Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1 - Bài 1: Con rồng cháu tiên

1. MỤC TIÊU :

Giúp HS :

1.1. Kiến thức:

- Hiểu khái niệm thể loại truyền thuyết.

- Hiểu về nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết giai đoạn đầu.

- Thấy được bóng dáng lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một tác phẩm văn học dân gian thời kì dựng nước.

1.2. Kĩ năng:

- Đọc diễn cảm văn bản truyền thuyết.

- Nhận ra những sự việc chính của truyện.

- Nhận ra một số chi tiết tưởng tượng kì ảo tiêu biểu trong truyện.

1.3. Thái độ:

- Tôn trọng, tự hào về nguồn gốc dân tộc Việt.

 

doc16 trang | Chia sẻ: minhanh03 | Lượt xem: 814 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Ngữ văn 6 - Tiết 1 - Bài 1: Con rồng cháu tiên, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng truyện.
- Kể lại được truyện. 
- Học thuộc ghi nhớ. 
- Sưu tầm một câu chuyện có nội dung giải thích nguồn gốc người Việt ...
- Làm bài tập luyện, chuẩn bị bài tiết 2 “Bánh chưng, bánh giầy”.
5. RÚT KINH NGHIỆM : 
 NS:15/8/2011
Hướng dẫn đọc thêm:
BÁNH CHƯNG, BÁNH GIẦY
(Truyền thuyết)
Bài 1
Tiết 2 
Tuần 1
1. MỤC TIÊU : 
Giúp HS :
1,1. Kiến thức:
- Hiểu nội dung, ý nghĩa và một số chi tiết nghệ thuật tiêu biểu của truyền thuyết “Bánh chưng bánh giầy” (nhân vật, sự kiện, cốt truyện trong tác phẩm thuộc thể loại truyền thuyết). Cốt lõi lịch sử thời kì dựng nước của dân tộc ta trong một truyền thuyết thời các vua Hùng. 
- Cách giải thích của người Việt cổ về một phong tục và quan niệm đề cao lao động, đề cao nghề nông – một nét đẹp văn hoá của người Việt.
1.2. Kĩ năng:
- Đọc, hiểu một văn bản thuộc thể loại truyền thuyết. 
- Nhận ra những sự việc chính trong truyện.
1.3. Thái độ:
- Đề cao lao động và lòng biết ơn đối với trời đất, tổ tiên.
2. TRỌNG TÂM:
 Phong tục tập quán và quan niệm đề cao lao động của người việt 
3. CHUẨN BỊ:
1. Giáo viên: Phương tiện: Tranh ảnh. 
2. Học sinh: Đọc kĩ văn bản, soạn bài. Sưu tầm tranh ảnh về cảnh làm bánh đón Tết. 
4. TIẾN TRÌNH: 
4.1. Ổn định tổ chức: Nề nếp, sĩ số.
4.2. Kiểm tra bài cũ: 
- Thế nào là truyền thuyết? Nêu ý nghĩa của truyền thuyết “Con Rồng cháu Tiên”?
4.3. Bài mới: 
Giới thiệu bài:
Vào dịp Tết, mỗi dân tộc trên thế giới đều có những món ăn đặc sắc. Người Nhật có mì ống, bánh quy; mì ống tượng trưng cho tuổi thọ, bánh quy nói lên sự giàu có. Còn dân tộc ta, nếu thiếu bánh chưng bánh giầy (miền Bắc), bánh tét (miền Nam) thì thiếu hẳn hương vị ngày Tết. Vì sao vậy? Hai loại bánh ấy có ý nghĩa gì? Bài học sau đây sẽ giúp chúng ta hiểu rõ điều ấy. 
Hoạt động của GV & HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
- GV hướng dẫn, đọc mẫu.
- Gọi HS đọc bài, nhận xét.
* Gọi HS kể tóm tắt câu chuyện, nhận xét, bổ sung.
- Hướng dẫn HS tìm hiểu chú thích SGK.
* Hoạt động 2: Hướng dẫn tìm hiểu văn bản:
? Em cĩ thể chia văn bản thành mấy phần? Nội dung từng phần?
a. Đoạn 1 : Từ đầu đến “chứng giám”.
b. Đoạn 2 : Tiếp theo đến “hình tròn ”
c. Đoạn 3 : Phần còn lại.
- HS đọc và tìm hiểu câu hỏi 1:
Thảo luận:
+ Vua chọn người nối ngôi trong hồn cảnh nào?
+ Vua muốn chọn một người thế nào để nối ngôi?
+ Để chọn được người như vậy, vua đã làm gì?
 - HS tự ghi (...) vào vở theo hướng dẫn.
(Gợi ý HS tìm thêm một số truyện có cách thức tìm người tài giỏi bằng cách giải đố...)
*Hoạt động nhóm: 
 Cách lựa chọn người nối ngôi có gì giống và khác với việc truyền ngôi truyền thống?
- HS đọc và trả lời câu hỏi 2.
Thảo luận:
? Theo em vì sao trong những con trai của vua Hùng chỉ có Lang Liêu được thần giúp đỡ?
- Đại diện nhĩm trình bày, GV tĩm tắt ý đúng.
- HS quan sát bảng phụ, đối chiếu và ghi bài.
* GV: Chàng là người duy nhất hiểu được ý thần, và thực hiện được ý thần. Thần ở đây là nhân dân. Ai có thể suy nghĩ về lúa gạo sâu sắc, trân trọng lúa gạo của trời đất và cũng là kết quả của mồ hôi, công sức con người như nhân dân? Nhân dân rất quý trọng cái nuôi sống mình, cái mình làm ra được.
Tìm chi tiết trong SGK và trả lời:
? Hai thứ bánh Lang Liêu làm để dâng vua cha nhân ngày lễ Tiên vương có đặc điểm gì?
? Hai loại bánh ấy có ý nghĩa như thế nào?
* Quan sát tranh, thảo luận:
? Việc vua Hùng chọn hai thứ bánh đó của Lang Liêu để tế Trời, Đất và chọn Lang Liêu để nối ngôi vua có xứng đáng không? Vì sao?
(Hướng dẫn và khuyến khích HS thảo luận từng nội dung)
- GV ghi tóm tắt.
? Câu chuyện được kể theo trình tự nào?
- HS tìm hiểu ý nghĩa của truyền thuyết:
Thảo luận, ghi bảng nhóm
? Qua truyền thuyết này, em hiểu thêm điều gì về con người dân tộc ta buổi đầu dựng nước?
- Đại diện nhóm trình bày, nhận xét, bổ sung, kết luận. GV đánh giá kết quả từng nhóm, chốt kiến thức.
* Trong buổi đầu dựng nước, ông cha ta đã đạt được những thành tựu văn minh nông nghiệp đáng quý: cùng với những sản phẩm lúa gạo là những phong tục tập quán và quan niệm đề cao lao động làm thành nét đẹp trong đời sống văn hoá của người Việt.
* Hoạt động 2: Hệ thống kiến thức đã tìm hiểu qua bài học.
? Truyện có những nét đặc sắc nào về nghệ thuật?
? Từ đó, em hiểu gì về truyền thuyết “Bánh chưng, bánh giầy”?
- HS đọc ghi nhớ sgk trang 12.
- GV chốt kiến thức.
* Hoạt động 3: Luyện tập.
- HS đọc và thực hiện phần luyện tập (SGK).
I. Đọc – hiểu văn bản:
1. Đọc và kể:
- Đọc to, rõ ràng, mạch lạc, chú ý lời nĩi của các nhân vật.
- Kể tóm tắt câu chuyện, đảm bảo cốt truyện và các nhân vật, sự việc chính.
2. Chú thích:
 (SGK)
II. Tìm hiểu văn bản:
1. Bố cục:
2. Phân tích:
a. Vua Hùng chọn người nối ngôi:
b. Lang Liêu và bánh chưng, bánh giầy:
c. ý nghĩa của truyền thuyết:
- Giải thích nguồn gốc sự vật.
 con người lao động
 - Suy tôn: thành quả lao động
 nghề nông
3. Tổng kết:
a) Nghệ thuật:
- Sử dụng chi tiết tưởng tượng để kể về việc Lang Liêu được thần mách bảo... Lối kể chuyện dân gian: theo trình tự thời gian.
b) Nội dung:
- “Bánh chưng, bánh giầy” là câu chuyện suy tôn tài năng, phẩm chất con người trong việc xây dựng đất nước.
* Ghi nhớ: sgk trang 12.
III/ Luyện tập
4.4. Câu hỏi bài tập củng cố
	? GV treo tranh (1), (2): Các tranh thể hiện cho tiết nào trong truyện?
-Lang Liêu làm bánh theo lời thần mách bảo
-Các Lang dâng lễ vật cho vua
? GV treo bảng phụ: Nhân vật Lang Liêu gắn với lĩnh vực hoạt động nào của người Lạc Việt thời kì vua Hùng dựng nước?
A. chống giặc ngoại xâm
B. Đấu tranh chinh phục TN
C. Lao động sản xuất và sáng tạo VH
D. giữ gìn ngôi vua.
4 .5. Hướng dẫn HS tự học ở nhà:
- HS đọc kĩ để nhớ một số chi tiết, sự việc chính trong truyện.
- Kể lại được truyện. Học thuộc ghi nhớ. 
	- Tìm các chi tiết có bóng dáng lịch sử cha ông ta trong truyền thuyết Bánh chưng bánh giầy.
 - Chuẩn bị bài tiết 3: Từ và cấu tạo từ tiếng Việt.
5. RÚT KINH NGHIỆM : 
 NS :18/8/2011
TỪ VÀ CẤU TẠO TỪ TIẾNG VIỆT
Bài 1
Tiết 3
Tuần 1
I. MỤC TIÊU: 
Giúp HS :
1.1. Kiến thức:
- Nắm chắc định nghĩa về từ, cấu tạo từ (đơn vị cấu tạo từ tiếng Việt); định nghĩa từ đơn, từ phức; các loại từ phức.
1.2. Kĩ năng:
- Nhận biết, phân biệt: từ và tiếng; từ đơn và từ phức; từ ghép và từ láy; phân tích được cấu tạo từ; vận dụng đúng từ trong giao tiếp. 
1.3. Thái độ:
- Có ý thức trau dồi ngôn ngữ dân tộc. 
2. TRỌNG TÂM:
 Cấu tạo từ
3. CHUẨN BỊ:
 1. Giáo viên: Phương tiện: bảng phụ.
 2. Học sinh: Đọc và chuẩn bị kĩ bài ở nhà. 
4. TIẾN TRÌNH
4.1. Ổn định tổ chức: Nề nếp, sĩ số.
4.2. Kiểm tra bài cũ: 
- Nhắc lại kiến thức đã học về “từ” ở Tiểu học. 
4.3. Bài mới : 
* Giới thiệu bài:
Ở bậc tiểu học, các em đã làm quen với từ tiếng Việt và cách cấu tạo của chúng. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu kỹ hơn về từ tiếng Việt. 
Hoạt động của GV và HS
Nội dung bài học
* Hoạt động 1: Hình thành khái niệm 
- HS đọc ví dụ sgk.
Lập danh sách tiếng và từ.
- Quan sát ví dụ (SGK T13), đọc và thực hiện mục 1 (tìm số từ, số tiếng, nhận xét).
- Phân tích đặc điểm, xác định đơn vị cấu tạo từ.
- Quan sát kết quả (1), trả lời các câu hỏi gợi ý ở mục 2 bằng cách chọn và gắn đúng từ (cụm từ) vào dấu ... (từ, câu, tiếng).
? Từ và tiếng có gì khác nhau?
- Nhận xét, hoàn chỉnh kết quả.
- Quan sát kết quả đúng, đối chiếu, kết luận.
- HS đọc và thuộc ghi nhớ (SGK T13). GV chốt kiến thức.
I/ Từ là gì?
1. Ví dụ:
2. Nhận xét:
a. Số lượng:
- Có 9 từ (...)
- Có 12 tiếng (...)
b. Phân biệt từ và tiếng:
 - Tiếng dùng để tạo ...
 - Từ dùng để tạo...
 - Khi một ... có thể dùng để tạo câu ... đó trở thành ... 
3. Kết luận:
Từ là đơn vị ngôn ngữ nhỏ nhất dùng để tạo câu.
* Ghi nhớ: SGK.
* Hoạt động 2: Phân loại từ 
- HS điền vào bảng phân loại theo 4 nhóm.
- Các nhóm trình bày kết quả, nhận xét, bổ sung, chọn kết quả đúng nhất cho điểm.
? Cấu tạo của từ ghép và từ láy có gì giống và khác nhau?
- HS căn cứ vào kết quả mục 1, trả lời câu hỏi mục 2, bổ sung, kết luận.
- HS đọc ghi nhớ (T14).
II/ Từ đơn và từ phức
1. Ví dụ:
- Các từ đơn: có 1 tiếng.
 - Các từ phức: có từ 2 tiếng trở lên.
2. Nhận xét:
+ Từ phức có quan hệ láy âm (từ láy).
 + Từ phức có các tiếng quan hệ với nhau về nghĩa (từ ghép).
3. Kết luận:
* Ghi nhớ: SGK.
* Hoạt động 3: Luyện tập 
- Sử dụng phiếu học tập để kiểm tra mức độ nhận biết của HS.
- HS làm việc cá nhân.
* Cách thực hiện: Dùng bảng phụ - gọi 1 HS ghi kết quả trên bảng phụ, các HS khác tự làm bài của mình - sau 3 phút GV gọi HS nhận xét, bổ sung – GV kết luận - HS đối chiếu, tự đánh giá bài làm của chính mình.
- Đọc và trình bày miệng bài tập 2 (T14).
(gợi ý: chú ý vị trí trước sau của các tiếng)
- Nhận xét, bổ sung, kết luận.
III/ Luyện tập
Bài tập 1: ( tr.14)
a) Các từ : nguồn gốc, con cháu thuộc kiểu từ ghép.
b) Từ đồng nghĩa với nguồn gốc: cội nguồn, gốc gác.
c) Từ ghép chỉ quan hệ thân thuộc : cậu mợ, cô dì, chú cháu, anh em,
Bài tập 2:
 Theo giới tính( nam, nữ ) : ông bà, cha mẹ, anh chị, cậu mợ, chú dì, chú thím.
Theo bậc ( trên dưới) : bác cháu, chị em, anh em, dì cháu, cha con, mẹ con, 
- Vận dụng kĩ thuật “khăn phủ bàn” để 4 nhóm (4 tổ) thực hiện.
- HS ghi kết quả tìm được của cả nhóm vào vòng ngoài - sau đó ghi ý kiến thống nhất vào chính giữa tờ giấy Ao.
 (tìm được ít nhất mỗi loại 5 từ)
- Cho điểm các nhóm có kết quả nhanh và đúng, trình bày sạch đẹp.
- Sử dụng trò chơi “Ai nhanh nhất” để kiểm tra mức độ thông hiểu và vận dụng của HS.
* Cách thực hiện: HĐ cá nhân, thời gian 3 phút.
Bài tập 3:
 - Tên bánh: bánh + x
+ Bánh + cách chế biến: Bánh rán, bánh nướng, bánh hấp, bánh nhúng, bánh tráng 
 + Bánh + chất liệu: Bánh nếp, bánh tẻ, bánh đậu xanh, bánh khoai, bánh cốm, bánh kem
+ Bánh + hình dáng: bánh gối, bánh quấn thừng, bánh tai voi, bánh cuốn,
+ Bánh + tính chất: Bánh dẻo, bánh phồng ...
Bài tập 5:
a) Tả tiếng cười: khúc khích, sằng sặc, hô hô, ha hả, hềnh hệch 
 b) Tả tiếng nói : khàn khàn, lè nhè, thỏ thẻ, léo nhéo, lầu bầu 
c) Tả dáng điệu: lừ đừ, lả lướt, nghênh ngang, ngông nghênh 
4.4. Câu hỏi bài tập củng c

File đính kèm:

  • docBai 1 Tu va cau tao cua tu tieng Viet.doc