Giáo án môn Lịch sử và Địa lí Lớp 4 - Tuần 21
Dạy-học bài mới:
1) Giới thiệu bài:
2) Bài mới:
* Hoạt động 1: Sơ đồ nhà nước thời Hậu lê và quyền lực của nhà vua
MT : HS nắm được sơ đồ bộ máy nhà nước thời Hậu Lê
PP :Thảo luận nhóm 4
- Yc hs đọc SGK và TLCH:
1) Nhà Hậu Lê ra đời vào thời gian nào? Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì? Đóng đô ở đâu?
+ Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê?
+ Việc quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào?
- Việc quản lí đất nước thời Hậu Lê như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua sơ đồ về nhà nước thời Hậu Lê.
+ Bước 1: Y/c hs đọc đoạn đầu trong SGK, kết hợp với quan sát hình 1 để hình dung xem tổ chức bộ máy nhà nước thời Hậu Lê như thế nào.
+ Bước 2: GV đưa ra khung sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước (chưa điền nội dung) y/c hs lên bảng điền nội dung vào, cả lớp điền vào vở nháp
+ Bước 3: Treo sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước đã chuẩn bị lên bảng để hs so sánh với kết quả làm việc của mình.
- Dựa vào sơ đồ, các em hãy cho biết ai là người đứng đầu triều đình? có quyền lực như thế nào?
- Giúp việc cho vua có các bộ phận nào?
GV chốt :Như vậy, toàn cảnh bức tranh cho thấy: Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước khá chặt chẽ, quy củ; sự cách biệt vua-quan rất rõ ràng, nghiêm ngặt.
Lịch sử NHÀ HẬU LÊ VÀ VIỆC TỔ CHỨC QUẢN LÝ ĐẤT NƯỚC I. MỤC TIÊU - Biết nhà Hậu Lê đã tổ chức quản lý đất nước tương đối chặt chẽ: soan Bộ luật Hồng Đức (nắm những nội cơ bản), vẽ bản đồ đất nước. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Sơ đồ về tổ chức bộ máy nhà nước thời Hậu Lê - Phiếu học tập của hs III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 18’ 12’ 2’ Dạy-học bài mới: 1) Giới thiệu bài: 2) Bài mới: * Hoạt động 1: Sơ đồ nhà nước thời Hậu lê và quyền lực của nhà vua MT : HS nắm được sơ đồ bộ máy nhà nước thời Hậu Lê PP :Thảo luận nhóm 4 - Yc hs đọc SGK và TLCH: 1) Nhà Hậu Lê ra đời vào thời gian nào? Ai là người thành lập? Đặt tên nước là gì? Đóng đô ở đâu? + Vì sao triều đại này gọi là triều Hậu Lê? + Việc quản lí đất nước dưới thời Hậu Lê như thế nào? - Việc quản lí đất nước thời Hậu Lê như thế nào? Các em cùng tìm hiểu qua sơ đồ về nhà nước thời Hậu Lê. + Bước 1: Y/c hs đọc đoạn đầu trong SGK, kết hợp với quan sát hình 1 để hình dung xem tổ chức bộ máy nhà nước thời Hậu Lê như thế nào. + Bước 2: GV đưa ra khung sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước (chưa điền nội dung) y/c hs lên bảng điền nội dung vào, cả lớp điền vào vở nháp + Bước 3: Treo sơ đồ tổ chức bộ máy nhà nước đã chuẩn bị lên bảng để hs so sánh với kết quả làm việc của mình. - Dựa vào sơ đồ, các em hãy cho biết ai là người đứng đầu triều đình? có quyền lực như thế nào? - Giúp việc cho vua có các bộ phận nào? GV chốt :Như vậy, toàn cảnh bức tranh cho thấy: Cơ cấu tổ chức bộ máy nhà nước khá chặt chẽ, quy củ; sự cách biệt vua-quan rất rõ ràng, nghiêm ngặt. * Hoạt động 2: Vua Lê Thánh Tông đã làm gì để quản lí đất nước. MT : HS biết được một số việc làm cụ thể của nhà vua để quản lí đất nước PP : Thảo luận nhóm đôi - Y/c hs làm việc nhóm đôi tìm những việc làm cụ thể của nhà vua để quản lí đất nước ? - Hãy đọc SGK thảo luận nhóm đôi, nêu những nội dung chính của bộ luật Hồng Đức? - Bộ luật Hồng Đức bảo vệ quyền lợi của ai? - Bộ luật Hồng Đức có điểm nào tiến bộ? - Với những nội dung cơ bản như trên, Bộ luật Hồng Đức đã có tác dụng như thế nào trong việc cai quản đất nước? + GV chốt ý 3/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc phần tóm tắt cuối bài - Giáo dục hs thấy được tầm quan trọng của luật phát và ý thức tôn trọng pháp luật. - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Trường học thời Hậu Lê -HS lắng nghe - Đọc trong SGK và TLCH - Đọc SGK và quan sát hình 1 - Hoàn thành sơ đồ - Theo dõi, đối chiếu - Lắng nghe, ghi nhớ - HS lắng nghe - Làm việc nhóm đôi, trả lời câu hỏi - Lắng nghe - Thảo luận, trả lời - Cả lớp nhận xét - HS lắng nghe - Vài hs đọc - HS lắng nghe và thực hiện. Rút kinh nghiệm: ... Địa lí NGƯỜI DÂN Ở ĐỒNG BẰNG NAM BỘ I. MỤC TIÊU - Nhớ được tên một số dân tộc sống ở đồng bằng Nam Bộ: Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa. - Trình bày một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở, trang phục của người dân ở đồng bằng Nam Bộ: Người dân ở Tây Nam Bộ thường làm nhà dọc theo các sông ngòi, kênh rạch, nhà cửa đơnn sơ. + Đồng bằng Nam Bộ có hệ thống sông ngòi, kênh rạch chằng chịt. Ngoài đất phù sa màu mỡ, đồng bằng Nam Bộ còn nhiều đất phèn, đất mặn cần phải cải tạo. + Trang phục phổ biến của người dân Nam Bộ trước đây là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn. II. ĐỒ DÙNG DẠY HỌC: - Tranh, ảnh về nhà ở, làng quê, trang phục, lễ hội của người dân ở ĐBNB III. CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC: TG Hoạt động của giáo viên Hoạt động của học sinh 15’ 15’ 2’ 1) Giới thiệu bài: 2) Bài mới: * Hoạt động 1: Nhà ở của người dân MT : HS trình bày được một số đặc điểm tiêu biểu về nhà ở của người dân ở vùng đồng bằng Nam Bộ PP: thảo luận nhóm đôi, vấn đáp, giảng giải - Các em hãy đọc SGK và dựa vào vốn hiểu biết của bản thân cho biết: 1) Người dân sống ở ĐBNB thuộc những dân tộc nào? 2) Người dân thường làm nhà ở đâu? Vì sao? 3) Phương tiện đi lại phổ biến của người dân nơi đây là gì? - GV giảng giải them cho HS về đặc điểm nhà ở vùng này. - Cho hs xem tranh các ngôi nhà kiểu mới ở vùng ĐB NB * Hoạt động 2: Trang phục và lễ hội MT : HS nắm được một số đặc điểm về trang phục và lễ hội của người dân ở đồng bằng Nam Bộ PP : thảo luận nhóm 4, quan sát trực quan - Các em hãy thảo luận nhóm 4, dựa vào SGK, tranh, ảnh trong SGK để thảo luận các câu hỏi sau: 1) Trang phục thường ngày của người dân ĐBNB trước đây có gì đặc biệt? 2) Lễ hội của người dân nhằm mục đích gì? 3) Trong lễ hội thường có những hoạt động nào? 4) Kể tên một số lễ hội nổi tiếng ở ĐBNB? - Cho hs xem phim một số lễ hội ở ĐBNB Kết luận: Bài học trong SGK 3/ Củng cố, dặn dò: - Gọi hs đọc bài học - Giáo dục HS và liên hệ thực tế. - Về nhà xem lại bài - Bài sau: Hoạt động sản xuất của người dân ở ĐBNB - Nhận xét tiết học - Lắng nghe - Đọc SGK, trả lời 1) Kinh, Khơ-me, Chăm, Hoa 2) Xây dựng nhà ở dọc theo các sông ngòi, kênh rạch. Vì ở ĐBNB có hệ thống kênh rạch chằng chịt. 3) Phương tiện đi lại chủ yếu là xuồng, ghe - Lắng nghe - Quan sát tranh và lắng nghe - Đọc SGK, thảo luận nhóm 4 - Đại diện nhóm trả lời (mỗi nhóm 1 câu) 1) Trang phục phổ biến của người dân là quần áo bà ba và chiếc khăn rằn. 2) Nhằm mục đích cầu được mùa và những điều may mắn trong cuộc sống. 3) Đua bò, đua ghe ngo, tắm Bà 4) Lễ hội Bà Chúa Xứ, hội xuân núi Bà (Tây Ninh), lễ cúng trăng của đồng bào khơ me, lễ tế thần cá Ông (cá voi) của các làng chài ven biển,... - HS xem phim - HS lắng nghe - Một vài hs đọc - HS lắng nghe và thực hiện. Rút kinh nghiệm: ...
File đính kèm:
- giao_an_mon_lich_su_va_dia_li_lop_4_tuan_21.doc