Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Trường THCS nghi Lâm
Mỗi một ngành khoa học bao giờ cũng có một hệ thống phương pháp. Phương pháp dạy học lịch sử cũng vậy, cũng có rất nhiều phương pháp dạy: nêu vấn đề, trình bày miệng, miêu tả, tường thuật. nhưng tôi xin chọn một phương pháp để trình bày: "Sử dụng đồ dùng trực quan".
Trực quan là một nguyên tắc trong các nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học được xem xét dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác - LêNin về sự thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng. Trong nhận thức của con người và của học sinh luôn diễn ra hai quá trình.
Phần mở đầu I: Lý do chọn đề tài Mỗi một ngành khoa học bao giờ cũng có một hệ thống phương pháp. Phương pháp dạy học lịch sử cũng vậy, cũng có rất nhiều phương pháp dạy: nêu vấn đề, trình bày miệng, miêu tả, tường thuật... nhưng tôi xin chọn một phương pháp để trình bày: "Sử dụng đồ dùng trực quan". Trực quan là một nguyên tắc trong các nguyên tắc cơ bản của lý luận dạy học được xem xét dưới ánh sáng của Chủ nghĩa Mác - LêNin về sự thống nhất giữa cụ thể và trừu tượng. Trong nhận thức của con người và của học sinh luôn diễn ra hai quá trình. - Từ việc nghiên cứu cụ thể, chi tiết rút ra trừu tượng. - Từ việc nghiên cứu chung, trừu tượng vận dụng vào để hiểu cụ thể, đơn nhất. Mặc dù xuất phát của hai quá trình khác nhau nhưng mục đích chung làm cho nhận thức của con người hoàn thiện sâu sắc hơn. Bên cạnh đó, do đặc trưng của môn lịch sử không thể tái diễn như nó đã từng tồn tài. Vì vậy vấn đề trực quan là vấn đề quan trọng. Không thể tái diễn được quá khứ vấn đề trực quan giúp học sinh đi từ cụ thể đến nhận thức bản chất. Trong quá trình nhận thức của học sinh trực quan có ý nghĩa quan trọng. Như vậy, bên cạnh việc coi trọng phương pháp trình bày miệng không thể coi nhẹ phương pháp trình bày đồ dùng trực quan vì biểu tượng có hình ảnh được hình thành trên cơ sở của thầy kết hợp với trực quan và các phương pháp khác. II: Mục đích việc sử dụng đồ dùng trực quan trong dạy học lịch sử nhằm: 1) Về mặt giáo dưỡng: Góp phần tạo biểu tượng lịch sử cho học sinh. Trong quá trình giảng dạy sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với lời nói làm cho quá khứ biểu tượng của loài người hiện lên trước mắt học sinh có những hình ảnh tin cậy về quá khứ, biểu tượng chính xác, chân thực, cụ thể về quá khứ. Giúp học sinh tránh được hiện tượng: Hiện đại hoá lịch sử. Mặt khác, nó cũng là chỗ dựa để hiểu sâu sắc bản chấc của sự kiện lịch sử là phương tiện để hình thành khái niệm và rút ra quy luật. Qua đó học sinh không chỉ nắm được hình dáng mà còn nắm được cấu tạo, tốc độ của sự kiện lịch sử, hình thành khái niệm lịch sử nắm vững được quy luật phát triển của lịch sử. Đồng thời nó giúp học sinh nhớ kỹ, hiểu sâu những hình ảnh, những kiến thức lịch sử, những tư tưởng mà học sinh thu nhận được. 2) Về mặt giáo dục: Đồ dùng trực quan góp phần phát triển khả năng quan sát trí tưởng tượng, tự duy và ngôn ngữ của học sinh về lịch sử. 3) Phát triển: Góp phần giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh ngoài ra còn góp phần phát triển quan điểm thẩm mỹ. Phần nội dung I: Sử dụng đồ dùng trực quan trong chương II Trong bài này tôi sử dụng bức tranh về người nông dân Pháp trước cách mạng, sơ đồ 3 đẳng cấp, Rôbexpie. 1) Đối với mục 1 của bài: Để khắc hoạ cuộc sống của người nông dân tôi dùng bức tranh về người nông dân Pháp và miêu tả. Người nông dân phải chịu 2 từng áp bức trong chế độ phong kiến với hình ảnh: Người nông dân cõng trên lưng 2 người đại diện 2 thế lực, trong tay cầm chiếc gậy chống với thân hình còm cõi. Bên cạnh đó dưới chân họ là chuột, nhán đại diện cho thiên tai mùa màng. Trong mục này còn có nhân vật cần phải khắc hoạ đó là Vua LuI XVI. Vua LuI XVI là một ông vua ít chú ý đến chính trị, ông thường nói rằng việc trí óc làm ông mệt mỏi, thường ngủ gật khi chủ toạ Hội đồng vương quốc chỉ thích săn bắn, tiệc tùng. Chuồng ngựa của nhà vua có 1857 con với 1400 người giữ ngựa, ở các tỉnh còn giữ 1200 con ngựa, mỗi khi vua ra ngoài có 217 người theo hầu. Hàng năm ông vua này đốt 216.000 Livrơ cộng với số tiền mà vua chi cho 400 gia đình triều thần hàng năm. Trong khi dạy tình hình xã hội của Pháp trước 1789 tôi sử dụng sơ đồ 3 đẳng cấp để giảng dạy. Đẳng cấp quý tộc Đẳng cấp tăng lữ Có mọi quyền, không phải nộp thuế Đẳng cấp thứ 3 Nông dân Đại tư sản Tư sản Tư sản vừa Bình dân Tư sản nhỏ Không có quyền phải nộp thuế Công nhân Thợ thủ công Tiểu thương Tiểu chủ 2) ở mục 3 của phần I có hình 15: Rôbexpie Tôi sử dụng chân dung của nhân vật kết hợp với miêu tả: Đó là người đứng đầu và lãnh đạo chính phủ chuyên chính Giacô banh khi con người trẻ trung với tầm vóc không cao, mảnh dẻ ăn mặc chỉnh tề có bộ tóc giả rắc phấn xuất hiện ở các cuộc họp của phái Giacô banh thì mọi người vỗ tay nồng nhiệt đón tiếp ông. Quốc ước và cả nước Pháp, Châu Âu lắng nghe từng lời nói của ông. Ông có được uy tín này không chỉ vì ông sáng suốt trong quản lý Nhà nước mà vì ông đấu tranh không nghiêng ngả, quyết liệt với kẻ thù của cách mạng. Ông hoàn toàn cống hiến sức mình cho cách mạng, từ bỏ cuộc đời riêng. Đạt tới địa vị cao nhất của chính quyền Rôbexpie vẫn sống như xưa trong một chái nhà bằng gỗ của bác thợ mộc Riplê. ông được nhân dân tặng danh hiệu "Con người không thể mua chuộc" II: Tác dụng - kết quả của việc sử dụng: 1) Tác dụng: Trong sách giáo khoa chỉ trình bày lần lượt nội dung nhưng nếu giáo viên chỉ sử dụng phương pháp trình bày miệng thì hiệu quả sẽ không cao. Cụ thể: Khi dạy về tình hình kinh tế chính trị - xã hội của Pháp trước 1789 nếu không miêu tả hình ảnh người nông dân trước cách mạng, Vua LuI XVI và sử dụng sơ đồ về 3 đẳng cấp thì sẽ không thể cung cấp cho học sinh một cái nhìn có chiều sâu. Việc sử dụng những đồ dùng trực quan này sẽ giúp học sinh hiểu được nguồn gốc, nguyên nhân dẫn đến cuộc cách mạng tư sản Pháp mặc dù tiêu đề của mục không đề cập trực tiếp đến nguyên nhân bùng nổ cuộc cách mạng. Giáo viên sử dụng bức tranh biếm hoạ về người nông dân sẽ giúp học sinh hiểu rõ hơn tình cảnh của người nông dân trước cách mạng cuộc sống khổ cực, bần cùng của người nông dân đã thúc đẩy họ phải làm cuộc cách mạng để thoát khỏi ách áp bức - bóc lột của chế độ phong kiến. Có như vậy người nông dân mới có cuộc sống ấm no - hạnh phúc. Như vậy việc sử dụng tranh ảnh có tác dụng rất lớn đến tất cả các giác quan của học sinh, giúp học sinh nhìn nhận một số vấn đề dưới nhiều góc độ. Từ đó rút ra kết luận hoàn chỉnh. Việc đưa ra sơ đồ 3 đẳng cấp sẽ vạch rõ sự bất hợp lý, không công bằng trong xã hội. Qua đó học sinh sẽ thấy được sự phân chia xã hội của nước Pháp trước năm 1789 thành hai đối cực. Một là quý tộc, tăng lữ và 1 là đẳng cấp thứ 3 riêng đẳng cấp thứ 3 là đẳng cấp chiếm số lượng đông trong xã hội, vai trò lớn (làm ra phần lớn của cải) nhưng quyền lợi không có (không được làm quan, phải nộp thuế) Từ đó sẽ làm cho học sinh nảy ra suy nghĩ vậy làm thế nào để xoá bỏ sự bất hợp lý ấy? Chỉ có một cách lật đổ chế độ phong kiến. Như vậy, với sơ đồ 3 đẳng cấp giúp học sinh nắm vững kiến thức, nhớ được lâu, đầy đủ và nhanh. Chỉ cần nhìn vào sơ đồ sẽ thấy toát lên kiến thức cơ bản. Bên cạnh đó việc sử dụng chân dung Rôbexpie cũng có tác dụng lớn. Đây là một nhân vật lịch sử xuất hiện cách đây nhiều thế kỷ. Nếu giáo viên không sử dụng bức chân dung kết hợp với miêu tả thì học sinh không thể hình dung ra người lãnh đạo nhân dân khởi nghĩa và người giữ chức vụ cao trong chính quyền. Mặc dù trong khuôn khổ một tiết học giáo viên không thể đủ thời gian để giải thích chi tiết tất cả các kiến thức nhưng việc sử dụng bức chân dung sẽ tránh cho học sinh hiện đại hoá lịch sử, tưởng tượng những gì không có trong thực tế. 2) Kết quả: Qua điều tra thực tế trên các lớp trực tiếp giảng dạy tôi đã rút ra được kết quả sau: Nếu trong khi dạy giáo viên không sử dụng đồ dùng trực quan kết hợp với phương pháp trình bày miệng và miêu tả thì hiệu quả của giờ học không cao, không gây được hứng thú cho học sinh dễ gây ra tâm lý uể oải, nhàm chán cho người tiếp thu. 100% học sinh đều thích giáo viên sử dụng đồ dùng trực quan, trong tổng số 100% học sinh có khoảng 25% học sinh thông qua đồ dùng trực quan để suy nghĩ, tìm tòi những gì đồ dùng trực quan muốn nói. 50% học sinh tiếp thu một cách có hào hứng, thích thú. 25% học sinh nhận thấy đồ dùng trực quan là một phương tiện để xem, nhìn. Như vậy dù sao thì việc sử dụng đồ dùng trực quan cũng rất hữu ích. Sẽ hạn chế được tình trạng nói chuyện riêng, kém tập trung. Những học sinh nào không yêu thích môn học khi đưa đồ dùng trực quan vào sẽ có tác dụng ngăn chặn sự quấy phá, ảnh hưởng đến những bạn ngồi xung quanh. III: Kết luận: Mỗi giáo viên có một phương pháp giảng dạy, không ai không giống ai. Trên đây là một phương pháp tôi đúc rút ra qua 2 năm giảng dạy. Qua đây tôi cũng muốn nói lên suy nghĩ, đánh giá kết quả của phương pháp mà mình thực hiện. Nhưng vì là một giáo viên mới ra trường kinh nghiệm còn ít, chắc hẳn sẽ không tránh khỏi thiếu sót. Rất mong được đồng nghiệp, bạn bè xem xét và có ý kiến./. Sở giáo dục - đào tạo thanh hoá Phòng giáo dục huyện nga sơn Trung tâm GDTX - DN Nga Sơn --------------@& ?-------------- người thực hiện: Vũ Thị Tân Tổ bộ môn: Lịch sử Đơn vị công tác: TTGDTX&DN huyện Nga Sơn đề tài sử dụng đồ dùng trực quan trong chương II "cách mạng tư sản pháp 1789" lớp 10 Năm học 2002 - 2003 ****************
File đính kèm:
- sang kien kinh nghiem 9.doc