Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 4 - Trần Thị Thùy

Bài 1: Vẽ trang trí

MÀU SẮC VÀ CÁCH PHA MÀU

I. Mục tiêu:

 - HS biết thêm cách pha các màu: da cam, xanh lá cây, và tím

 - Nhận biết được các cặp màu bổ túc và các màu nóng, lạnh

 - Pha được các màu theo hướng dẫn

II. Chuẩn bị:

 - Hộp màu, bút vẽ, bảng pha màu

 - Hình giới thiệu ba màu cơ bản và hình hướng dẫn cách pha màu : da cam , lục, tím

 - Bảng các màu nóng lạnh và màu bổ túc

 

doc72 trang | Chia sẻ: thetam29 | Ngày: 17/02/2022 | Lượt xem: 412 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem trước 20 trang mẫu tài liệu Giáo án môn Mĩ thuật Lớp 4 - Trần Thị Thùy, để tải tài liệu gốc về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
ng
- Vẽ được tranh chân dung đơn giản
- HS khá giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, biết chọn màu, vẽ màu phù hợp
- Biết quan tâm đến con người
II. Chuẩn bị:
* GV: - SGK, một số tranh ảnh chân dung
- Một số tranh chân dung của họa sĩ và tranh ảnh về đề tài khác để HS so sánh
- Hình gợi ý cách vẽ
* HS: - Vở tập vẽ, SGK, bút chì, màu
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định:hát
2.Kiểm tra bài củ:
-so sánh hình dáng tỉ lệ giữa hai vật mẫu?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
a.hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu ảnh và tranh chân dung để HS nhận ra sự khác nhau của chúng
+ Ảnh được chụp bằng máy nên rất giống thật, rõ từng chi tiết
+ Tranh được vẽ bằng tay nên chỉ diễn tả được đặc điểm chính của nhân vật
- GV cho HS quan sát tranh về đề tài sinh hoạt đồng thời yêu cầu HS so sánh 2 thể loại tranh chân dung và sinh hoạt
- Yêu cầu HS quan sát khuôn mặt của bạn ngồi bên cạnh và diễn tả lại hình dáng, đặc điểm của khuôn mặt
=> Mỗi người đều có khuôn mặt khác nhau: Mắt, mũi, miệng của mỗi người có hình dáng khác nhau
b. Hoạt động 2: Cách vẽ chân dung
- Phác hình khuôn mặt theo đặc điểm của người định vẽ cho vừa với phần giấy đã chuẩn bị
- Vẽ cổ, vai và đường trục của mắt
- Tìm vị trí của mắt, mũi, miệng, tóc, tai để vẽ rõ đặc điểm vd: Mắt to hay nhỏ, miệng rộng hay hẹp, tóc dài hay ngắn
- Vẽ chi tiết đúng với nhân vật
- Vẽ màu theo ý thích
c. Hoạt động 3: Thực hành
- Yêu cầu HS vẽ chân dung người thân hoặc bạn bè
- Trong lúc HS làm bài GV theo dõi gợi ý thêm cho HS vẽ theo trình tự đã hướng dẫn 
- Quan sát tranh và trả lời các câu hỏi
- Tranh chân dung vẽ về khuôn mặt người là chủ yếu 
- Tranh sinh hoạt vẽ về hoạt động của con người
- Theo dõi hình gợi ý cách vẽ
-vẽ phần lớn chính trước
-tìm vị trí mắt mũi miệng
-quan sát kĩ trước khi vẽ. 
- Vẽ chân dung người thân hoặc bạn bè theo ý thích
-vẽ màu (chì) có độ đậm nhạt
4.Củng cố:
- GV chọn một số bài treo trên bảng và gợi ý HS nhận xét về:
+ Bố cục
+ Cách vẽ hình chi tiết, màu sắc
- GV bổ sung và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị cho bài sau: Tập nặn tạo dáng: tạo dáng con vật hoặc ôtô bằng vỏ hộp
DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN
	.
	.
	.
	.
Bài 16 : Tập nặn tạo dáng
TẠO DÁNG CON VẬT HOẶC Ô TÔ BẰNG VỎ HỘP
I .Mục tiêu:
	- Giúp HS hiểu cách tạo dáng con vật, hoặc ô tô bằng vỏ hộp.
	- Giúp HS biết cách tạo dáng con vật hoặc đồ vật bằng vỏ hộp.
	- Biết cách tạo dáng được con vật hay đồ vật bằng vỏ hộp theo ý thích.
	- HS khá giỏi hình tạo dáng cân đối, gần giống con vật hoặc ô tô.
	- Giúp HS biết yêu quí và vận dụng được vỏ hộp làm được sản phảm mình yêu thích.
II . Chuẩn bị:
	* GV: -SGK, một vài hình tạo dáng bằng đất nặn hoặc giấy đã hoàn thiện
	 - Các vật liệu và dụng cụ: hồ dán, đất nặn, giấy
	* HS: - SGK, một số vật liệu
III. Các hoạt động dạy học:
1. Ổn định:hát
2.kiểm tra bài cũ:
-vẽ chân dung vẽ gì là chính?
3. Bài mới:
* Giới thiệu bài:
a. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV giới thiệu một số sản phẩm tạo dáng bằng đất nặn hoặc xé dán để HS nhận biết:
+ Tên của hình được tạo dáng
+ Các bộ phận của chúng
=> Muốn tạo dáng con vật hoặc đồ vật chúng ta cần nắm được hình dáng, các bộ phận của chúng để tạo dáng cho phù hợp 
b. Hoạt động 2: Cách tạo dáng
- Suy nghĩ để tìm các bộ phận chính của hình sao cho rõ đặc điểm
- Chọn màu sắc cho phù hợp với các bộ phận 
- Nặn hoặc xé dán cac bộ phận chính trước phụ sau
- Tìm và tạo thêm các chi tiết khác cho hình sing động hơn
- Đính các bộ phận lại cho hoàn chỉnh hình
c. Hoạt động 3: Thực hành
- Trong lúc HS làm bài GV theo dõi và gợi ý thêm
- Chọn con vật và đồ vật để tạo dáng 
- Làm các bộ phận và chi tiết
- Ghép đính hoặc ghép các bộ phận 
_ HS quan sát
+ Con vật: đầu, mình, chân, đuôi
+ Ôtô: buồng lái, thùng chở hàng, bánh xe
- Theo dõi hướng dẫn của GV
-nặn các bộ phận chính trước,sau đó nặn them các chi tiết.
-ghép các bộ phận lại với nhau
-Tạo dáng con vật hoặc ôtô theo ý thích
-chọn màu cho phù hợp.
4.Củng cố:
- GV gợi ý HS bày sản phẩm và nhận xét về:
+ Hình dáng chung: rõ đặc điểm, đẹp
+ Các bộ phận: chi tiết, hợp lí, sinh động
+ Màu sắc: hài hòa, tươi vui
- GV tóm tắt và khen ngợi những HS có sản phẩm đẹp
5. Dặn dò:
- Chuẩn bị cho bài sau: Trang trí hình vuông
	DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN
	.
	.
	.
	.
Bài 17: Vẽ trang trí
TRANG TRÍ HÌNH VUÔNG
I. Mục tiêu:
- Biết thêm về trang trí hình vuông và ứng dụng của nó
- Biết cách trang trí hình vuông
- Trang trí được hình vuông theo yêu cầu của bài
- HS khá giỏi chọn và sắp xếp họa tiết cân đối phù hợp với hình vuông, tô màu đều, rõ hình chính, phụ.
II. Chuẩn bị:
* GV: - GSK, một số đồ vật có trang trí hình vuông
- Hình hướng dẫn các bước trang trí hình vuông
* HS: - SGK, vở thực hành, bút chì, compa
III. Các hoạt động dạy học:
Ổn định: hát
kiểm tra bài cũ:
-kể tên các bộ phận con vật ?
Bài mới:
* Giới thiệu bài:
a. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- Yêu cầu HS quan sát hình vuông 1, 2 trang 40 SGK và đặy câu hỏi:
+ Các họa tiết được sắp xếp như thế nào?
+ Họa tiết chính nằm ở vị trí nào trong hình vuông? Họa tiết phụ nằm ở đâu trong hình vuông?
+ Họa tiết chính như thế nào so với họa tiết phụ?
+ Các họa tiết giống nhau thì màu sắc của chúng như thế nào?
- Yêu cầu HS so sánh sự giống nhau và khác nhau về bố cục, hình vẽ, màu sắc (H1,2 SGK)
b. Hoạt động 2: Cách trang trí hình vuông
- Yêu cầu HS xem hình 3 trang 31 SGK
+ Kẻ các trục tìm và vẽ các hình mảng trang trí 
+ Chọn và sắp xếp họa tiết sao cho phù hợp với mảng vừa tìm được (đối xứng, nhắc lại, xen kẽ)
+ Vẽ màu vào họa tiết chính trước đến họa tiết phụ, màu nền vẽ sau
c.Hoạt động 3: Thực hành
- Trong lúc HS thực hành GV theo dõi nhắc nhở 
+ Vẽ hình vuông vừa với phần giấy. Kẻ đường chéo góc trước, đường trục giữa sau
+ Vẽ các mảng và chọn họa tiết theo ý thích. Khi vẽ họa tiết cần nhìn trục để vẽ cho họa tiết cân đối và đẹp 
+ Không vẽ quá nhiều màu (3-5 màu) nhưng cần có đậm nhạt
+ Sắp xếp qua các đường chéo và trục
+ Họa tếit chính nằm ở giữa, họa tiết phụ nằm ở 4 góc trong hình vuông
+ Họa tiết chính to hơn họa tiết phụ 
+ Họa tiết giống nhau vẽ bằng nhau, cùng giống màu và cùng độ đậm nhạt
- Quan sát hình gợi ý cách vẽ ở SGK
-tìm chọn những họa tiết(bông,lá cách điệu)
-chọn màu nền,họa tiết cho phù hợp
- Trang trí hình vuông theo ý thích 
-chọn màu phù hợp với bài vẽ
-vẽ màu theo ý thích
4.Củng cố:
- GV chọn một số bài có ưu khuyết điểm và gợi ý HS nhận xét, xếp loại bài 
- GV bổ sung kết luận
5. Dặn dò:
- Quan sát hình dáng, màu sắc của các loại lọ và quả để chuẩn bị cho bài sau: Vẽ tĩnh vật lọ và quả.
DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN
	.
	.
	.
	.
Bài 18: Vẽ theo mẫu
TĨNH VẬT LỌ VÀ QUẢ
I. Mục tiêu:
- Hiểu sự khác nhau giữa lọ và quả về hình dáng, đặc điểm
- Biết cách vẽ lọ và quả
- Vẽ được hình lọ và quả gần giống với mẫu
- HS khá giỏi sắp xếp hình vẽ cân đối, hình vẽ gần với mẫu
- HS yêu thích vẻ đẹp của tranh tĩnh vật
II. Chuẩn bị:
* GV: - SGK, SGV
- Một số mẫu lọ và quả khác nhau
- Hình gợi ý cách vẽ
* HS: - SGK, vở tập vẽ, bút chì, màu, mẫu vẽ
III. Các hoạt động dạy học:
Ổn định: hát
kiểm tra bài cũ:
-kiểm tra vở tập vẽ của học sinh?
Bài mới:
* Giới thiệu bài:
a. Hoạt động 1: Quan sát, nhận xét
- GV gợi ý HS nhận xét về:
+ Bố cục của mẫu có dạng hình gì?
+ Vị trí của quả so với lọ
+ Hình dáng tỷ lệ của lọ và quả
+ Đậm nhạt và màu sắc của mẫu
b. Hoạt động 2: Cách vẽ lọ và quả
- Yêu cầu HS quan sát hình gợi ý cách vẽ (H2/ 43 SGK)
+ Quan sát ước lượng hình dáng của mẫu để vẽ khung hình chung và khung hình riêng. Sau đó phác hình dáng bằng nét thẳng mờ
+ Nhìn mẫu vẽ chi tiết sao cho giống hình lọ hoa và quả
+ Vẽ đậm nhạt (bằng chì) hoặc vẽ màu theo ý thích
c. Hoạt động 3: Thực hành
- Trong lúc HS vẽ GV theo dõi và nhắc nhở về:
+ Quan sát kỹ mẫu trước khi vẽ 
+ Ước lượng khung hình chung và khung hình riêng cho chính xác
+ Tìm tỷ lệ và bộ phận của lọ và quả 
- HS quan sát và trả lời
-bố cục của mẫu có dạng hình vuông
-quả nằm trước lọ nằm sau
-quả có dạng hình tròn,lọ có dạng hình tròn và hình trụ
- Theo dõi hình gợi ý cách vẽ
-dùng nét phác khung hình chung và riêng
-nhìn mẫu vẽ cho giống
-hs vẽ bài vào vở tập vẽ
- Vẽ lọ hoa và quả theo mẫu
-vẽ cho cân đối với khung giấy,vẽ màu phù hợp
4.Củng cố:
- GV gợi ý HS nhận xét về:
 + Bố cục, tỷ lệ so với mẫu 
+ Hình vẽ
+ Đậm nhạt, màu sắc
- GV bổ sung và khen ngợi những HS có bài vẽ đẹp
5. Dặn dò:
- Sưu tầm và tìm hiểu về tranh dân gian VN để chuẩn bị cho bài sau: Xem tranh dân gian VN
DUYỆT TỔ CHUYÊN MÔN
	.
	.
	.
	.
Bài 19: Thường thức mỹ thuật
XEM TRANH DÂN GIAN VIỆT NAM
I. Mục tiêu:
- Hiểu vài nét về nguồn gốc và giá trị nghệ thuật của tranh dân gian VN thông qua nội dung và hình thức
- HS khá giỏi chỉ ra các hình ảnh và màu sắc trên tranh mà mình thích
- HS yêu quý có ý thức giữ gìn nghệ thuật dân tộc
II. Chuẩn bị:
* GV: - SGK, SGV
- Một số tranh dân gian thuộc 2 dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống
* HS: - SGK
III. Các hoạt động dạy học:
Ổn định: hát
kiểm tra bài cũ:
-nêu các bước vẽ tĩnh vật (lọ hoa và quả)?
Bài mới:
* Giới thiệu bài:
a. Hoạt động 1: Giới thiệu sơ lược về tranh dân gian
- Tranh dân gian có từ lâu đời là một trong những di sản quý báu của mỹ thuật VN. Tiêu biểu là 2 dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống còn gọi là tranh tết
- Cách làm tranh:
+ Nghệ nhân Đông hồ khắc hình lên bản gỗ, quét màu rồi in trên giấy dó quét điệp. Mỗi màu in bằng một bảng khắc
+ Nghệ nhân Hàng trống chỉ khắc nét trên một bản gỗ rồi in nét viền đen sau đó mới quét màu
- Đề tài tranh dân gian rất phong phú và rất gần gũi: Lđsx, lễ hội, phê phán tệ nạn xã hội, ca ngợi các vị anh hùng, ước mơ của nhân dân.
- GV cho HS quan sát tranh Đông Hồ và tranh Hàng Trống sau đó hỏi
+ Em hãy kể tên một vài bức tranh thuộc 2 dòng tranh Đông Hồ và Hàng Trống mà em biết
- Ngoài 2 dòng tranh này ra còn có một số tranh dân gian khác như: Làng Sình (Huế), Kim Hoàng (Hà Tây)
- Yêu cầu HS xem tranh trang 44, 45 SGK
=> Nội dung của tranh dân gian thường thể hiện những ước mơ về cu

File đính kèm:

  • docgiao_an_mon_mi_thuat_lop_4_tran_thi_thuy.doc
Giáo án liên quan