Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 19 - Bài 16: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925

A- MỤC TIÊU CẦN ĐẠT: HS cần:

- Nắm được những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc (1911- 1920). Sau gần 10 năm bôn ba hải ngoại, Người đã tìm thấy chân lý cứu nước và tích cực chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Hiểu được chủ trương và hoạt động của hội VN CMTN.

- Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh và trình bày một vấn đề lịch sử bằng bản đồ. Luyện cách phân tích, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.

- Giáo dục cho HS lòng khâm phục, kính yêu lãnh tụ Nguyễn Ái Quốc và các chiến sĩ cách mạng.

 

doc7 trang | Chia sẻ: giathuc10 | Lượt xem: 1285 | Lượt tải: 0download
Bạn đang xem nội dung tài liệu Giáo án môn Lịch sử lớp 9 - Tiết 19 - Bài 16: Những hoạt động của Nguyễn Ái Quốc ở nước ngoài trong những năm 1919 - 1925, để tải tài liệu về máy bạn click vào nút DOWNLOAD ở trên
Ngày soạn: 10/01/2010
Ngày giảng: ............................
Tiết 19
Bài 16: Những hoạt động của Nguyễn ái Quốc 
ở nước ngoài trong những năm 1919- 1925
A- Mục tiêu cần đạt: HS cần:
- Nắm được những hoạt động của Nguyễn ái Quốc sau chiến tranh thế giới thứ nhất ở Pháp, Liên Xô, Trung Quốc (1911- 1920). Sau gần 10 năm bôn ba hải ngoại, Người đã tìm thấy chân lý cứu nước và tích cực chuẩn bị về tư tưởng chính trị và tổ chức cho sự ra đời của Đảng cộng sản Việt Nam. Hiểu được chủ trương và hoạt động của hội VN CMTN.
- Rèn kỹ năng quan sát tranh ảnh và trình bày một vấn đề lịch sử bằng bản đồ. Luyện cách phân tích, đánh giá, so sánh các sự kiện lịch sử.
- Giáo dục cho HS lòng khâm phục, kính yêu lãnh tụ Nguyễn ái Quốc và các chiến sĩ cách mạng.
b- chuẩn bị:
- Lược đồ đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc.
- Tài liệu, tranh ảnh về Bác những năm 1911- 1925.
C- phương pháp:
- Phân tích, đánh giá, so sánh.
D- Tiến trình dạy- học:
1. ổn định tổ chức:
.........................................................................................................
2. Kiểm tra: 
? Tại sao nói sau CTTG I phong trào công nhân phát triển lên một bước cao hơn?
3. Bài mới:
GV giới thiệu bài.
? Nghiên cứu --> Tóm tắt hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở Pháp 1917- 1920.
1. Nguyễn ái Quốc ở Pháp:
- 1919 Nguyễn ái Quốc gửi bản yêu sách lên hội nghị Véc-xay đòi quyền tự do dân chủ và quyền tự quyết cho dân tộc Việt Nam.
- Bác gửi bản yêu sách trong hoàn cảnh nào?
- CTTG I kết thúc.
- Các nước thắng trận họp ở Véc-xai phân chia quyền lợi.
- 7/1920 đọc luận cương của Lênin về các vấn đề dân tộc và thuộc địa. Từ đó Người đi theo Lênin và quyết định đứng về phía Quốc tế 3.
? Tại sao Người bỏ phiếu cho Quốc tế 3.
- 12/1920 tham dự đại hội lần thứ 18 của Đảng XH Pháp ở Tua.
+ Bỏ phiếu cho Quốc tế 3.
+ Gia nhập Đảng cộng sản Pháp.
+ Từ CN yêu nước chân chính đến với CN Mác.
? Việc làm đó có ý nghĩa.
- Đánh dấu bước ngoặt quan trọng trong hoạt động CM của NGười --> đi theo con đường CM vô sản.
- Quan sát hình 28.
? Sau khi tìm thấy chân lý cứu nước, Nguyễn ái Quốc đã có những hoạt động gì ở Pháp?
- 1921 sáng lập Hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa ở Pari để đoàn kết các lực lượng và truyền bá CN Mác-Lênin.
GV: Được sự giúp đỡ của Đảng cộng sản Pháp, để đoàn kết các lực lượng CM chống CNTD và tuyên bố CN Mác-Lênin vào thuộc địa trong đó có Việt Nam.
- 1922 ra báo Người cùng khổ để truyền bá tư tưởng CM mới vào thuộc địa.
- Báo Người cùng khổ: Nguyễn ái Quốc làm chủ nhiệm kiêm chủ bút.
+ Vạch trần chính sách đàn áp bóc lột của CN ĐQ Pháp và và ĐQ nói chung, thức tỉnh các dân tộc bị áp bức đứng lên đấu tranh.
GV: Báo Người củng khổ- Le Paria là cơ quan ngôn luận của hội liên hiệp các dân tộc thuộc địa.
- Số báo đầu tiên phát hành ngày 1/4/1922 đến 1926 phát hành được 38 số, mỗi số in từ 1.000 đến 5.000 bản, trong đó 1/2 số báo được gửi đi thuộc địa Pháp ở Châu Phi và Đông Dương.
- Mặc dù bị ngăn cấm, sách báo tiến bộ vẫn được tuyên truyền về Việt Nam.
- Người viết bài cho báo: Nhân đạo, Đời sống công nhân và Bản án chế độ TD Pháp => Truyền về VN thức tỉnh quần chúng đứng lên đấu tranh.
? Trước Nguyễn ái Quốc chúng ta đã bắt gặp những tư tưởng tiến bộ và con đường cứu nước nào khác. 
- Phan Bội Châu- Đống Đa.
- Phan Châu Trinh.
? Theo em con đường cứu nước của Nguyễn ái Quốc có gì mới và khác với lớp người đi trước?
- Các chí sĩ yêu nước phần lớn tìm con đường sang Phương Đông (Nhật, TQ).
- Nguyễn ái Quốc tìm con đường sang Phương Tây (Pháp) rồi đi vòng quanh thế giới để tìm đường cứu nước.
- Cả 2 cụ Phan đều không thành công, không tìm ra con đường cứu nước chân chính cho dân tộc.
? Tại sao khi tìm đường cứu nước, đầu tiên Nguyễn ái Quốc sang Pháp?
- Người trân trọng và cảm phục các CS tiền bối nhưng không tán thành con đường của ai.
- Người hiểu rằng, con đường chân lý CM không phải ở phương Đông mà là ở phương Tây. Các nước phương Tây giàu mạnh lên nhờ con đường TB có nhiều triển vọng, có KHKT và văn minh phát triển.
- Người nhận thức rõ muốn đánh Pháp thì phải hiểu Pháp nên Người sang Pháp tìm hiểu nước Pháp có thực sự tự do bình đẳng, bác ái hay không; nhân dân Pháp sống ntn. Sau đó Người sang Anh, Mĩ vòng quanh thế giới tìm con đường CM chân chính cho dân tộc.
2. Nguyễn ái Quốc ở Liên Xô (1923- 1924)
? Đọc mục II.
? Trình bày những hoạt động của Nguyễn ái Quốc ở Liên Xô từ 1923- 1924.
- 6/1923 Nguyễn ái Quốc từ Pháp đi Liên Xô dự hội nghị quốc tế nông dân.
- Tại hội nghị QTND, Người được bầu vào BCH, ở lại Liên Xô một thời gian vừa làm việc vừa nghiên cứu học tập.
- 1924 dự đại hội V của QTCS, đọc bản tham luận về vị trí chiến lược CM thuộc địa.
? NAQ có những quan điểm CM gì mới?
+ Mối quan hệ giữa phong trào CN chính quốc và thuộc địa.
+ Vai trò to lớn của ND thuộc địa.
+ Chuẩn bị về tư tưởng chính trị cho sự ra đời của ĐCS Việt Nam.
? Những quan điểm đó có vai trò quan trọng ntn với CM Việt Nam.
- Chuẩn bị tư tưởng chính trị cho sự ra đời của ĐCS Việt Nam.
GV: Sau khi tìm ra con đường CM chân chính cho DT- CMVS, NAQ chuyên tâm hoạt động từ 1920- 1924 chuẩn bị tư tưởng cho sự ra đời của ĐCS VN, nhân đó quyết định mọi sự thắng lợi của CM Việt Nam.
? Đọc mục 3.
3. Nguyễn ái Quốc ở Trung Quốc (1924- 1925):
? Nêu những hoạt động chủ yếu của NAQ để thành lập hội CM VN TN.
a) Sự thành lập Hội VN CM thanh niên:
- Cuối 1924 NAQ từ Liên Xô về Trung Quốc thành lập hội VN CM TN 6/1925.
GV: 12/1924 NAQ về Quảng Châu- Trung Quốc cải tổ tổ chức Tân Tân xã thành VN CM TN có hạt nhân là CS Đoàn gồm 7 đ/c:
- Lê Hồng Phong
- Lê Hồng Sơn
- Hồ Tùng Mậu
- Lưu Quốc Long
- Trương Văn Lĩnh
- Lê Quang Đạt
- Lâm Đức Thụ
+ Thành phần ban đầu 90% là tiểu tư sản trí thức- 10% công nhân.
? Những hoạt động chủ yếu của VN CM TN?
b) Hoạt động:
- Huấn luyện cán bộ CM đưa về nước.
- Cử đi học đại học phương Đông (Liên Xô) và trường quân sự (TQ).
- 1926- 1927 bí mật chuyển: Đường kách mệnh và báo TN về nước.
- Thành lập các tổ chức công hội, nông hội, hội học sinh, hội phụ nữ.
- 1928 thực hiện chủ trương "Vô sản hoá" đưa hội viên vào hầm mỏ truyền bá CN Mác-Lênin.
CN- VC- HS.
Sợi Nam Định, cao su Tam Tiêm, Phú Riêng, cà phê Rayna (Thái Nguyên).
- 1926- 1927 nhiều cuộc đấu tranh nổ ra thuộc mọi tầng lớp, phạm vi rộng, có liên kết.
- 740 cuộc đấu tranh.
GV: Phong trào CN thời kỳ này mang tính cách chính trị, phạm vi rộng, liên kết nhiều ngành, nhiều địa phương --> Trình độ được nâng lên tuy chưa đều khắp.
- Các phong trào thuộc tầng lớp khác phát triển.
- Giai cấp CN đã trở thành một lực lượng chính trị độc lập.
4. Củng cố:
? Trong các sự kiện về hoạt động của NAQ, sự kiện nào có ý nghĩa to lớn nhất?
A- Gửi Yêu sách tới hội nghị Véc-xay.
B- Luận cương về các vấn đề dân tộc thuộc địa 7/1920.
C- Thành lập Hội liên hiệp thuộc địa.
D- Dự đại học Tua 12/1920.
5. Dặn dò về nhà:
- Học bài.
- Chuẩn bị bài 17.
E- Rút kinh nghiệm:
____________

File đính kèm:

  • doctiet 19.doc