HS : Trân trọng và giữ gìn cốm như một vẻ đẹp văn hóa dân tộc
GV : Theo Thạch Lam thì « cốm không phải là thức quà của người ăn vội »
GV : Ăn cốm phải ăn như thế nào ?
GV : Ăn cốm không phải là cách ăn cho thích, cho khoái khẩu, cho no bụng, ăn cho lấy nhiều mà phải có kiểu cách ; ăn chậm rãi, thong thả, vừa ăn vừa ngẫm nghĩ.
GV : Thưởng thức cốm đúng cách sẽ có được cảm giác gì ?
GV : Qua lời văn của Thạch Lam ta thấy tác giả thể hiện cách thưởng thức cốm bằng nhiều giác quan
GV : Đó là những giác quan nào ?
HS : Khứu giác, thị giác, vị giác
GV : Nhà văn phải là một người như thế nào mới có thể diễn tả hết sự thú vị khi thưởng thức cốm ?
HS : Một người sành cốm, tinh tế và sâu sắc trong cách thưởng thức cốm.
GV : Trong cách thưởng thức cốm ấy, Thạch Lam đã nghĩ gì về mối quan hệ giữa lá sen và cốm ?
HS : « Chúng ta có thể nói rằngmột chút bụi nào »
GV : Các từ ngữ « bao bọc », « nằm ủ » diễn tả mối quan hệ như thế nào giữa lá sen và cốm ?
HS : Mối quan hệ tự nhiên giữa lá sen và cốm, tựa như hai linh hồn nương tựa vào nhau làm tôn lên hương sắc thanh quý « cái lộc của Trời ».
GV : Thạch Lam quả rất chi li, tỉ mỉ, cặn kẽ khi luận bàn về cách ăn cốm
GV : Lời văn của Thạch Lam cho em hiểu gì về cách ăn cốm ?
GV : Thạch Lam có một cái nhìn văn hóa trong ẩm thực. Truyền thống văn hóa ẩm thực của người Việt Nam phong phú, đa dạng, độc đáo, không chỉ ở các thức quà, cách ăn, bánh trái thay đổi theo mùa, theo tuần tiết trong năm mà quan trọng hơn ở cách ăn, cách thưởng thức sao cho sành điệu.
GV : Từ đó, nhà văn đã đưa ra lời đề nghị gì với những người mua cốm ?
GV : Lời đề nghị của Thạch Lam cho em hiểu gì về thái độ, tấm lòng của nhà văn đối với một thức quà quê : cốm ?
GV : Đó cũng là biểu hiện trái tim người Hà Nội luôn thiết tha đến việc bảo lưu và giữ gìn phong tục tập quán tốt đẹp của cha ông, trong đó có cách nhấm nhót món quà quê hương : cốm Vòng.
GV : Nếu biết trân trọng, nâng niu thức quà của lúa non sẽ đem lại điều tốt đẹp gì cho sự thưởng thức ?
HS : Sự thưởng thức sẽ được trang nhã, đẹp đẽ hơn, và cái vui cũng sẽ tươi sáng nhiều hơn.
GV : Qua đoạn văn, em có nhận xét gì về văn hóa ẩm thực và nghệ thuật ẩm thực của dân tộc ?
HS : Rất tao nhã, độc đáo và nhân văn
GV : Đoạn văn cũng cho ta một cách nhìn thấu đáo, một thái độ văn hóa khi nói về sự thưởng thức một món ăn dân tộc, bình dị như cốm.
GV : Nêu những đặc sắc nghệ thuật của bài tùy bút ?
GV : Qua bài tùy bút của Thạch Lam, em hiểu gì về cốm ?
GV : Yêu cầu HS đọc câu hỏi 6* - SGK
HS : Đọc
GV : Yêu cầu HS thảo luận
HS : Thảo luận nhóm – Đại diện trình bày
GV : Nhận xét
I. Vài nét về tác giả, tác phẩm
 1. Tác giả
 - Tên khai sinh : Nguyễn Tường Vinh
 Sau đổi thành : Nguyễn Tường Lân
 (1910 – 1942)
 - Là cây bút tinh tế, nhạy cảm, có sở trường về truyện ngắn
 2. Tác phẩm
 Trong tập « Hà Nội băm sáu phố phường » (1943)
II. Đọc, tìm hiểu chung
 - Thể loại : tùy bút
 - Phương thức biểu 

File đính kèm:

  • docvan 7 moi theo PTNL HS.doc
Giáo án liên quan