Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Phú Dương
I/ Mục tiêu:
1/ Kiến thức: Cuộc khởi nghĩa Lam Sơn là cuộc đấu tranh giải phóng đất nước từ một cuộc khởi nghĩa nhỏ ở miền rừng núi Thanh Hoá dần dần phát triển trong cả nước.
- Tầng lớp quí tộc Trần, Hồ đã suy yếu không đủ sức lãnh đạo cuộc khởi nghĩa, chỉ có tầng lớp địa chủ mới do Lê Lợi lãnh đạo có đủ uy tín tập hợp các tầng lớp nhân dân.
2/ Tư tưởng:
- Giáo dục HS lòng yêu nước, biết ơn những người có công với đất nước như Lê Lợi - Nguyễn Trãi.
3/ Kĩ năng:
- Nhận xét nhân vật lịch sử, sự kiện lịch sử tiêu biểu trong cuộc khởi nghĩa Lam Sơn.
II/ Phương tiện dạy học:
- Lược đồ khởi nghĩa Lam Sơn
- Bia Vĩnh Lăng , ảnh Nguyễn Trãi.
III/ Tiến trình dạy hoc:
ợc đồ. II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: Trực quan, thuyết trình, thảo luận, kể chuyện.... 2. Đồ dùng dạy học: - Lược đồ Tây Sơn khởi nghĩa chống các thế lực phong kiến và chống quân xâm lược nước ngoài. - Lược đồ chiến thắng Rạch Gầm-Xoài Mút. III/ Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: 1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ a. Sự mục nát của chính quyền họ Nguyễn dẫn đến những hậu quả gì đối với nông dân và các tầng lớp khác? b. Trình bày trên lược đồ căn cứ địa của nghĩa quân Tây Sơn? 3. Giới thiệu Bài mới: 2’ Sau khi xây dựng căn cứ, nghĩa quân Tây Sơn ngày càng vững mạnh, phát triển lực lượng nghĩa quân, ba anh em Nguyễn Nhạc quyết tâm lật đổ chính quyền phong kiến thối nát, đánh đuổi quân Xiêm bảo vệ nền độc lập dân tộc. T/G Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng 20’ 10’ * Hoạt động1: - GV chỉ lược đồ: thành Qui Nhơn (huyện An Khê tỉnh Bình Định) - GV ð kể chuyện: chỉ trong vòng một đêm, nghĩa quân đã hạ đuợc thành Quy Nhơn. - GV: đính niên đại 1773 trên địa danh Qui Nhơn ở lược đồ. ? Em hãy nhận xét cách hạ thành Qui Nhơn của Nguyễn Nhạc? HS: Táo bạo, dũng cảm, thông minh, bất ngờ nên địch bị động. - GV: Lần đầu tiên nghĩa quân đã hạ được một thành lũy dinh thự của bọn quan lại, uy thế chính trị của chúng bị suy sụp. Trái lại uy thế nghĩa quân tăng lên nhanh chóng. - GV: Chỉ từ vùng Quảng Ngãi → Bình Thuận nghĩa quân đã làm chủ sau khi chiếm được thành Qui Nhơn. ? Em có nhận xét gì về địa bàn hoạt động của nghĩa quân sau khi hạ thành Qui Nhơn?(mở rộng) ? Chúa Trịnh có hành động gì khi biết tin quân Tây Sơn nổi dậy? ? Tại sao Nguyễn Nhạc hòa hoãn với quân Trịnh? HS: Nghĩa quân ở vào thế bất lợi, hòa hoãn với quân Trịnh để giữ yên mặt Bắc, dồn sức đánh vào Nam... - GV: Chỉ trên lược đồ tình huống hiểm nghèo của nghĩa quân Tây Sơn ở giữa có nguy cơ bị bao vây và tiêu diệt. - GV Trình bày quá trình lật đổ chính quyền họ Nguyễn.( đính 1783 vào Gia Định) ? Vì sao cuộc khởi nghĩa lan nhanh và giành được thắng lợi? HS: Do sức mạnh nhân dân hưởng ứng cuộc k/n, lòng căm thù giai cấp phong kiến và sự đoàn kết dân tộc, tài trí của anh em Tây Sơn lãnh đạo phong trào. 2. Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút(1785) ? Sau nhiều lần bị quân Tây Sơn đánh bại Nguyễn Ánh đã làm gì? HS: Cầu cứu vua Xiêm, vua Xiêm lợi dụng cơ hội này thực hiện âmưu chiếm đất Gia Định. ? Em có nhận xét gì về hành động này? HS: Đây là hành động “cõng rắn cắn gà nhà”, “rước voi về giày mã tổ”... là hành động bán nước, đáng lên án. - GV: Sử dụng lược đồ h57 chỉ đường tiến quân của quân Xiêm kéo vào Gia Định theo 2 mũi. ? Quân Xiêm vào nước ta chúng có những hành động gì? HS: Hung hăng, bạo ngược... nhân dân căm giận. ? Trước tình hình như vậy nghĩa quân Tây Sơn đối phó như thế nào? HS: 1-1785 Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định.... - GV: dùng lược đồ giúp HS xác định vị trí của Gia Định, Mĩ Tho(đại bản doanh của nghĩa quân) và khúc sông Rạch Gầm- Xoài Mút. ? Vì sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông này làm trận địa quyết chiến? HS tham khảo thêm phần chữ in nghiêng SGK - GV: chỉ các kí hiệu thủy quân, bộ binh Tây Sơn( thủy quân giấu trong các nhánh sông Rạch Gầm- Xoài Mút và các ngách của cù lao; bộ binh: mai phục bên bờ và trên cù lao giữa sông) - GV tường thuật trận đánh trên lược đồ.( đính niên hiệu 1785 vào lược đồ) -HS thảo luận nhóm : Chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút có ý nghĩa như thế nào? HS: Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân, là một trong những trận thủy lớn nhất. 1. Lật đổ chính quyền họ Nguyễn: a/ Hạ thành Quy Nhơn - Tháng 9- 1773 nghĩa quân hạ thành Qui Nhơn. - Giữa năm 1774 địa bàn kiểm soát của nghĩa quân được mở rộng từ Quảng Nam đến Bình Thuận. b/ Hòa hoãn với quân Trịnh: - Nghĩa quân Tây Sơn ở vào thế bất lợi: Phía Bắc quân Trịnh, phía Nam quân Nguyễn _ Nguyễn Nhạc tạm hòa hoãn với Trịnh để dồn sức đánh Nguyễn c/Tiêu diệt quân Nguyễn: - Năm 1777 nghĩa quân Tây Sơn lật đổ chính quyền họ Nguyễn. 2. Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút(1785) a. Nguyên nhân: Nguyễn Ánh sang cầu cứu vua Xiêm. b. Diễn biến: - 1784 Quân Xiêm chiếm miền Tây Gia Định. - 1-1785 Nguyễn Huệ tiến quân vào Gia Định và chọn Rạch Gầm- Xoài Mút làm trận quyết chiến. - Ngày 19-1-1785; Nguyễn huệ dùng mưu nhử địch vào trận mai phục c/ Kết quả: 5 vạn quân xâm lược Xiêm bị đánh tan. d. Ý nghĩa: - Khẳng định sức mạnh của nghĩa quân - Đập tan mưu đồ xâm lược của phong kiến Xiêm 4. Củng cố: 5’ 1. Trình bày chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút theo lược đồ? * Tổ chức HS làm bài tập trắc nghiệm 2. Năm 1774, nghĩa quân Tây Sơn đã kiểm soát được vùng đất nào? A. Từ Bình Định đến Quảng Ngãi. B. Từ Quảng Nam đến Bình Thuận. C. Từ Quảng Nam đến Bình Định D. Từ Quảng Ngãi đến Bình Thuận. 3. Năm 1777, nghĩa quân Tây Sơn đã lập được chiến công gì? A. Hạ thành Qui Nhơn. B. Chiếm vùng đất rộng từ từ Quảng Nam đến Bình Thuận. C. Bắt được chúa Nguyễn, lật đổ chính quyền họ Nguyễn ở Đàng Trong. D. Đánh bại quân Trịnh ở phía Bắc. 4. Vì sao Nguyễn Huệ chọn khúc sông Tiền từ Rạch Gầm đến Xoài Mút làm trận quyết chiến? A. Đây là vì trí chiến lược quan trọng của địch. B. Địa hình thuận lợi cho việc đặt phục binh. C. Đó là một con sông lớn. D. Hai bên bờ sông có cây cối rậm rạp 5. Dặn dò: 2’ Học bài cũ,trả lời câu hỏi SGK - Chuẩn bị bài sau: Nghiên cứu lược đồ và trả lời các câu hỏi SGK Bài 25( tt) phần III Ngày soạn 20/3/2011 Ngày dạy: 22/03/2011 Bài 25 Tiết : 55 PHONG TRÀO TÂY SƠN ( Tiếp theo) III. TÂY SƠN LẬT ĐỔ CHÍNH QUYỀN HỌ TRỊNH I/ Mục tiêu: Sau khi học xong bài này, HS cần nắm vững được những mục tiêu sau: 1. Kiến thức: - Các sự kiện chính của phong trào Tây Sơn lật đổ chính quyền phong kiến vua Lê, chúa Trịnh. 2. Tư tưởng: Tự hào về truyền thống đấu tranh anh dũng của dân tộc những chiến công vĩ đại của nghĩa quân Tây Sơn. 3. Kĩ năng: Trình bày diễn biến trận đánh trên lược đồ. II/ Chuẩn bị: 1. Phương pháp: Trực quan, tường thuật, phân tích.... 2. Đồ dùng dạy học: Lược đồ, tư liệu liên quan III/ Các bước lên lớp: 1. Ổn định lớp: .1’ 2. Kiểm tra bài cũ: 5’ a) Trình bày ý nghĩa của chiến thắng Rạch Gầm – Xoài Mút? - Hãy khoanh tròn chữ cái đứng trước câu em chọn đúng : b) Khi nghe quân Tây Sơn nổi dậy, chúa Trịnh đã: A. Bí mật cấu kết với chúa Nguyễn đánh Tây Sơn. B. Đem quân đánh chiếm Phú Xuân(Huế). C. Ủng hộ Tây Sơn đánh chúa Nguyễn. D. Đem quân đánh Tây Sơn, tạo điều kiện cho chúa Nguyễn tiêu diệt quân Tây Sơn. c) Nguyễn Nhạc có chủ trương gì khi phía Bắc là quân Trinh, phía Nam là quân Nguyễn? A. Tạm hòa hoãn với quân Trịnh, dồn sức đánh quân Nguyễn. B. Tạm hòa hoãn với quân Nguyễn, dồn sức đánh quân Trịnh. C. Tạm hòa với cả Trịnh và Nguyễn để củng cố lực lượng. 3. Giới thiệu bài mới 2’ Sự mục nát của chính quyền phong kiến là nguyên nhân dẫn đến cac cuộc đấu tranh của nhân dân. Sau khi lật đổ chính quyền họ Nguyễn, Nguyễn Huệ quyết định đem quân ta Bắc tiêu diệt chính quyền Lê-Trịnh, thống nhất đất nước. T/G Hoạt động của thầy và trò Nội dung ghi bảng * Hoạt động1: ? Tình hình Phú Xuân như thế nào khi quân Trịnh chiếm giữ? (quân Trịnh kiêu căng, sách nhiễu dân chúng) ? Nghĩa quân Tây Sơn có kế hoạch gì mới khi tiêu diệt 5 vạn quân Xiêm?(tính đến tiêu diệt chính quyền họ Trịnh) - GV: tường thuật việc Nguyễn Huệ đánh Phú Xuân. Đính 1786 ở Phú Xuân. ? Việc Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân có ý nghĩa như thế nào?(hoàn toàn làm chủ Đàng Trong, tạo thanh thế tiến ra Bắc...) - GV: Sau khi làm chủ Đàng Trong Nguyễn Huệ có kế hoạch tiến thẳng ra Đàng ngoài. ? Vì sao khi tiến quân ra Bắc, Nguyễn Huệ nêu danh nghĩa “phù Lê diệt Trịnh”?(phân hóa hàng ngũ địch, tập hợp dân chúng ủng hộ và nhiều người còn tưởng nhớ nhà Lê) - GV: tường thuật quá trình quân Tây Sơn đánh ra Thăng Long diệt Trịnh.( đính 1786 vào địa danh Thăng Long) ? Vì sao nghĩa quân Tây Sơn nhanh chóng lật đổ được chính quyền họ Trịnh?(nhân dân chán ghét chính quyền họ Trịnh, ủng hộ Tây Sơn, thế lực nghĩa quân Tây Sơn lúc bấy giờ đang mạnh) 2. Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút(1785) ? Tình hình Bắc Hà như thế nào khi quân Tây Sơn rút về Nam?(con cháu họ Trịnh nổi lọan, Lê Chiêu Thống bạc nhược, Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền chống Tây Sơn.) - GV: chỉ trên lược đồ nơi chiếm giữ của 3 anh em Tây Sơn ? Em hãy cho biết vài nét về Nguyễn Hữu Chỉnh?(vốn là tướng chúa Trịnh sau đó theo Tây Sơn, tham gia đánh Phú Xuân rồi đánh ra Bắc Hà, ở lại Nghệ An...) ? Tại sao Chỉnh mưu phản? (vì quyền lợi cá nhân, muốn xây dựng lực lượng riêng...) ? Trước tình hình như vậy, Nguyễn Huệ có biện pháp như thế nào? (cử Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh) - GV: trình bày mưu đồ của Nhậm và Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần thứ hai để diệt Nhậm thu phục Bắc Hà.( đính 1788 vào địa danh Thăng Long) - GV giải thích thêm nguyên nhân giúp Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà là được sự ủng hộ nhiệt tình của các sĩ phu nổi tiếng như Ngô Thì Nhậm, Phan Huy Ích... và được nhân dân ủng hộ. Đồng thời chính quyền Lê-Trịnh đã thối nát ? Vì sao Nguyễn Huệ thu phục được Bắc Hà?( nhiều sĩ phu nổi tiếng giúp đỡ, lực lượng Tây Sơn hùng mạnh, chính quyền phong kiến Trịnh- Lê quá thối nát) HS thảo luận theo nhóm ? Việc lật đổ chính quyền Lê-Trịnh có ý nghĩa như thế nào? (xóa bỏ sự chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho việc thống nhất nước nhà) 1. Hạ thành Phú Xuân tiến ra Bắc Hà diệt họ Trịnh: - 6- 1786 Nguyễn Huệ hạ thành Phú Xuân. - Giữa năm 1786 Nguyễn Huệ tiến ra Thăng Long lật đổ chính quyền họ Trịnh. 2. Chiến thắng Rạch Gầm- Xoài Mút(1785) - Sau khi quân Tây Sơn rút về Nam, tình hình Bắc Hà lại rối loạn. Nguyễn Hữu Chỉnh lộng quyền, mưu phản. - Nguyễn Huệ sai Vũ Văn Nhậm ra Bắc diệt Chỉnh, sau đó Nhậm lộng quyền. - Năm 1788 Nguyễn Huệ ra Bắc Hà lần thứ hai tiêu diệt Vũ Văn Nhậm và thu phục Bắc Hà. */ Ý nghĩa: Tiêu diệt chúa Nguyễn ở Đàng Trong, lật đổ chính quyền Lê- trịnh ở Đàng Ngoài, đặt cơ sở thống nhất đất nước 4. Củng cố: GV: tổ chức cho học sinh chơi trò chơi “ Ai nhanh hơn” */ Hình thức: GV chẩn bị mỗi đội 6 miếng ghép(dán): 3 miếng ghi thứ tự( niên đại) lần1, lần 2, lần 3; 3 miếng ghi sự kiện lịch sử của nghĩa quân Tây sơn ba lần t
File đính kèm:
- SU 9(5).doc