Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Lê Đình Chinh

I. Mục tiêu bài học:

 1. Kiến thức:

 - Hiểu được những nội dung cơ bản của quan hệ quốc tế từ 1945 đến 1991

 - Sự hình thành trật tự thế giới mới và sự thành lập tổ chức Liên Hợp quốc.

 - Những đặc điểm cơ bản của quan hệ quốc tế từ năm 1991 đến nay

 2. Tư tưởng:

 - Những nét khái quát nửa sau thế kỉ XX với những diễn biến phức tạp.

 - Đó là cuộc đấu tranh gay gắt về những tiêu cực của loài người : Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ, hợp tác & phát triển.

 3. Kĩ năng:

 Rèn kĩ năng sử dụng bản đồ, tổng hợp, phân tích, nhận định những vấn đề lịch sử.

II. Đồ dùng dạy học

 Bản đồ thế giới

III. Hoạt động dạy & học

1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số HS

2. Kiểm tra bài cũ :

 - Hãy nêu những nét nổi bật từ 1945 đến nay ở các nước Tây Âu.

 - Tại sao các nước Tây Âu phải liên kết với nhau để phát triển ?

 

doc16 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1153 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Trường THCS Lê Đình Chinh, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
 trong cuộc sống con người.
GV nêu dẫn chứng những thành tựu về KHKT ( như phát minh ra lửa ( 50 vạn năm TCN), đòn bẩy – mặt phẳng nghiêng ( 5000năm TCN); máy hơi nước ( 1784); nhà máy điện đầu tiên ( 1884); Các chất đòng vị phóng xạ ( 1934); lò phản ứng nguyên tử ( 1942)..., thay đổi to lớn trong cuộc sống con người. 
Thảo luận Nhóm
Hỏi: Nêu và phân Tác động ( tích cực, tiêu cực ) của cuộc cách mạng KH_KT lần II ?
TL: + Sản xuất nhảy vọt, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống
Có những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất & năng xuất lao động, mức sống & chất lượng cuộc sống nâng cao, lao động nông công nghiệp giảm, lao động dịch vụ tăng.
+ Chế tạo vũ khí & phương tiện quân sự có sức phá & huỷ diệt sự sự sống. Ô nhiễm môi trường. Nhiễm phóng xạ nguyên tử, tai nạn lao động giao thông, dịch bệnh
Gv thông tin thêm: về Hội nghị Bali ở In-đô-nê-xi-a`về bảo vệ môi trường trong tình trạng hiện nay trái đất đang nóng lên và con người phải gánh chịu những hậu quả khó lường.
Hỏi: Trước những ảnh hưởng tiêu cực do KH-KT để lại, em có suy nghĩ gì về tình trạng ô nhiễm môi trường hiện nay, nhất là nơi em đang sống và học tập? Bản thân em phải làm gì để góp phần làm cho môi trường chúng ta ngày càng trong sạch hơn. ?
HS thảo luận nhóm đôi ( 3’)
Sau đó GV kết luận toàn bài.
I. Những thành tựu chủ yếu của cách mạng khoa học- kĩ thuật.
- Từ sau chiến tranh thế giới thứ hai, một cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật đã diễn ra với những nội dung phong phú và toàn diện, tốc độ phát triển hết sức nhanh chóng và nhiều hậu quả khó lường 
- Những thành tựu chủ yếu:
+ Khoa học cơ bản : Có những phát minh lớn trong toán học, lí học, hoá học, sinh học. ( cừu Đô li ra đời bằng phương pháp sinh sản vô tính, bản đồ gien người)
+ Những công cụ sản xuất mới :máy tính điện tử, máy tự động & hệ thống máy tự động, Rô bốt.
+ Những nguồn năng lượng mới hết sức phong phú : Năng lượng nguyên tử, mặt trời, năng lượng gió, thủy triều
+ Sáng chế những vật liệu mới: pôlime., những vật liệu siêu bền, siêu nhẹ, siêu dãn, siêu cứng
+ Tiến hành Cuộc cách mạng xanh trong nông nghiệp 
+ Những tiến bộ thần kì trong giao thông vận tải & thông tin liên lạc 
+ Những thành tựu kì diệu trong lĩnh vực du hành vũ trụ.
II. Ý nghĩa và tác động của cách mạng khoa học- kĩ thuật.
 Ý nghĩa:
- Cho phép thực hiện những bước nhảy vọt về sản xuất lao động, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống của con người 
 - Đưa đến những thay đổi lớn về cơ cấu dân cư lao động trong nông nghiệp, công nghiệp và dịch vụ 
- Mang lại những hậu quả tiêu cực : Chế tạo các loại vũ khí huỷ diệt sự sống. Ô nhiễm môi trường. Những tai nạn lao động, tai nạn giao thông, dịch bệnh mới
 4. Củng cố:
 Chọn ý đúng trong các câu sau:
 + Thành tựu của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật:
A. Tìm ra năng lượng nguyên tử, năng lượng mặt trời, năng lượng thuỷ triều, năng lượng gió
B. Phát minh ra những công cụ sản xuất mới: máy tính điện tử, máy tự động
C. Sáng chế vật liệu mới, đặc biệt là pôlime.
D. Tất cả các ý trên.
 + Tác động của cuộc cách mạng khoa học- kĩ thuật đối với đời sống xã hội loài người là:
A. Làm thay đổi căn bản các yếu tố sản xuất, tạo bước nhảy vọt về SX & năng xuất lao động
B. Nâng mức sống & chất lượng cuộc sống của con người
C. Thay đổi lớn về cơ cấu dân cư, lao động
D Làm cho sự giao lưu kinh tế, văn hoá, khoa học- kĩ thuậtngày càng quốc tế hoá cao.
E. cả a, b, c & đều đúng.
 + Vì sao thành tựu chinh phục vũ trụ lại là thành tựu quan trọng đáng chú ý? ( Vì nhờ có thành tựu này mà con người đã khám phá ra những bí mật của vũ trụ để phục vụ đắc lực về nhiều mặt cho cuộc sống của con người trên Trái đất).
5. Dặn dò: Về nhà sưu tầm tranh ảnh về những thành tựu tiến bộ của cách mạng khoa học kĩ thuật 
 Học bài & soạn trước bài Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay.
* Rút kinh nghiệm:
Tuần:15
Tiết: 15
NS : 20/ 11/2011
NG:22/ 11/2011
 Bài 13 : 
 TỔNG KẾT LỊCH SỬ THẾ GIỚI TỪ SAU NĂM 1945 ĐẾN NAY
I.Mục tiêu bài học:
1. Kiến thức: HS nắm được nội dung chính của lịch sử thế giới hiện đại từ 1945 đến nay và các xu thế phát triển của thế giới ngày nay
2. Tư tưởng: Nhận thức được cuộc đấu tranh quyết liệt giữa CNXH & CNĐQ.
 Việt Nam ngày nay có quan hệ mật thiết với khu vực & thế giới.
3. Kĩ năng: Rèn luyện kĩ năng phân tích, tổng hợp, đánh giá, so sánh.
II. Đồ dùng dạy học :
 Bản đồ thế giới, tranh ảnh
III. Hoạt động dạy & học:
1. Ổn định tổ chức: Kiểm tra sĩ số HS
2. Kiểm tra bài cũ :
 - Em hãy nêu những thành tựu to lớn của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật?
 - Cuộc cách mạng KHKT có ý nghĩa & tác dụng ra sao?
3. Bài mới:
a. Giới thiệu bài: Chúng ta đã học giai đoạn thứ hai của lịch sử thế giới hiện đại ( 1945 đến nay) trong vòng nửa thế kỉ, thế giới đã diễn ra rất nhiều các sự kiện lịch sử phức tạp. Nhưng chủ yếu nhất là thế giới đã chia thành 2 phe: XHCN & TBCN “đối đầu” nhau, nhất là thời kì “ chiến tranh lạnh”, tình hình thế giới rất căng thẳng. Từ đầu thập kỉ 90 đến nay xu thế chung của thế giới là chuyển từ “đối đầu” sang “đối thoại” để thực hiện mục tiêu: Hoà bình, độc lập dân tộc, dân chủ & tiến bộ xã hội. Tuy vậy, tình hình thế giới còn nhiều diễn biến phức tạp. Hôm nay chúng ta học bài Tổng kết lịch sử thế giới từ sau năm 1945 đến nay.( năm 2000)
b. Dạy bài mới:
 Hoạt động của thầy & trò
 Nội dung ghi bảng
* HĐ: cá nhân HS trình bày được những nội dung chính của lịch sử thế giới từ sau chiến tranh thế giới hai đến nay
GV nêu câu hỏi :
Hỏi: Với những thắng lợi của Liên Xô – CNXH đã phát triển như thế nào ? 
TL: Sau năm 1945 Chủ nghĩa xã hội từ phạm vi 1 nước trở thành 1 hệ thống trên thế giới trải dài qua nhiều nước từ Châu Âu sang Chấu Á tới khu vực Mĩ la tinh.
Hỏi: Từ sau nửa TK XX các nước XHCN đã có những thành tựu gì?
TL: Từ nửa sau của thế kỉ XX, các nước XHCN trở thành 1 lực lượng hùng mạnh về chính trị, quân sự, kinh tế, có ảnh hưởng quan trong đến tiến trình phát triển của thế giới.
Hỏi: Nguyên nhân nào dẫn đến sự sụp đổ của LXô & các nước XHCN Đông Âu?
TL: Do sai lầm trong đường lối chính sách của các thế lực đế quốc.
GV nói thêm: chế độ XHCN đã sụp đổ ở Liên Xô & các nước Đông Âu là một tổn thất lớn chưa từng thấy trong lịch sử phong trào công nhân và cộng sản quốc tế.
Hỏi: Phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ở châu Á, Phi, Mĩ la tinh từ 1945 đến nay có gì đáng chú ý? 
TL: Giành thắng lợi to lớn, hệ thống thuộc địa A pacthai sụp đổ, 100 quốc gia độc lập, Ngày nay các nước Á, Phi, Mĩ la tinh ngày càng tích cực tham gia và có vai trò quan trọng trong đời sống chính trị thế giới. sau khi giành được độc lập mặc dù còn nhiều khó khăn nhưng nhiều nước Á, Phi , Mĩ la tinh đạt được những thành tựu to lớn trong cong cuộc xây dựng và phát triển kinh tế - xã hội: Trung Quốc, Ấn Độ, các nước ASEAN...
Hỏi: Sau chiến tranh thế giới thứ hai các nước TBCN đã có sự phát triển như thế nào? Vì sao có sự phát triển đó?
TL: Các nước TBCN đã có sự phát triển nhanh chóng về kinh tế, Vì nhờ áp dụng những tiến bộ của cách mạng khoa học – kĩ thuật.
Tbiểu : Nhật Bản & Cộng hoà liên bang Đức.
GV: nét nổi bật của hệ thống tư bản CN sau năm 1945 là Mỹ đã vươn lên trở thành nước TB giàu mạnh nhất.
Hỏi: Mỹ có âm mưu gì?
TL: Theo đuổi mưu đồ làm bá chủ thế giới
GV: Nhưng Mỹ vấp cũng chịu những thất bại nặng nề nhất trong cuộc chiến tranh xâm lược Việt Nam ( 1954-1975).
Hỏi: Sau năm 1945 các nước tư bản đã có xu hướng phát triển bàng cách nào? Dẫn chứng?
TL: Sau 1945 Các nước tư bản ngày càng có xu hướng liên kết kinh tế như khối Cộng đồng kinh tế châu Âu ( EEC), ngày nay là Liên minh châu Âu ( EU)..
GV: Mỹ , EU và Nhật Bản đã trở thành trung tâm kinh tế lớn của thế giới.
Hỏi: Sau năm 1945 tình hình thế giới diễn ra theo trật tự nào ? 
TL: Về quan hệ quốc tế sau 1945 là sự xác lập trật tự hai cực do hai siêu cường LXô & Mĩ đứng đầu
GV: Thế giới chia làm hai phe và trong tình trạng đối đầu căng thẳng với đỉnh cao là “ chiến tranh lạnh”. Cuối cùng do nhiều nguyên nhân, hai siêu cường LXô và Mỹ tuyên bố chấm dứt “chiến tranh lanh” ( 1989)
Đến nay về cơ bản nguy cơ chiến tranh được đẩy lùi, thế giới chuyển dần sang xu thế hoà hoãn & đối thoại.
Hỏi: Cách mạng KH-KT lần thứ hai phát triển có tác dụng gì?
TL: + Sản xuất nhảy vọt, nâng cao mức sống và chất lượng cuộc sống
Có những bước nhảy vọt chưa từng thấy về sản xuất & năng xuất lao động, mức sống & chất lượng cuộc sống nâng cao, lao động nông công nghiệp giảm, lao động dịch vụ tăng.
GV: Việc thế giới chia thành hai phe là đặc trưng bao trùm giai đoạn lịch sử thế giới kéo dài từ 1945-1991 chi phối mạnh mẽ, tác động sâu sắc đến đời sống, chính trị thế giới và quan hệ quốc tế.
* HĐ: Cá nhân, nhóm
GV: dựa theo những sự kiện quan trọng đã diễn ra trong giai đoạn lịch sử thế giới từ sau 1945, có thể thấy sự tan rã của trật tự hai cực ( 1991) như một mốc đánh dấu cho sự phân kì của giai đoạn lịch sử này.
Giai đoạn: 1945 đến 1991 thế giới chịu sự chi phối của trật tự 2 cực I an ta. 
Giai đoạn : 1991 đến nay ( 2000), trật tự thế giới mới đang hình thành thế giới đa cực.
Hỏi: Giai đoạn lịch sử từ sau 1991 đến nay ( 2000) khi Liên Xô tan rã trật tự hai cực Ian ta sụp đổ, trật tự thế giới mới diễn ra theo các xu thế nào?
Hỏi : Xu thế mới của thế giới hiện nay là gì?
TL: Hoà bình, ổn định, hợp tác & phát triển.
Cho HS thảo luận nhóm câu hỏi sau:
Nhóm 1,3:
Hỏi: Tại sao nói : “ Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ, vừa là thách thức đối với các dân tộc?
 Trả lời: - “ Hoà bình, ổn định và hợp tác phát triển” vừa là thời cơ đối với các dân tộc vì: từ sau chiến tranh lạnh, bối cảnh chung của thế giới là ổn định nên các nước có cơ hội thuận lợi trong việc xây dựng và phát triển đất nước, tăng cường hợp tác và tham gia các liên minh kinh tế khu vực. bên cạnh đó, các nước đang phát triển có thể tiếp thu những tiến bộ của khoa học – kĩ thuật thế giới và khai thác các nguồn vốn đầu tư của nước ngoài để rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển đất nước.
 - Đây cũng là thách thức vì phần lớn các nước đang phát triển đều có điểm xuất phát thấp v

File đính kèm:

  • docGiao an Su 9 tiet13chuan.doc