Giáo án môn Mĩ thuật 7 - Chương trình cả năm
Vẽ trang trí
A. Mục tiêu bài học :
- Hiểu được thế nào là họa tiết trang trí và họa tiết là yếu tố cơ bản của nghệ thuật trang trí.
- Biết tạo họa tiết đơn giản và áp dụng làm các bài tập trang trí.
- Yêu thích nghệ thuật trang trí dân tộc.
B. Chuẩn bị:
1. Đồ dùng dạy học.
GV
- Phóng to một số họa tiết trang trí: Hoa lá, chim thú, côn trùng, mây, mặt trời, sông nước.
- Phóng to hình minh họa các bước đơn giản và cách điệu họa tiết (sách giáo khoa).
- Một số ảnh, tranh về hoa, lá, chim, thú.
HS
- Sưu tầm một số họa tiết trang trí.
- Ghi chép một số mẫu thật hoặc sưu tầm tranh ảnh về hoa lá, chim, thú
2. Phương pháp dạy - học:
- Phương pháp vấn đáp.
- Phương pháp trực quan.
- Phương pháp luyện tập.
C. Tiến trình dạy – học :
1. Ổn định tổ chức lớp ( Kiểm tra sĩ số )
2. Bài mới .
HOẠT ĐỘNG CỦA GV HOẠT ĐỘNG CỦA HS
HOẠT ĐỘNG 1
Quan sát nhận xét.
- Giới thiệu
- Họa tiết có thể là hình bông hoa, chiếc lá, con vật, đám mây, sóng nước.
- Cho HS quan sát một số bài trang trí ( Hình vuông, hình tròn ) hướng dấn HS tạo các hoạ tiết trang trí, sắp xếp hoạ tiết trang trí, và cách sử dụng màu sắc trong trang trí .
+ Vậy làm thế nào để các hình ảnh của thiên nhiên, cuộc sống trở thành họa tiết trang trí?
+ Họa tiết thường là gì ?
+ Hình dáng họa tiết ?
+ Hoạ tiết khi được sử dụng trong trang trí có giữ nguyên hình dáng như trong tự nhiên không ?
+ Màu sắc trong trang trí khác màu sắc trong tự nhiên như thế nào?
- Nhận xét, bổ sung.
KL : Hoạ tiết trang trí rất đa dạng và phong phú, bắt nguồn từ tự nhiên
HOẠT ĐỘNG 2
Cách tạo họa tiết trang trí.
- Treo trực quan hướng dẫn HS.
* Lựa chọn nội dung họa tiết.
- Chọn các loại hoa, lá, chim thú có hình dáng đẹp, có đường nét hài hòa, cân đối.
* Quan sát mẫu thật.
- Quan sát chọn những mẫu ưng ý rồi chép lại.
* Tạo họa tiết trang trí.
- Đơn giản hoạ tiết, lược bỏ các chi tiết không cần thiết.
- Cách điệu, sắp xếp lại các hoạ tiết, đường nét sao cho hài hoà, cân đối, rõ ràng hơn, có thể thêm một số nét để hoạ tiết đẹp hơn, nhưng phải giữ đựơc đặc điểm của mẫu thật.
Giáo viên: minh họa lên bảng.
- Cho quan sát một số hoạ tiết đã được cách điệu.
HOẠT ĐỘNG 3
Hướng dẫn học sinh làm bài.
- Yêu cầu học sinh phác họa 3 họa tiết trên giấy. Kích thước khoảng 5-8cm.
- Giáo viên đến từng bàn gợi ý khi cần thiết.
HOẠT ĐỘNG 4
đánh giá kết quả học tập.
- Chọn vài bài dán lên bảng hướng dẫn HS quan sát, nhận xét về :
+ Bố cục, hoạ tiết, màu sắc ?
- Yêu cầu HS đánh giá bài vẽ theo cảm nhận?
- Phân tích các bài vẽ, cho điểm động viên.
- Nghe
- Quan sát
- Trả lời các câu hỏi
- Thường là hoa lá, chim muông .
- Họa tiết trang trí rất phong phú và có hình thức đa dạng bắt nguồn từ các hình ảnh trong thiên nhiên, trong cuộc sống.
- Không giữ nguyên (cách điệu )
- Hài hoà và có sự xắp đặt
- Nghe, ghi bài
- Quan sát, ghi các bước tạo hoạ tiết trang trí.
- Nghe và ghi các bước tạo họa tiết
- Tiến hành vẽ bài
5- 6,4 điểm ( Tb) Bài vẽ ở mức độ tương đối về bố cục, nội dung thể hiện chưa được rõ, hình ảnh chưa thật sinh động, màu sắc chưa có độ chín và chưa có sự sáng tạo, bài vẽ còn hơi mờ nhạt. Tuy nhiên đã thể hiện là có sự đầu tư suy nghĩ vẽ bài và có thể sẽ tiến triển tốt hơn ở các bài vẽ tiếp theo. * 3,5 - 4,9 điểm ( Y) Những bài vẽ sơ sài, chưa cố gắng, chưa đạt về nội dung, hình ảnh, màu sắc. Ngày soạn : Ngày giảng : Bài 19 Kí họa ngoài trời Vẽ theo mẫu A. Mục tiêu : - Học sinh biết cách quan sát với mọi vật ở xung quanh để tìm hiểu vẻ đẹp qua hình thể và mầu sắc của chúng. - Kí họa được một vài dáng cây, dáng người và con vật. - Thêm yêu mến thiên nhiên. B. Chuẩn Bị : 1. Đồ dùng dạy - học - Một số kí họa đẹp vẽ người, phong cảnh, con vật ... - Tranh minh họa hướng dẫn cách kí họa. 2.Phương pháp dạy – học - Phương pháp trực quan - Phương pháp thuyết trình, vấn đáp - Phương pháp luyện tập C. Tiến trình dạy – học: 1. ổn định lớp 2. Bài mới HOạT động của giáo viên Hoạt động của HọC SINH HOạT Động 1 Hướng dẫn HS quan sát và nhận xét. - Cho HS quan sát một số tranh ký họa về dáng người và phong cảnh. - Nhắc lại các bước ký họa như tiết 16. - đưa học sinh ra sân trường. - Chỉ cho các em thấy có rất nhiều cảnh vật đẹp , dáng người đẹp có thể ký họa. - Yêu cầu HS Kí họa hai hoặc ba hình khác nhau. - Cảnh vật, cây cối, nhà cửa... - Phương tiện giao thông. - Các dáng người khác nhau. Họat động 2 Hướng dẫn HS làm bài. - Theo dõi, động viên, khích lệ, học sinh làm bài. - nhắc nhở học sinh cách vẽ. - Chỉ ra cho học sinh thấy được vẻ đẹp của hình mảng, đường nét và các dáng động tĩnh của đối tượng. Hoạt động 3 Đánh giá kết quả học tập. - Cho học sinh bày các bài vẽ lên bàn yêu cầu học sinh nhận xét. + Hình kí họa nào đẹp ? + Bài kí họa nào đẹp ? + Em thích bài kí họa nào? Vì sao? Giáo viên bổ sung, đánh giá và động viên học sinh. - Quan sát tranh - Nghe và nhớ lại các bước vẽ ở bài 16 - Quan sát cảnh vật ngoài thiên nhiên và lựa chọn góc, cảnh vẽ - HS quan sát và tiến hành ký họa - Nghe GV gợi ý và vận dụng vào bài vẽ - Trình bày bài vẽ và nhận xét các bài vẽ - Nghe GV nhận xét. D. Bài tập về nhà : - Tập ký họa nhà cửa và dáng người. - Chuẩn bị màu sắc, chì, tẩy, vẽ phác một số bài về đề tài vệ sinh môi trường. e. rúT KINH NGHIệM Ngày soạn : Ngày giảng : Bài 22 Thường thức mỹ thuật Một số tác giả và tác phẩm tiêu biểu của mỹ thuật Việt Nam từ cuối thế kỷ XIX đến năm 1954 A. Mục tiêu : - Học sinh biết được vài nét về thân thế, sự nghiệp và những đóng góp to lớn của một số họa sĩ đối với nền văn học nghệ thuật - Học sinh hiểu biết thêm về các chất liệu tạo nên vẽ đẹp trong tác phẩm mỹ thuật thông qua một vài tác phẩm. - Thêm yêu quy và thích học môn mỹ thuật. B. Chuẩn Bỵ: 1.Đồ dùng dạy - học: - Sưu tầm thêm các tác phẩm khác của những tác giả được giới thiệu trong bài. 2.Phương pháp dạy – học - Sử dụng các phương pháp của bài 14. - Tổ chức cho học sinh thảo luận theo nhóm. C. Tiến trình dạy – học : 1. ổn định lớp 2. Kiểm tra bài cũ. ( Đan xen trong giờ học ) 3. Bài mới. Hoạt động của gv Hoạt động của HS Hoạt động 1 Giới thiệu. - Đặt câu hỏi khai thác kiến thức bài 14. + Kể tên các tác giả , tác phẩm tiêu biểu của MT Việt Nam giai đoạn từ cuối thế kỷ XIX đến 1954? - GV nhắc lại vài nét về các họa sĩ trên . - Hướng dẫn HS tìm hiểu nội dung bài mới. Hoạt động 2 Tìm hiểu 4 tác giả và tác phẩm tiêu biểu. 1. Họa sĩ Nguyễn Phan Chánh và tác phẩm Chơi ô ăn quan. * Nguyễn Phan Chánh. - Gọi một HS đọc bài giới thiệu. + Cho biết năm sinh ( Mất ) của nhạc sĩ ? nơi sinh + Ông đã từng học ở trường nào ? + Chất liệu ông sử dụng để vẽ tranh ? + Kể những tác phẩm nổi tiếng của ông ? + Gía trị nghệ thuật của các bức tranh lụa ? _ Nhận xét , bổ sung , chốt lại vài nét về Phan Chánh. * Bức tranh : Chơi ô ăn quan : + Tác phẩm được vẽ trên chất liệu gì ? + Bố cục bức tranh như thế nào ? + Hình ảnh chính trong bức tranh ? + Các em bé trong tranh đang chơi trò chơi gì ? + Màu sắc trong tranh như thế nào ? _ Nhận xét , bổ sung, phân tích qua bức tranh để HS thấy vẻ đẹp của tranh. 2. Họa sĩ Tô Ngọc Vân và bức tranh nghỉ chân bên đồi. * Tô Ngọc Vân : - Gọi một HS đọc bài giới thiệu. + Cho biết năm sinh ( Mất ) của nhạc sĩ ? nơi sinh + Ông đã từng học ở trường nào ? - Ông là họa sĩ có vai trò như thế nào đối với nền mỹ thuật Việt Nam ? + Đề tài trong tranh của ông trước cách mạng tháng tám ? + Kể tên các tác phẩm tiêu biểu của ông ? + Nêu tóm tắt về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của ông ? _ Nhận xét , bổ sung , chốt lại vài nét về Tô Ngọc Vân. * Bức tranh : Nghỉ chân bên đồi. - Cho HS quan sát bức tranh. + Vẽ bằng chất liệu gì ? + Bố cục của tranh ? + Hình ảnh trong tranh ? + Màu sắc. - Phân tích qua bức tranh để HS thầy vẻ đẹp của tranh và giá trị nghệ thuật của nó . 3. Họa sĩ Nguyễn Đỗ Cung và bức tranh : Du kích tập bắn. - Gọi một HS đọc bài giới thiệu. + Cho biết năm sinh ( Mất ) của nhạc sĩ ? nơi sinh + Ông đã từng học ở trường nào ? + Nêu vài nét về cuộc đời và sự nghiệp sáng tác của họa sĩ ? + Ông làm gì khi hòa bình lập lại ? + Các tác phẩm tiêu biểu của ông ? + Ông được nhận giải thưởng gì của nhà nước ? _ Nhận xét , bổ sung , chốt lại vài nét về Nguyễn Đỗ Cung. * Bức tranh : Du kích tập bắn. - Cho cả lớp quan sát bức tranh. + Chất liệu ? + Bố cục ? + Hình ảnh ? + Màu sắc ? Nhận xét, phân tích qua để HS thấy vẻ đep và giá trị nghệ thuật của tranh . Hoạt động 3 Nhà điêu khắc, họa sĩ Diệp Minh châu và bức tranh : bác hồ vời thiếu nhi ba miền Trung,nam bắc. * Diệp Minh Châu. - Mời một HS đọc bài giới thiệu. + Ông sinh ( mất ) năm nào ? ở đâu ? + Ông đã học và tốt nghiệp trường MT nào ? + Đề tài trong các tác phẩm của ông ? + Các tác phẩm tiêu biểu ? + Ông được nhà nước truy tặng giải thưởng gì ? - Nhận xét, bổ sung và chốt lại vài nét về ông * Bức tranh : Bác Hồ với thiếu nhi ba miền Trung, Nam ,Bắc. - Yêu cầu HS quan sát và nhận xét tranh. + Chất liệu ? + Bố cục ? + Hình ảnh ? + Mầu sắc ? + Gía trị nghệ thuật của bức tranh ? - Nhận xét, phân tích bức tranh. Hoạt động 4 Đánh giá kết quả học tập. - Đưa ra một số câu hỏi củng cố. + Cho biết đặc điểm chung vủa 4 họa sĩ trên ? + Các họa sĩ này có vai trò như thế nào với nền MT Việt Nam hiện đại ? - Nhận xét, bổ sung - Nhận xét giờ học. - Trả lời các câu hỏi - Nghe và nhớ lại - Đọc bài - Trả lời các câu hỏi - Nghe, ghi bài - Trả lời các câu hỏi - Nghe và ghi bài. - Đọc bài - Trả lời các câu hỏi - Nghe và ghi bài. - Quan sát tranh - Trả lời các câu hỏi - Quan sát, nghe và ghi bài. - Đọc bài - Trả lời các câu hỏi - Nghe và ghi bài. - Quan sát và nhận xét tranh - Quan sát và nghe - Đọc bài - Trả lời các câu hỏi - Nghe - Quan sát + Trả lời các câu hỏi - Quan sát và lắng nghe. - Trả lời D. Bài tập về nhà: - Sưu tầm thêm các bài viết, tranh ảnh liên quan đến các tác giả được giới thiệu trong bài. - Học thuộc nội dung bài học e. rúT KINH NGHIệM Ngày soạn : Ngày giảng : Bài 23 Trang trí đĩa tròn Vẽ trang trí A. Mục tiêu : - Thấy được vẻ đẹp và tầm quan trọng của trang trí đĩa tròn. - Học sinh biết sắp xếp hoạ tiết trong trang trí hình tròn. - Biết các lựa chọn hoạ tiết và trang trí được các đĩa tròn. B. Chuẩn bị : 1- Đồ dùng dạy - học - ảnh một số đĩa trang trí,một số mẫu đĩa thật, một số mẫu trang trí hình tròn. - Một số bài vẽ của học sinh. 2- Phương pháp dạy - học - Phương pháp thuyết trình - Phương pháp vấn đáp - Phương pháp trực quan, minh họa - Phương pháp luyện tập. C. Tiến trình dạy - học : 1. ổn định lớp 2. Bài mới Hoạt động của gv Hoạt động của hs Hoạt động 1 Quan sát nhận xét. - Giáo viên giới thiệu ảnh các đĩa trang trí. + Đĩa trang trí được dùng những loại hoạ tiết nào? + Hình dáng và màu sắc các hoạ tiết. + Cách sắp đặt các hoạ tiết ở trung tâm và xung quanh đĩa? + Kích thước các hoạ tiết và các khoảng trống? + Màu sắc tổng thể của đĩa? + Đĩa được làm bằng những chất liệu gì ? + Việc trang trí đĩa có tác dụng gì ? - Chốt lại vài nét về đĩa tròn và trang trí đĩa tròn Hoạt động 2 Hướng dẫn HS cách trang trí. - Giáo viên minh hoạ 2 cách phác mảng, đặt hoạ tiết. - Đặt hoạ tiết đối xứng, xen kẽ nhắc lại dùng các đường trục, đường cong, đường tròn để chia mảng. - Đặt hoạ tiết tự do: Phác chu vi các mảng hình, đặt hoạ tiết cho cân đối. - Màu sắc chọn những màu sắc êm dịu và dùng ít màu. - Hướng dẫn kỹ để HS biết cách trang trí đĩa hình tròn. - Cho HS quan sát thêm một số bài vẽ trang trí đĩa tròn của HS để HS tìm hiểu thêm. Hoạt động 3 Hướng dẫn HS làm bài. - Yêu cầu HS vẽ bài trang trí đĩa tròn với đường kính 16 Cm. - Theo sát và hướng dẫn, gợi ý HS cách vẽ - Tạo điều kiện để HS vẽ bài thoải mái - Đôn đốc, nhắc nhở HS hoàn thành bài vẽ trong tiết học. Hoạt động 4 Đánh giá kết quả học tập. - Chọn vài bài vẽ treo lên bảng hướng dẫn HS nhận xét về : + Bố cục + Họa tiết + Màu sắc - Nhận xét, bổ sung, cho điểm động viên - Quan sát - Trả lời các câu hỏi - Nghe và ghi bài - Quan sát và ghi bài - Quan sát và học tập - HS suy nghĩ và vẽ bài - HS cố gắng hoàn thành bài vẽ - Quan sát và nhận xét - Nghe D. Bài tập về nhà: - Hoàn thành bài vẽ. - Chuẩn bị cho bài học sau. - Chuẩn bị mẫu vẽ lọ hoa và quả - Giao nhiệm vụ chuẩn bị mẫu vẽ hoa quả cho HS e. rúT KINH NGHIệM Ngày soạn : Ngày giảng : Bài 24 Vẽ theo mẫu Lọ hoa và quả ( Tiết 1 : Vẽ bằng bút chì đen ) I. Mục tiêu : - Học sinh biết cách vẽ hình từ bao quát đến chi tiết qua so sánh tương quan tỷ lệ giữa các mẫu vẽ. - Vẽ được lọ hoa và quả gần giống với mẫu hình vẽ và thể hiện được tương đối độ đậm nhạt theo ba mức độ cơ bản . - Qua bài vẽ thấy được vẻ đẹp của mẫu vẽ qua bố cục, màu sắc.. B. Chuẩn bị: 1. Đồ dùng dạy học GV : - Một số bộ mẫu để học sinh vẽ theo nhóm, lọ và hoa có hình đơn giản. - Một số tranh vẽ lọ hoa và quả của họa sĩ và tranh của HS năm trước. - Tranh minh hoạ hướng dẫn
File đính kèm:
- MT7_1.doc